31 August 2013

Ca sĩ 13 tuổi gốc Việt hát nhạc của nhạc sĩ Việt Khang, Anh Bình

Một cô bé 13 tuổi nổi tiếng trong cộng đồng người Việt hải ngoại vì trình bày rất thành công các ca khúc từng khiến cho hai nhạc sĩ tại Việt Nam bị bỏ tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Cô Vivian Huỳnh thời gian gần đây đã được mời đi nhiều nơi trên nước Mỹ để thể hiện các tác phẩm của nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình như Việt Nam tôi đâu, Anh là ai, Nỗi đau quê hương…. Vì sao một thiếu niên sinh trưởng tại Mỹ lại đam mê các ca khúc bị nhà nước Việt Nam xem là phản động, không quản ngại thời gian và công sức để phổ biến các tác phẩm đó? Trà Mi có cuộc trao đổi với ca sĩ trẻ này hồi đầu tháng 8 nhân chuyến lưu diễn của cô từ San Jose, bang California lên thủ đô Washington DC để góp mặt trong chương trình Dòng nhạc Tuổi trẻ Yêu nước.

MỘT CHUYẾN ĐI HAY VỀ?, tùy bút

Đây chỉ là những cảm nhận của riêng tôi về một chuyến…thôi.

Tôi vẫn cứ phân vân về tiêu đề bài viết. Một chuyến ĐI hay VỀ. Nếu gọi là ĐI thì không đúng. Vì Banmêthuột như một quê hương của tôi, vậy là phải VỀ chứ. Còn nếu gọi là về thì nơi chốn ấy có còn ngôi nhà nào, con người nào chờ đón tôi không mà bảo là về?

6:00 AM Lâm Dũng online:

- Đi Banmêthuột không?

- Chi vậy?

- Dự đám cưới.

- Con ai?

- Cháu Thầy Liễn.

- Chừng nào?

- Tối mai đi.

- Gồm những ai?

- Chỉ có hai anh em mình

Nghe như có một tiếng gọi xa xăm từ phố núi vọng về mời gọi. Nói một cách văn vẻ như tiếng gọi từ rừng thẳm vọng tới con sói lạc bầy. Đang phân vân vì khá bất ngờ, không kịp chuẩn bị tinh thần đành hẹn lại sáng mai sẽ phone xác nhận chuyện đi.

Mất một chút thời gian để sắp xếp công việc. Lòng thì muốn lắm bởi là một dịp hiếm có nhưng trước khi đi ngủ vẫn chưa dứt khoát.

Sáng sớm hôm sau vừa online đã gặp ngay Lâm Dũng.

- Thế nào anh? Đã quyết định chưa?
- Rồi. Anh sẽ ra mua vé xe ngay.
- Bây giờ thêm chồng Chị Hồng B thay mặt Chị ấy nữa.

9:00 tối. Ba anh em gặp nhau tại Bến xe Miền Đông. Hỏi chuyện làm quen thì đã hơn 35 năm rồi Đệ mới có dịp trở lại Banmêthuột. Một sự ngạc nhiên quá lớn!

Tâm trạng tôi trong chuyến đi nầy khá phức tạp: Lâm Dũng là một người biết mặt qua các cuộc họp lần trước chứ chưa nói chuyện với nhau nhiều, là một người rất quen thuộc với BMT, lần nầy đi là vì công việc. Đệ chỉ lên Banmêthuột một lần hồi năm 1973 rồi thôi, coi như một người xa lạ hoàn toàn, lần đầu tiên đặt chân lên Banmêthuột. Tôi như một người đứng lưng chừng giữa hai trạng thái đó: Quen mà lạ, lạ mà quen.

Nhắc đến chuyện nầy, tôi lại nghĩ đến trường hợp của tôi. Sau khi bị “sụp hầm” về buộc phải đi làm ruộng. Tôi gặp một cô gái tuổi ngoài ba mươi, trong lúc ngồi nghỉ trưa chuyện vãn tôi có hỏi thăm về tình cảnh gia đình của cô ấy, cô mới thở dài trả lời:

- Ba em đã bỏ nhà đi 32 năm rồi chưa thấy quay trở lại anh ơi!
- Sao kỳ vậy?
- Em có nghe tin chỗ ở của Ba em nhưng đến tìm không gặp. Có nhắn lại nhưng không thấy Ông về.

Sao nghe có một chút gì chua xót trong câu trả lời của cô gái. Tôi không tin một người có thể từ bỏ một chỗ thân quen của mình đằng đẵng suốt hơn 30 năm trời mà không một lần quay trở lại, ít gì thì cũng có một vài con người có liên hệ hay một vài kỷ niệm nhắc nhớ chứ?

Vậy mà trường hợp ấy lại rơi đúng vào tôi. Lúc ấy, mỗi lần muốn đi đâu ra khỏi địa phương mình đang cư trú phải xin phép đi đường với địa chỉ nơi đến rõ ràng và với mục đích gì? Trường hợp của tôi chắc chắn là không được cấp giấy phép rồi vì lúc ấy phong trào Fulro đang khuấy động Tây Nguyên, hơn nữa tôi đâu có một địa chỉ nào nơi đó để tìm về.

Thế là mỗi lần có dịp đi ngang qua bến xe Banmêthuột, tôi cứ hay quanh quẩn tới lui nhìn ngó những khuôn mặt hành khách coi có ai quen với mình không để bắt chuyện cho đỡ nhớ. Nhưng tới mấy chục lần không gặp được ai cả nên tôi cũng chán không còn ra đó nữa. Rồi thì cuộc mưu sinh vất vả của một đối tượng đặc biệt như tôi đã cuốn phăng mình theo cơm áo, không còn thì giờ mà nghĩ đến chuyện trở lại đất xưa. Bẵng đi hơn ba mươi năm, tình cờ anh bạn thân còn ở Banmêthuột biết được số điện thoại của nhà tôi gọi về rủ lên chơi, thậm chí gởi tiền xe theo đường bưu điện tới nhà như một điều kiện bắt buộc thì tôi lên đường liền.

Tôi cũng đã có một ngày về, nhưng bàng hoàng và tiếc nhớ quá! Cảnh cũ người xưa đâu sao không còn nữa? Không đến nổi biển hoá nương dâu nhưng sau hơn 30 năm thật quá đổi thay. Giữa con phố ngàn vạn lần qua mà như ở chốn người dưng giống Trần Huy Sao viết trong “Thơ Banmêthuột”. Đứng ở góc đường phóng tầm mắt qua mấy khối phố, tôi tự hỏi sao người ta làm cái phố núi nhỏ quá! Cũng có bao nhiêu đường đất ngắn ngủi đó mà ngày xưa mình đã phải trải mấy lòng.

Nhớ lại lần đầu tiên khi xe đò thả tôi xuống đường Y-Jut vào lúc 2:30 sáng, tôi đứng ngớ người không biết đây là đâu bởi khung cảnh đã hoàn toàn đổi khác không còn một chút gì của ngày xưa có thể khơi gợi ký ức quay về.

Chỉ qua lần đầu như vậy, rồi như câu ca dao:
“Chim quyên ăn trái nhãn lồng,
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.”
Quen hơi bén tiếng rồi thì mỗi lần có dịp là tôi thót lên xe đò ngay để trở về chốn cũ, lúc thì đi ban ngày, lúc ban đêm miễn là thuận tiện giờ giấc rảnh rang vốn hiếm hoi của mình. Chỉ là đi chơi cho vui, cho đỡ nhớ thôi chớ chẳng có một mục đích cụ thể nào khác. Lúc thì ở nhà bạn, lúc ở khách sạn…bất chừng.

Quốc lộ 14 bây giờ ngày càng tồi tệ so với chuyến đi mới nhất của tôi cách đây 4 tháng. Thời gian đi phải mất thêm hơn 1 tiếng đồng hồ nữa nhưng sự dằn xóc trên con đường thì tăng gấp đôi. Qua khỏi Gia Nghĩa chút nữa thì bị tai nạn giao thông. Trong đêm tối mịt mùng, phía trước là ánh đèn pha đi ngược chiều, tài xế xe đò đang chạy với tốc độ cao canh đường để tránh vừa lọt ánh đèn pha. Khi đến sát thì chiếc xe tải đang vượt qua một chiếc xe khác đang đậu nên họ phải lấn sang trái. Vừa kịp nhìn thấy đuôi xe tải trước mặt tài xế vội ngoặc tay lái sang phải xém chút nữa bị lọt xuống lề đường vì đoạn đường đó đang sửa chữa lớn, người ta đang đổ đất thêm mở rộng mặt đường nhưng chưa đạt được độ cao so với mặt đường. Hú hồn!

Xe bỏ chúng tôi xuống Banmêthuột lúc hơn 6:00 sáng gần cây xăng Ngã Sáu trong hơi gió sớm còn vương chút sương mai chưa tan hẳn lành lạnh. Vươn vai hít đầy lồng ngực cái không khí Tây Nguyên cho đầy buồng phổi một cách sảng khoái. Những mệt mỏi sau một đêm không ngủ như bay mất theo cơn gió. Lâm Dũng hỏi bây giờ đi bộ hay đi taxi về khách sạn Damsan. Tôi đâu biết nó nằm ở đâu, nhưng đang thích thú nên đề nghị đi bộ cho vui. Thế là 3 người dắt díu nhau đi bộ về khách sạn. Đệ có lẽ không quen đi bộ nên có vẻ mệt, và đi đã khá lâu sao chưa thấy tới? Ai có dè khách sạn nằm sau lưng trường Trung Học nên đoạn đường cũng khá xa. Có một quán cà phê ven đường nhìn xuống thung lũng có con suối chảy ngang dẫn xuống piscine, tôi đề nghị ghé vào uống ly cà phê sáng. Cô bé chủ quán khá dễ thương. Quán có cả Wifi nên bọn tôi lôi laptop ra check mail luôn.

Một điều rất thú vị là lần nầy trở lên Banmêthuột, tôi thấy cái địa danh xưa thời tôi ở đó đã xuất hiện trở lại trên các bảng hiệu khá nhiều. Rất hài lòng! Một cái ĐƯỢC của riêng tôi. Vừa leo lên phòng thì Thầy Liễn điện thoại tới hỏi thăm và gọi Lâm Dũng tới chụp hình đám rước dâu vì đã tới giờ.

Vội vàng rửa mặt cho tươi tỉnh rồi thay đồ lên taxi phóng đi ngay. Ông “phó nhòm” Lâm Dũng quả là rất bận rộn trong chuyến đi nầy. Xong lễ tại nhà lại xuống Chùa Khải Đoan làm lễ tiếp. Đây quả là một nét mới cho đám cưới của những gia đình theo đạo Phật vì tôi mới thấy lần đầu. Họ cũng muốn dần dần theo những lễ nghi như đạo Công Giáo đám cưới phải đi đến nhà thờ để Cha xứ làm lễ hôn phối trước bàn thờ Chúa. Cũng là một sắc thái đặc biệt mà ở đồng bằng không thấy.

Thầy Liễn dặn sau khi làm lễ xong sẽ trở lại nhà đàng gái để ăn trưa, nhưng tôi thấy quan viên hai họ đông đúc quá nên khều chàng Đệ nói với Lâm Dũng chúng tôi đánh bài chuồn. Tôi lại dẫn chàng Đệ tản bộ theo những con phố Banmêthuột trở về quán cà phê ven đường Hai Bà Trưng uống cà phê để có dịp nhìn lại khung cảnh cũ và thả trí tưởng tượng thưởng thức cái thú vị của việc tản bộ đêm trên đường phố Banmêthuột ra sao mà nhiều người đi qua vẫn còn nhắc nhớ mãi về chúng? Thực tình tôi cũng không ngờ đoạn đường lại xa đến thế! Chúng tôi ở Sài Gòn đã có thói quen cứ hễ ra khỏi cửa là thót lên xe gắn máy nên chẳng bao giờ phải đi bộ cả. Anh chàng mỏi chân rồi buột miệng: Bộ anh tính đi bộ về tới khách sạn luôn sao? Làm tôi cứ phải “động viên”: Sắp tới rồi! Nhưng tự tôi cũng chả biết chừng nào mới tới.

Bước vào quán cà phê thì người ngồi đông kín hết bàn. Đã quá 9:00 sáng rồi mà sao người ta ở đây còn "hưỡn" dữ! Cái khung cảnh đẹp của dãy bàn sát vỉa hè đã hư hao nhiều làm tan vỡ một phần những kỷ niệm đẹp của riêng tôi. Một đám đàn bà con gái người Bắc di dân tự do ngồi kế bên cứ nghĩ quán cà phê là nhà họ hay đang ngồi ngoài chợ nên cứ chuyện trò oang oang làm chúng tôi mất hứng phải dọt gấp.

Ngủ trưa một giấc ngắn đã nghe tiếng Thầy Liễn lên tận phòng coi tình hình mấy thằng học trò già cất công từ Sài Gòn lên đây như thế nào? Quả thật cảm động với sự chăm sóc của Thầy. Mới trao đổi vài câu thì có điện thoại giục Thầy về để chuẩn bị cho buổi tiệc chiều.

Ba người lại phải lôi nhau qua quán cà phê trước khách sạn nói dóc để giết thì giờ. Gần 5:00 chiều về để lo chuẩn bị bộ vía cho buổi tiệc. Cứ ngỡ như người Sài Gòn, thiệp mới đám cưới ghi 5:00 nhưng thường thì đến gần 7:30 mới nhập tiệc nên chúng tôi khá đủng đỉnh cho việc chuẩn bị. Nếu không có sự hối thúc của Lâm Dũng chắc là chúng tôi đã đến trễ giờ. Vừa lên taxi đi được một đoạn đã có điện thoại của Thầy hỏi đã đi chưa? Quan khách tới đầy đủ cả rồi!

Ui trời! Tới nhà hàng Thanh Lịch thì đã chật kín khách. Đến mấy trăm người đa số cũng từng ngồi chung dưới một mái trường, nhưng chẳng ai quen biết tôi mà tôi cũng chẳng quen biết ai, giống như mình đi tới một xứ lạ!

Buổi tiệc chắc chỉ còn chờ “ba chàng ngự lâm pháo thủ” nầy tới là khai mạc thôi. “Nổ” một chút vậy mà, nhưng tôi nghĩ chắc Thầy đợi chàng phó nhòm thì đúng hơn, vì Thầy phải đem những tấm hình đám cưới nầy về Mỹ để…trình lên “thẩm quyền”.

Thầy ra đón chúng tôi vui mừng ra mặt và đưa vào bàn VIP dành sẵn. Vừa an vị thì buổi lễ bắt đầu. Cũng có những bài diễn văn ngắn, những thủ tục thường lệ của một đám cưới. Và cuối cùng là câu cám ơn của Thầy về sự hiện diện của Quý quan khách rồi chúc quý vị một buổi tối ngon miệng. Thế là tiếng bát đũa, tiếng khui bia, tiếng mời mọc bắt đầu.

Bàn VIP gồm có Thầy Nguyễn Đình Liễn, Cô Phạm Thị Mười, Thầy Trần Thế Vũ, hai vợ chồng chủ Khách sạn Damsan Sinh và Đào, Linh, “chủ chợ” Trần Văn Tam và ba người chúng tôi. Vừa tới bàn tôi sà vào kế Thầy Vũ và bắt tay:

- Chào Trần Thế Vũ! Kiều Văn Hùng nè! Nhớ tui hôn?

- Không nhớ. Hồi xưa không có râu, bây giờ có râu thì làm sao mà nhớ?

Một câu trả lời hết sức…hồn nhiên.
Cùng học với nhau suốt mấy năm trung học, xa cách nhau hơn 40 năm, gặp nhau trao đổi chỉ vài câu chiếu lệ thế thôi. Tôi tưởng như tuổi mới lớn của mình đã đánh mất đi một mảng rồi.

Đệ ngồi kế bên hỏi nhỏ:

- Thầy anh hả? Hồi xưa ổng dạy anh môn gì? (Vì thấy "Thầy" đầu tóc bạc phơ mà khuôn mặt tôi chắc còn…son trẻ!)

- Ừm! Thầy dạy tui môn…bắn bi.

Một dấu hỏi tổ chảng hiện lên gương mặt Đệ.

- Hì…Hì…Ổng học cùng lớp với tui đó, còn nhỏ thua tui một tuổi lận.

Một sự ngạc nhiên tột cùng. Vũ có may mắn là ông Trời ban cho phước lớn, râu tóc bạc phơ và cũng là thầy dạy toán cho những thế hệ sau, đức cao vọng trọng nên được nhiều người ở Banmêthuột rất kính trọng. Hầu như buổi họp mặt Thầy trò nào cũng đều có mặt của ông. Còn tôi tuy cùng một thời, nhưng do bản tính vẫn còn yêu người, yêu đời, mộng sông hồ vẫn còn chảy trong huyết quản, vẫn thích ngắm nhìn gió thổi mây bay, thích thưởng thức những bông hoa đẹp, thích nhìn con chim đang dẫu mỏ hót trên cành nên Ông Trời nhấn tôi xuống khoảng 10 tuổi để “cho mầy chết luôn với những cái thích dớ dẫn!”

Ăn uống, nâng ly trong những câu chuyện đầy vẻ ngoại giao trong tiếng hát hò trên sân khấu. Tức cười nhất là có một chàng ca sĩ trung niên, khoác một cái áo pa-đờ-xuy đen như mấy chàng ca sĩ nước ngoài trông thật lố bịch! Nhưng được cái giọng ca khoẻ khoắn và trầm ấm hát những bản nhạc xưa rất hay nên đánh tan sự mất thiện cảm ban đầu của tôi với chàng: Bây giờ tháng mấy, Nỗi lòng người đi và một bài nữa tôi không nhớ tựa đề.

Tan tiệc đến chào Thầy ra về, chắc nhìn thấy mấy thằng học trò ở Sè-Goòng tội nghiệp lặn lội đường xa lên đây để chung vui với gia đình nên Thầy bảo là sẽ mua vé máy bay cho tụi tôi trở về.

- Thầy ơi! Cứ để tụi em tự lo. Lớp học trò không lo cho Thầy thì thôi, có đâu để Thầy lo ngược trở lại?

- Không được! Mới lên mà về liền bằng xe đò mệt lắm!

- Dạ không sao đâu Thầy, tụi em quen rồi.

Tôi không cho đó là những lời khách sáo lấy lòng mà nó xuất phát tự tấm chân tình của Thầy. Chỉ là vài câu nói thôi nhưng thực sự làm chúng tôi cảm động.

Về khách sạn chẳng biết làm gì, ba chúng tôi lại kéo nhau lang thang tìm một quán cóc ngay góc trường xưa của mình nhậu tiếp.

Ngước nhìn lên nơi chốn mình đã trải qua hết một thời mới lớn mà giờ đây không thể nào đặt chân vào nữa. Men rượu bừng lên mặt trong cơn gió lạnh se sắt của Banmêthuột sao dưng không tôi nghe lòng mình buồn quá đỗi. Thời gian đã trôi qua không thể nào quay trở lại, tuổi trẻ đã mất đi thì những xúc động tươi nguyên của tuổi mới lớn cũng khốn cùng.

Trở về phòng gần 12:00 khuya, đứng nhìn qua ô cửa kính, bên kia đồi đã từng là một chốn thiên đường tuổi nhỏ của tôi cũng đã vuột trôi, lòng nghe như chùng hẳn xuống và lạnh lẽo theo cơn gió đêm đã dậy ngoài kia.

Những tưởng có thể sống lại chút kỷ niệm ngọt ngào với người bạn cùng lớp, nhưng đã KHÔNG CÒN.

Tình cảm của người Thầy cũ với một đứa học trò tưởng đã hư hao theo năm tháng nhưng không ngờ nhận ĐƯỢC một mối tình thâm! Có những điều trong cuộc sống, dù đã qua tuổi 60 lâu rồi với những sự từng trải, nhưng tôi vẫn không ngờ bây giờ mình hiểu được thêm vài điều mới lạ.

Tây Nguyên đang ở mùa khô và thiếu nước trầm trọng. Trên đường về lại Sài Gòn, nhìn những đám cà phê ven đường đứng im phăng phắc chịu đựng cái khô hạn không còn chút mơn mởn ngày nào cũng hơi buồn cho người trồng.

Tuy nhiên, đến đoạn đường giữa DakMil và Daksong tôi lại ĐƯỢC thấy vài đoá hoa Dã Quỳ quá lứa còn sót lại lẻ loi trong đám cây ven đường vàng rực dưới ánh mặt trời như những nụ cười tiễn biệt một đứa con xa. Tôi lại thấy mình như hoà lẫn vào cái không gian gió núi mây ngàn đã ăn sâu và nằm kín tận đáy hồn tôi.

HÙNG BI


NGHE NHỮNG TÀN PHAI
Anh ngồi “nghe những tàn phai”
Bồi hồi xao xuyến lắt lay trong hồn
Thời gian vó ngựa tẩu bôn
Bốn mươi năm cũ dập dồn lướt nhanh
Thuở nào mái tóc còn xanh
Bây giờ đã thấy điểm quanh mây trời
Vàng son ngày cũ rụng rơi
Hồn anh bỗng thấy chơi vơi ngậm ngùi
Qua rồi những tháng ngày vui
Sân trường bạn cũ lấp vùi thời gian
Đời anh đã lắm gian nan
Bàn tay chai sạn thi gan với đời
Nheo hai con mắt mù khơi
Trán nhăn má hóp ngó thời gian bay
Hững hờ cầm chút vàng phai
Ngỡ như vọng lại chân ai dấu hài
Em xưa buông xõa tóc dài
Mắt xanh môi thắm như bài tình ca
Gởi hồn theo đám mây xa
Bao nhiêu ước vọng trổ hoa ngập lòng
Áo bay thấp thoáng nhớ mong
Gót son bụi đỏ môi cong điệu đàng
Vậy thôi lòng đã vương mang
Xây bao mộng đẹp anh chàng theo đuôi
Mộng mơ giờ đã trôi xuôi
Tay bồng tay bế bùi ngùi tuổi xuân
Chân chim in vết phân vân
Đầu mày cuối mắt bao lần bủa vây
Tình cờ ta gặp nhau đây
Thời gian xa quá tình gầy hư hao
Nụ hoa tươi thắm năm nào
Một đàn con cháu làm sao bây giờ?
Thôi đành giả tảng ngó lơ
Đêm về anh viết bài thơ nhớ tình.
s@...

29 August 2013

Biển Vắng (The Sea of My Own)

(Click on image to enlarge)


BIỂN VẮNG
(The Sea of My Own)
Oil on canvas
24x36 inch (61x91.5 cm)
by A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh
**
Tôn Thất Tuệ:
"Tôi hay ngắm những bức tranh của anh và tôi thấy có một nét chung: luôn có một yếu tố riêng rẽ giữa một bối cảnh rất nhiều yếu tố chằng chịt với nhau như một lữ hành có cá tính riêng giữa một đám đông; cô đơn mà không cô quạnh."
Mà:
"Sự cô đơn chính là yếu tố quan trọng trong cuộc sống và nghệ thuật"
 **
Biển Vắng
Nắng hồng một sáng biển khơi
Mặt em rạng rỡ ánh đời thơ ngây
Bao năm qua, biển vẫn đầy
Hồn em hóa kiếp chim bay cuối trời
Lang thang biển vắng bên đời
Nắng hồng vẫn sáng mà người nay đâu?!
VLH

28 August 2013

Lá Thư Miệt Dưới

NỖI BUỒN MẤT MÁT
* Nguyễn Triệu Việt


Cuộc đời tác giả bản nhạc Ai Về Sông Tương

Về Tháng 5 vừa qua, Nhạc sĩ Văn Giảng (VG) tức Thông Đạt đã từ trần tại Melbourne - Úc, hưởng thọ 89 tuổi. Theo Nhạc sĩ Lê Dinh thì NS Văn Giảng sinh năm 1924 tại Huế trong một gia đình trung lưu. Ông thừa hưởng thiên phú gia tộc về âm nhạc vì ông nội của VG cũng là một nhạc sĩ cổ nhạc rất giỏi nên ông cũng có khiếu về âm nhạc từ thuở nhỏ, nghe người ta chơi nhạc khí nào là ông về mò mẫm tự học lấy và thành công trong việc xử dụng loại nhạc khí đó. Loại đàn dễ học nhất là đàn mandoline, khi bắt đầu ông học đàn măng cầm và sau đó lần đến tây ban cầm.

Có giai thoại, một người bạn lớn tuổi hơn ông biết đàn tây ban cầm, VG muốn tầm sư học đạo, đến nhà ông này để nhờ chỉ dạy nhưng người này bắt ông phải trả công bằng một cây đàn guitar. VG làm gì có tiền nên về nhà tự học lấy và chỉ một thời gian sau, ông vượt qua mặt ông "thầy hụt" kia và ông này phải nhờ VG chỉ lại. Nhờ có biệt tài như vậy mà nhạc sĩ VG có thể xử dụng rành rẽ nhiều nhạc khí cổ kim, trở thành một nhạc sĩ tài giỏi và đào tạo rất nhiều môn sinh có trình độ sau này.

Nhạc sĩ Văn Giảng còn nổi bật trong lãnh vực văn hóa. Mọi thứ, mọi việc ông đều tự học như vừa làm giáo sư âm nhạc ở Huế, ông vừa tự học để rồi sau đó lặn lội vào Saigon thi lấy bằng tú tài và cử nhân. Ông tốt nghiệp Anh văn ở Hội Việt-Mỹ và trúng tuyển cuộc thi tuyển sinh viên nghiên cứu về âm nhạc ở ngoại quốc, được xuất dương du học tại trường Âm nhạc lớn của Hoa Kỳ ở Hawaii và Bloomington. Ở Hoa Kỳ, VG đã tốt nghiệp với lời khen của Ban Giám khảo và được cấp thêm học bổng để nghiên cứu bậc cao học âm nhạc. Sau đó ông trở về nước và được đề cử làm Giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế.

Nhạc sĩ VG nổi tiếng với bài hành khúc "Lục Quân Việt Nam" ra đời vào năm 1950 mà mọi người Việt Nam, từ cậu học sinh đến anh tân binh ở quân trường cũng như tất cả quân nhân QL/VNCH đều biết. Bài hát khi được đồng ca luôn đem lại cho người nghe một cảm giác hăng say cương quyết, nung chí anh hùng.

Cũng theo NS Lê Dinh, một giai thoại khác khá lý thú như sau: Trong thập niên 1940, 1950, ở Huế ai cũng biết ông Tăng Duyệt (TD), giám đốc nhà Xuất bản Tinh Hoa Huế chuyên in ấn và phát hành một số nhạc phẩm ít oi của thời đó. Là nhạc sĩ, VG chơi thân với ông TD vì một số hành khúc của ông đều do nhà xuất bản của ông TD ấn hành. Một hôm trong lúc vui miệng, ông TD có ngụ ý bảo rằng nhạc sĩ VG chỉ viết được những bài hùng ca thôi còn về tình ca không phải sở trường của VG. Không cần trả lời, nhạc sĩ VG về nhà, âm thầm lấy giấy bút viết bài "Ai Về Sông Tương", đề tên Thông Đạt, một bút hiệu mới toanh trong làng tân nhạc VN thời đó. Bản "Ai Về Sông Tương" được tác giả Thông Đạt gửi đến các đài phát thanh ở Hà Nội, Huế và Saigon và cả nước đều nghe "Ai Về Sông Tương" của Thông Đạt.

Sau nhiều lần được nghe bài "Ai Về Sông Tương" quá hay trên làn sóng điện, qua các đài phát thanh, ông Tăng Duyệt gặp VG và hỏi ở trong giới nhạc, VG có biết Thông Đạt, tác giả bài "Ai Về Sông Tương" là ai không để ông thương lượng mua bản quyền xuất bản nhạc phẩm này nhưng VG tảng lờ như không biết Thông Đạt là ai! Rồi một hôm có hai người bạn trẻ của VG là NS Đỗ Kim Bảng, tác giả bài "Mùa Thi" và nhà văn Lữ Hồ tình cờ đến nhà VG chơi và thấy bản thảo bài "Ai Về Sông Tương" với tuồng chữ và lối chép nhạc của nhạc sĩ VG trong xấp nhạc trên bàn viết nên nói cho ông TD biết. Ông này mới lái xe ngay tới nhà VG và vài ngày sau đó, giới ngưỡng mộ tân nhạc mới có một ca khúc với thể điệu "Blues" tha thướt trong tay để mà ngân nga những khi trái tim rung động vì một bóng hình nào đó. Nhạc phẩm "Ai Về Sông Tương" đã chiếm kỷ lục tái bản thời đó với 6 lần in thêm trong tháng đầu tiên và được thính giả Đài Phát thanh Pháp Á chọn là bài nhạc hay nhất trong năm 1949.

Sau Tết Mậu Thân 1968, cảm thấy sinh sống ở Huế bất an - ông Tăng Duyệt, bạn thân của ông đã chết trong biến cố này - nhạc sĩ VG vào Saigon lập nghiệp từ năm 1969 và ông nhanh chóng hòa hợp với nhịp sống âm nhạc của thủ đô, soạn hòa âm cho hãng đĩa Asia - Sóng Nhạc, dạy nhạc tại trường Quốc gia Âm nhạc Saigon, tham gia sinh hoạt ca nhạc ở đài phát thanh, đài truyền hình. Năm 1970, ông được huy chương vàng giải Văn học Nghệ thuật của Tổng thống VNCH với sáng tác phẩm "Ngũ Tấu Khúc" (Quintet for Flute and Strings). Cùng năm này, ông được chỉ định làm Giám đốc Nghệ thuật điều hành Đoàn Văn nghệ VN gồm 100 nghệ sĩ tân cổ nhạc và vũ, ban vũ do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách, ban vũ cổ truyền đại nội Huế do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba điều khiển, để tham dự Hội chợ Quốc tế Expo 70 tại Osaka (Nhật Bản).

Sau 1975, nhạc sĩ Văn Giảng kẹt lại Việt Nam cho đến năm 1981 mới vượt biên đến đảo Natuna (Nam Dương) và sau đó được chuyển đến đảo Pulau Galang. Ở đây, trong 6 tháng, VG sáng tác được một số bài nói lên thân phận lạc loài của người dân mất nước mà bài đầu tiên là "Natuna người tình đầu" cùng một số 70 ca khúc khác.

Ngày 20/5/1982, VG định cư tại Úc. Nơi đây, ông tiếp tục con đường âm nhạc, soạn và xuất bản nhiều sách nhạc lý như cách dùng hợp âm, tự học tây ban cầm, hòa âm, sáng tác, học hát, học đàn v.v... kể cả sách dạy nhạc viết bằng Việt ngữ và Anh ngữ, chẳng những dành cho thế hệ trẻ Việt Nam ở hải ngoại mà cho cả người ngoại quốc muốn học hỏi và tìm hiểu về nền âm nhạc Việt Nam. Ông là một con người giản dị, khiêm nhường, không thích phô trương với một gia tài âm nhạc to lớn như thế của mình ẩn náu nơi một góc trời Đông sau ngày mất nước quả thật là một người đáng kính nể, đáng tôn thượng trong làng âm nhạc Việt Nam. NS Lê Dinh kết luận.

Sau đó đúng một tuần lễ, phu nhân của nhạc sĩ Văn Giảng là bà Ngô Thị Bạch Đẩu cũng đã theo chồng xuống suối vàng sau khi đi rải tro chồng ra biển, trở về nhà bà bị nghẽn tim và từ trần. Hưởng thọ 85 tuổi. Tình yêu của hai vợ chồng đã sống và chết gần như cùng lúc. Thật là một cuộc tình trọn vẹn và hi hữu hiếm có trên thế gian.

Hồi sinh sau khi đã qua đời đến 40 phút.

Nay sang đề tài khác. Trong lãnh vực y khoa, tại Úc, nhiều người đã được cứu sống sau khi đã qua đời đến 40 phút. Theo BS Stephen Bernard tại bệnh viện Alfred thì kỹ thuật y khoa mới này chỉ vừa được thử nghiệm trong 2 năm qua và kết quả rất lạc quan nên ông hy vọng sắp tới sẽ có thể phát triển đến các bệnh viện khác ở Victoria.

Bệnh viện Alfred ở thành phố Melbourne - Úc đã dùng 2 phương pháp y khoa mới cứu sống được 3 nạn nhân xác nhận là đã qua đời trước đó. Một trong ba nạn nhân trên là ông Colin Fieldler, 39 tuổi ở thành phố Melbourne bị nhồi máu cơ tim và đã yêu cầu nhân viên cấp cứu chở đến bệnh viện Alfred. Thật may mắn cho ông vì đây là nơi duy nhất áp dụng kỹ thuật mới trong việc hồi phục nhịp tim đập bằng cách sử dụng một máy hô hấp tự động liên tục trên vùng ngực (the CPR machine) cùng lúc với máy bơm khí oxygen vào tim và phổi để giữ sinh khí cho các phần nội tạng.

Trong lúc đó thì các bác sĩ chỉ tập trung vào phần điều trị cho tim đập lại. Nhờ vào phương pháp này, ông Fiedler đã sống lại sau khi tim ngừng đập 40 phút. Chuyện này xảy ra cho ông Fiedler vào tháng 6 năm ngoái tức đã gần một năm qua. Từ đó đến nay có thêm 7 người tại bệnh viện Alfred được cứu sống sau khi đã thật qua đời từ 40 đến 60 phút nhờ dùng cách trên. Vận động viên bơi lội Clara Carney cũng là một trong những người may mắn này. Ông Fiedler tâm sự rằng sau khi hồi sinh ông rất biết ơn các bác sĩ ở đây và quý trọng cuộc sống nên ông đã bỏ hẳn hút thuốc và không còn để những chuyện nhỏ trong đời gây căng thẳng vướng bận cho ông nữa.

Để kết hợp 2 phương pháp mới này, BS Bernard cho biết bệnh viện phải luôn luôn có 3 bác sĩ kinh nghiệm về hồi sức túc trực và máy móc thì sẵn sàng trong tư thế hoạt động bất cứ lúc nào. Hiện nay chỉ có 3 máy tại bệnh viện Alfred và công ty chế tạo máy này đang chuẩn bị để sản xuất thêm.

Thần thánh nào cũng không thể truyền niềm tin và nghị lực cho những người bại não mà không biết mình bại não.

Về vụ anh Nick Vujicic, người Úc - là một thanh niên không tay, không chân đã đến Việt Nam nói chuyện đời về ý chí và nghị lực của một con người bị tàn tật hoàn toàn và cảm nhận của anh sau 2 ngày ở đất nước VN. Cuộc nói chuyện của anh đã gây nhiều tranh luận kẻ bênh người chống. Nhưng trước hết chúng ta hãy nghe những suy nghĩ của anh qua cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn xả Vỉa Hè ở VN để có thể tìm hiểu sự kiện một cách khách quan.

Khi hỏi anh thấy gì và cảm nhận gì sau 2 ngày ở đó, anh cho hay chẳng thấy gì ngoài dây điện và đầu người. VN thật dễ chịu với sự cuồng nhiệt. Anh bảo anh đã chứng kiến những giọt nước mắt ở khắp nơi trên thế giới, nhưng không ở đâu người ta khóc khi đi xem xiếc thú cả. Vì anh là người tàn tật hoàn toàn nên anh nhìn thấy sự tò mò trong mắt nhiều người. Trong chương trình của anh ở khắp nơi trên thế giới, anh đồng ý để những người khuyết tật được ôm mình, để họ cảm nhận bằng xương bằng thịt ý chí và nghị lực. Nhưng ở đất nước VN, rất nhiều người lành lặn chỉ muốn đến gần để chụp ảnh với anh như chụp ảnh với ngọn tháp Eiffel. Hơn nữa, anh không thích việc nhiều người đến chỗ cái bàn của anh, cúi người và định… xin lỗi. Bởi điều mà một người không chân tay như anh muốn nói với họ là các bạn hãy đứng trên đôi chân của mình và đừng bao giờ cúi đầu. Khi người ta đã cúi đầu có phải là người ta sẽ phải gập gối không?

Hỏi về lý do tại sao anh lại có ý tưởng nói chuyện với giới doanh nhân Việt. Anh cho hay ban đầu anh chỉ định tiếp xúc với sinh viên và khoảng 9,000 trẻ em đường phố. Nhưng sau đó, phía VN đề nghị anh tiếp xúc với giới doanh nhân. Họ đưa ra số liệu là hàng trăm ngàn doanh nhân phải bỏ trốn, tự tử, hoặc vào nhà thương điên. Họ nói doanh nhân Việt giờ còn tuyệt vọng hơn những người khuyết tật. Và vì thế anh đồng ý nói chuyện và chủ đề đưa ra là “Đừng bao giờ bỏ cuộc”. Nói thật, anh không tin việc cứ lao đầu vào rọ là một giải pháp khôn ngoan. Nhà giàu tuyệt vọng nguy hiểm hơn nhà nghèo, bởi người ta sẽ bị "sốc" nặng và suy sụp rất nhanh khi không quen với sự tuyệt vọng. Anh nghĩ sự tuyệt vọng nào cũng cần được giúp đỡ, nhất là sự tuyệt vọng của những người bình thường. Anh tin là anh có đủ kinh nghiệm thương trường để nói chuyện và thuyết phục giới doanh nhân Việt? Câu đầu tiên mà anh nói với họ là các bạn hãy nhìn xem: “Tôi đã kiếm được 1,6 triệu USD ở một đất nước đang suy thoái kinh tế. Hãy tìm mọi cơ hội trong mọi hoàn cảnh”.

Được hỏi sao số tiền trả cho anh trong vài buổi diễn thuyết lại lớn đến thế? Anh bảo chắc quý bạn cho là đắt?! Anh nói cựu tổng thống Mỹ từng được trả 750 ngàn dollar cho một bài diễn thuyết ở Hồng Kông, nhưng bài diễn thuyết đó không thể truyền niềm tin và nghị lực sống. Hơn nữa, cứ 4 năm, hoặc cùng lắm là 8 năm nước Mỹ lại cho ra đời thêm một diễn giả, trong khi trên thế giới chỉ có một Nick. Anh cho là anh có giá hơn Bill (Clinton) bởi vì anh không đứng diễn thuyết bằng chân. Anh bảo các bạn thấy đó, tôi cũng không có tay. Nhưng liệu ai có thể mở chìa khóa trái tim và niềm tin bằng tay bao giờ.

Được hỏi ở VN cũng có những người khuyết tật nhưng sao họ lại không thể thành công như anh? Anh bảo rằng nếu anh ở VN có lẽ anh cũng sẽ phải lê la đầu đường xó chợ nào đó bởi các tòa nhà và phương tiện công cộng ở VN thật khủng khiếp đối với người khuyết tật.

Nhưng khi được hỏi tại sao anh đã khuyên các bạn trẻ hãy học tập gương "Uncle Hồ"? Anh cho đây là bí quyết kinh doanh mà đáng lẽ anh không nên chia sẻ. Đại khái là mỗi khi đến một quốc gia nào đó anh thường nhìn vào tờ giấy bạc. Tờ giấy bạc in hình của ai anh chắc chắn sẽ tìm hiểu về người đó. Có người nói với anh ở VN đang có phong trào học tập "tấm gương đạo đức" của người có chân dung trên tờ giấy bạc và anh nghĩ nếu nói điều gì về lãnh tụ của họ có lẽ họ sẽ thích. Ví dụ như nếu sang Bắc Triều Tiên, anh sẽ nói với họ cần học tập theo gương Kim Chính Nhật, Kim Chính Vân v.v...

Khi hỏi anh sẽ còn trở lại Việt Nam? Anh trả lời "Có lẽ là không. Tôi đã nhìn thấy sự thất bại của mình. Thần thánh gì cũng không thể truyền niềm tin và nghị lực cho những người bại não mà không biết mình bại não".

Đó là những câu trả lời của anh Nick. Về phần những người không đồng ý với anh ta thì họ cũng có những nhận định riêng.

Trong bài viết "Chuyện bạn tôi và chuyện đất nước" của một tác giả nọ, ông ấy viết: "Hôm nay người tàn tật nổi tiếng nhất hành tinh - Nick Vujicic được chính quyền cho nói chuyện với nhân dân về khả năng và nghị lực vượt lên chính mình. Tự nhiên họ nhớ đến câu chuyện của bạn bè còn lại ở VN. Ở nước Việt hiện tại đâu thiếu những tấm gương đáng kính để làm cho thế hệ trẻ noi theo. Sao không lấy nó làm hình ảnh cho cuộc sống mai sau. Có phải vì những tấm gương ấy đã không còn phù hợp với mục đích dân vận?"

Nick Vujicic được tiền hô hậu ủng được thuê giá hơn 30 tỷ đồng Việt Nam tương tương 1,5 triệu đô la chỉ 3 ngày đến nói chuyện ở Việt Nam để làm công tác dân vận chỉ lối doanh nhân Việt bằng tinh thần ông Hồ, thì họ cũng thấy rợn người cho cái kiểu kiếm tiền vô nhân đạo của Nick Vujicic. Họ cho rằng cậu Nick Vujicic kiếp này bị không tay không chân, tật nguyền là do quả báo của kiếp trước. Còn với những kẻ đã bỏ tiền ra thuê Nick để làm công tác dân vận trong khi kinh tế suy sụp, nhân dân đói khổ để làm chuyện mà đảng cầm quyền đã không còn lòng tin ở dân nữa, thì quá nhẫn tâm và đừng hòng có một tương lai tử tế. Hãy chống mắt mà xem. Trời luôn có mắt."

Đó là lời kết luận của một người không đồng ý với chuyến đi nói chuyện của người hoàn toàn tàn tật Nick Vujicic./-

* Nguyễn Triệu Việt

.

Theo Gót Mẹ, thơ


27 August 2013

Tướng Nhật Bản đánh giá quân lực Trung Cộng

Tờ "Tuần san châu Á" Hồng Kông ngày 1 tháng 9 kỳ 1 có bài viết nhan đề "Phỏng vấn  Tướng Toshio Tamogami, cựu Tham mưu trưởng hàng không Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản: Sức mạnh quân sự trên biển-trên không giữa Trung-Nhật cách biệt 10 năm". Cựu Tham mưu trưởng hàng không Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tương đương với Tư lệnh Không quân.

Khi đề cập đến hkmh đầu tiên Liêu Ninh của Trung cộng  đã đi vào hoạt động, được biết Trung cộng  cũng đang chế tạo hkmh khác, như vậy cán cân sức mạnh quân sự Trung-Nhật phải chăng sẽ có sự đảo ngược - tướng Toshio Tamogami cho rằng, Trung cộng  nếu thực sự sở hữu hkmh đúng nghĩa, tình hình sẽ có thay đổi.

Nhưng hkmh phải  bảo trì ở xưởng đóng tàu trong một thời gian nhất định, nếu không sẽ không thể đưa vào sử dụng, nó là một loại tàu chiến tương đối đặc biệt.

Thông thường, nếu không có 3 hkmh  cùng loại trở lên sẽ không thể duy trì đưa vào sử dụng luân phiên. Trung cộng  hiện chỉ có một hkmh Liêu Ninh được cải tạo từ hkmh Varyag của Liên Xô, hơn nữa nó cũng khó mà tổ chức  huấn luyện do trang bị cũ kỹ, cho nên còn lâu mới có thể đưa vào sử dụng trong chiến đấu thực tế.

Ngoài ra,  vấn  đề phòng thủ của hkmh và sự phối  hợp thống nhất hệ thống, chỉ huy thông tin tấn công-phòng thủ tổng thể của  đội hkmh..., những điều này Trung cộng  còn lâu mới làm được. Trong 10 năm tới phải chăng đạt được yêu cầu chiến đấu thực tế vẫn còn chưa biết.

Phẩm chất huấn luyện quân sự của Nhật Bản gấp nhiều lần Trung cộng.

Về sức mạnh quân sự thông thường, hiện nay ưu thế  quân sự trên biển-trên không của Nhật Bản có thể đánh lui ưu thế số lượng lực lượng quân sự của Trung cộng, hkmh Trung cộng  căn bản không thể có sức chiến đấu trong ngắn hạn.

Lực lượng Phòng vệ Biển/Mặt đất/Trên không Nhật Bản được huấn luyện chu đáo, kỹ năng và cường độ huấn luyện của binh sĩ Trung cộng còn lâu mới bằng Lực lượng Phòng vệ.

Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản còn  diễn tập chiến đấu thực tế trên biển-trên không,  thường xuyên với quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, kinh nghiệm tích lũy được phải phong phú hơn Quân đội Trung cộng .

Nhật Bản còn có hơn 100 máy bay tuần tra và máy bay cảnh báo sớm tầm xa, trở thành những "con mắt" quan trọng nhất trong chiến đấu trên biển-trên không. Trong tác chiến hiện đại, Trung cộng  vẫn chưa có ưu thế về quyền kiểm soát trên không và quyền kiểm soát biển.

Hoạt động huấn luyện của Không quân Trung cộng sau Nhật Bản 30 năm

Hoạt động huấn luyện đang diễn ra của Không quân Trung cộng  là huấn luyện của Lực lượng Phòng vệ 30 năm trước. Chỉ thị bay như "hướng phải", "lên cao" đều do mặt đất thông qua vô tuyến điện  chỉ huy đối với phi công,  loại huấn luyện kiểu tín hiệu mô hình  này là không thể chiến thắng được Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được huấn luyện thực tế.

Một khi sóng điện từ bị gây nhiễu, vô tuyến điện sẽ xuất hiện tiếng ồn, không thể thu được chỉ thị rõ ràng, như vậy thì chẳng thể đánh  nhau  được. Hiện nay, trình độ của Không quân Trung cộng  chỉ như vậy mà thôi.

Do Toshio Tamogami rời chức vụ quân sự đã 5 năm trở lên, có thể tiết lộ một số nội tình. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản  qua kiểm tra những hình ảnh của vệ tinh trinh sát/do thám, điều máy bay trinh sát, máy bay thu thập tin tức tình báo, theo dõi không gián đoạn mọi  hoạt động  của Quân đội Trung  cộng .

Những thông tin  ở đây không phải nói nhiều,  qua những hoạt động liên lạc như giám sát điện thoại, vô tuyến, hoạt động huấn luyện của Không quân Trung cộng  thường đều sẽ biết  được.

Trong Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản, đội huấn luyện bay tập hợp được những phi công có kỹ thuật ưu tú, họ nghiên cứu triệt để phương thức tấn công được máy bay chiến đấu của nước khác áp dụng, đóng vai trò máy bay địch khi bay huấn luyện.

Đối phương là phi công trẻ hoạt động tích cực ở tuyến 1, hai bên thực tấp  chiến đấu không đối không. Sau khi kết thúc, sẽ hướng dẫn  cụ thể đối với phi công trẻ.

Đương nhiên, họ cũng  nghiên cứu và phân tích đầy đủ đối với phương thức tác chiến của máy bay chiến đấu Trung cộng. Ưu thế được hình thành bởi cường độ huấn luyện và kỹ thuật như vậy của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản tuyệt đối hơn hẳn Không quân Trung cộng .

Bởi vì, khi làm Tham mưu trưởng, Toshio Tamogami từng thăm Bắc Kinh, biết được thời gian huấn luyện bay của Không quân Trung cộng  và nội dung huấn luyện còn xa mới bằng Nhật Bản.

Năng lực săn ngầm của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới.

Về điểm này, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất cũng như Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, đặc biệt là Nhật Bản không ngừng nâng cao năng lực tác chiến của tàu ngầm.

Tiếng ồn của các loại tàu ngầm Trung cộng  rất lớn, trong khi đó năng lực lặn sâu, êm và thời gian dài của tàu ngầm Nhật Bản tương đối cao, bám theo tàu ngầm đối phương trong thời gian dài có thể không bị phát giác, hơn nữa luôn được  huấn luyện chuyên nghiệp với độ khá cao. Có thể nói, trước khi đến được vùng hành quân  thì tàu ngầm Trung cộng đã bị bắn chìm.

Đông Bình

Cười tí tỉnh

Hồi còn nhỏ tôi sợ bóng tối.
Bây giờ nhìn electricity bills tôi đâm sợ ánh sáng.

Qua hiện tượng Từ Ngọc Lương: Khốn thay cho nền giáo dục và cơ đồ đất nước

Tờ Quân đội Nhân Dân, một tờ báo lâu nay nổi tiếng là “bỏ hình, bắt bóng” trong làng báo chí Việt Nam. Sở dĩ nó được phong cho đặc tính trên, không hẳn vì đặc thù của quân đội, của phòng không hay không quân nghe nó cao siêu hay bí hiểm. Chỉ vì ai cũng biết rằng đã là Quân đội Nhân dân, thì nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của nó phải là bảo vệ đất nước, bảo vệ lãnh thổ và bảo vệ Nhân dân. Thế nhưng, nó đã không coi nhiệm vụ chính yếu đó là quan trọng.

Tờ báo mang tên hay mạo danh “Quân đội Nhân Dân”?


Nó mặc cho Trung Cộng đang chiếm Hoàng Sa mấy chục năm nay, nó kệ cho bọn Bành trướng Bắc Kinh xua quân đánh chiếm từng phần Trường Sa của Việt Nam và đang nhung nhúc ở đó.

Nó kệ cho ngư dân Việt Nam đang ngày đêm bị bắn giết, bị bắt bớ, thậm chí muốn làm ăn sinh sống trên biển Việt Nam phải treo cờ và mua “giấy phép” của Trung Cộng.

Nó mặc cho “đội quân bành trướng thứ 5” – theo ngôn ngữ của đảng cộng sản – tung hoành, cắm chốt khắp nơi, từ điểm hiểm yếu chiến lược tới tận cùng Tổ Quốc.

Hẳn nhiên, là nó luôn luôn kêu gào cho cái phong trào “Học tập đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nhưng, câu nói của Hồ Chí Minh “Hễ còn một tên xâm lược nào trên đất nước chúng ta, thì ta còn phải chiến đấu, quét sạch nó đi” thì hoặc nó không nói tới, không liên hệ tới với bất cứ trường hợp hiện tại, thực tiễn nào. Trong trường hợp có nói tới chỉ khi nó hợp tự hào về một dĩ vãng “vinh quang” của cuộc chiến Bắc – Nam khốc liệt – Một cách “thủ dâm” bằng hào quang tưởng tượng của quá khứ.

Thậm chí, nó tưng bừng đăng tin Bộ Trưởng Quốc Phòng hoan hỉ, sung sướng biết ơn Trung Cộng, khi quân lính Trung Cộng đang giày xéo đất đai Tổ Quốc.

Những năm gần đây, nó quay sang tìm đánh “các thế lực thù địch” trong nhân dân làm nhiệm vụ chính.

Nó ngang nhiên kết tội nhân dân khi người dân bày tỏ ý kiến mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Nó ngang nhiên tước đoạt, ngụy biện để lấp liếm những quyền lợi chính đáng của người dân. Không những không bảo vệ dân khi bị cướp bóc, nó còn vào hùa với những kẻ cướp đất đai, tài sản của nhân dân.

Nó ngang nhiên bỏ nhiệm vụ chính là bảo vệ nhân dân, khi nó vẫn ăn cơm dân, mặc áo dân và phè phỡn trên xương máu nhân dân đang ngày ngày góp từng đồng xu nhỏ nuôi nó để bảo vệ những thế lực đang hà hiếp, chống lại nhân dân.

Và nó bằng nhiều cách, kể cả vô liêm sỉ, phản khoa học, phi logic và hài hước, không xấu hổ nhất nhằm bảo vệ những luận điểm cùn mằn, hạ cấp của nó qua các luận điệu, các bài báo nó đưa lên.

Từ hiện tượng… bảo vệ sổ hưu

Nội bộ: Họp mặt CSV QGHC - WA+

Bài tường trình:  Nguyễn thế Viên .
Hình ảnh lưu niệm:  Trần Ngữ
Hơn ba mươi anh chị em đồng môn và gia đình QGHC/WA đã về tham dự Họp Mặt Hè 2013 tổ chức vào lúc 12:00 trưa Chủ Nhật 25/8/2013.  Đây là một trong những buổi họp mặt đông và vui nhất của gia đình QGHC.

Trong khung cảnh sang đẹp và tiện nghi của căn biệt thự nghỉ mát cuả của nhân chợ Fulee, anh chị em đã thoải mái thăm hỏi, trao đổi tâm tình, cùng nhau ôn lại nghững kỷ niệm đẹp cuả tình bạn bè, đồng môn, cũng như chia sẻ những khắc khoải về thời cuộc, đất nước....

Dù sức khoẻ không tốt, cũng như bận bịu việc nhà, quý Niên/ Huynh trưởng và đồng môn Nguyễn Văn Nho (ĐS 6), Nguyễn Công Khanh (ĐS 6), Lê Hữu Phước (ĐS 11)... cũng cố gắng lê tấm than già, thu xếp chuyện nhà đến với anh chị em. Anh chị Đinh Mạnh Sử (ĐS 9), ở tận Portland, đã không quản ngại đường xa đến với đồng môn.  Anh Sử nói "Dù đường xa, dù con song Columbia có chia cắt hai bang, nhưng không thể nào chia cắt được tình anh em".  Anh thật là một lưỡng bang đồng môn đáng quý!

Bên cạnh thức ăn ngon và thức uống do chúng ta mang lại, chủ nhân còn khoản đãi những chai rượu vang quý khiến câu chuyện them rôm rả trong cảnh mưa lất phất trước một phong cảnh tuyệt vời.

Một buổi văn nghệ thính phòng do hai bạn Blot và Trần Ngữ điều khiển cũng được tổ chức và được mọi người cùng đóng góp. Ngoài các bản Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, Việt Nam Việt Nam được tất cả anh chị em đồng ca, chúng ta còn khám phá những giọng ca thiên phú, truyền cảm cuả nhiều ca sĩ "cây nhà lá vườn" được đệm bởi danh đàn guitar Blot!

Sau hơn 4 tiếng sinh hoạt vui vẻ, cảm động, mọi người cùng đồng ca bài ca tạm biệt và lưu luyến chia tay lúc 4:30 PM.

Nguyễn Thế Viên tường trình




25 August 2013

TUỔI GIÀ VÀ TÌNH BẠN (2)

Chu Tất Tiến
Trong bản nhạc “Cho một người vừa nằm xuống” viết dành riêng cho người hùng Lưu Kim Cương, của một tác giả gây nhiều tranh cãi nhất trong lãnh vực âm nhạc, người đã bị cộng đồng hải ngoại tẩy chay vì thái độ chính trị thiên Tả của anh, có một câu tưởng là có thể áp dụng cho tất cả mọi người: “Anh nằm xuống, sau một lần, đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này, đã bay cao trên vòm trời đầy…”

Chúng ta, ai cũng có môt thời đã vui chơi, đã bay cao trong vòm trời riêng rẽ của mình, những tháng năm đầy tiếng cười chất ngất, những đêm không cần ngủ, những sáng không cần thức, những trưa nằm lười biếng như chú mèo ngái ngủ dưới nắng, những ngày thả hồn mộng du, phiêu lưu đến tận những nơi không có tiếng chân người, chỉ có ta, bạn, và người yêu…

Thời gian ấy, đã qua đi… không bao giờ trở lại! Hôm nay, hình dung lại khoảng không gian ấy, ta thấy dường như là một giấc mơ, mới xẩy ra đêm qua thôi, một đêm dài đã thâu lại vài chục năm tưởng tượng, không có thật! Bàng hoàng! Chơi vơi!

Mọi điều đều hư ảo, chỉ có một điều rõ nét, không thể phai mờ: Tình Bạn! Những người bạn mà ta từng trải tâm tư, cái tâm sự khép kín không chia xẻ với một ai, kể cả người tình, kể cả anh chị em ruột, và người phối ngẫu! Thỉnh thoảng, phảng phất đâu đó, hình ảnh và tiếng nói, dáng điệu của bạn bè, lấn át tất cả mọi hình ảnh khác, ngay cả những thương yêu của người bạn đường, cũng đôi khi bị bạn bè choáng ngợp. Mặc dầu, ai cũng biết là đoạn cuối của con đường ta đi, chỉ còn người phối ngẫu, vì “bạn bè rồi xa, người tình rồi quên, khi bóng anh như cánh chim chìm xuống…”

Dĩ nhiên, cuộc sống của mỗi con người có nhiều suy tư riêng biệt, được cất kỹ trong một chiếc tủ chỉ có một chìa:
“Có những niềm riêng một đời dấu kín
Như rong như rêu đắm trong bễ khơi
Có những niềm riêng một đời câm nín
Nên khi xuôi tay còn chút ngậm ngùi”
(Lê Tín Hương)
Đó là một thực tế phũ phàng. Tình bạn rồi có ngày cũng tàn. Những tiếng cười, tiếng nói của bạn thân rồi cũng có ngày tan đi, như sương buổi sớm dưới ánh nắng mặt trời. Vậy, tại sao, trong lúc mà chúng ta còn có thể gặp nhau, hàn huyên, cười nói, sao chúng ta không tận dụng hoàn cảnh hiện tại, để cố kéo dài thêm tình bạn được chút nào hay chút nấy?  Cuộc sống sẽ nhàm chán làm sao khi không có bạn bè?

Vậy, sao không bỏ qua những dị biệt nho nhỏ, vất những tranh cãi không thể tránh được trong sinh hoạt mà đến với nhau trong những ngày còn sức khỏe đủ để cười, để vui? Chúng ta phải nhận rằng, cũng có đôi lần, ngay cả với người bạn thân nhất đời, cũng có cãi lộn to tiếng, mày tao chi tớ…thậm chí còn chửi thề, còn xăn tay áo muốn nhào vô, ăn thua đủ, tưởng như vĩnh viễn không gặp nhau nữa! Nhưng rồi, lại đâu vào đó, rồi cười hề hề, ôm lấy nhau, coi như chưa có gì xẩy ra. Vì Tình Bạn là Tha Thứ! Tình Bạn là Rộng Lượng! Tình Bạn là Dũng Cảm làm quen lại với nhau! Tình Bạn làm cho chúng ta quên đi mọi lý luận riêng rẽ, mọi bực tức buồn phiền vì bạn mình chưa hiểu mình đủ, để bắt tay nhau thật chặt. Thật ra, kể chuyện cười cho bạn nghe để chính mình cũng sảng khoái, nếu có thể, thì hát cho nhau nghe, không phải vì cần tiếng vỗ tay, mà vì tiếng hát của mình sẽ làm cho cả người hát và người nghe một thang thuốc bổ chống “Stress” vẫn thường xuyên hiện diện trong đời chúng ta?

Cuộc đời Sắc Sắc Không Không! Nay còn mai mất! Chỉ có tình bạn, nếu biết duy trì, thì sẽ là những sắc mầu thật đẹp trong mớ kỷ niệm bền vững mãi mãi.. Ôi! Tình Bạn đáng quý biết bao!

Chu Tất Tiến.

tam giác tình, thơ @...

Phạm Hiền trình bày

Mười bốn điều Phật dậy được loan truyền nhiều nhất

1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
10. Tài sản lớn nhất của đời người là đạo đức
11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí

Canda chính thức xây dựng Đài Tưởng Niệm Các Nạn Nhân Của Chế Độ Cộng Sản Trên Tòan Thế Giới

Trong bản tuyên bố liên bộ ngày thứ sáu, 23-08-2013, Bộ Trưởng Đa Văn Hóa Liên Bang Jason Kenney và ông Chris Alexander, tân Bộ Trưởng Di Trú cho biết chính phủ Canada đã quyết định cung cấp ngân khỏan 1 triêu rưỡi dollars để tổ chức Cống Hiến Cho Tự Do (Tribute to Liberty) xây cất tượng đài này ở thủ đô Ottawa, trên khỏang đất giữa Thư Viện, Văn Khố và Tối Cao Pháp Viện.

“Một khi hoàn tất, đài tưởng niệm này sẽ dậy dỗ các thế hệ tương lai lý do tại sao hàng triệu triệu người đã bị sát hại và gánh chịu các hoàn cảnh vô nhân đạo dưới bàn tay của các chế độ Cộng Sản.  Bộ trưởng Kenney cho biết. "Đi Tưởng Niệm sẽ là lời nhắc nhở để tất cả người Canada hiểu rằng tôn vinh các biểu tượng của Cộng Sản là nhục mạ quá khứ của các nạn nhân và chúng ta không bao giờ nên coi thường các giá trị cốt lõi của ta về tự do, về dân chủ, nhân quyền và về các quy định của pháp luật.

“Once completed, this memorial will teach future generations how millions lost their lives and suffered in inhumane conditions at the hands of Communist regimes,” said Minister Kenney. “It will also serve as a reminder to all Canadians that glorifying Communist symbols insults the memory of these victims, and that we must never take for granted our core values of freedom, democracy, human rights and the rule of law.”

 “ Canada có một lịch sử đáng tự hào vì đã là nơi trú ẩn và chào đón các người tỵ nạn họăc các di dân, bao gồm những ai đào thoát khỏi sự áp bức của Cộng Sản. Bộ Trưởng Alexander tuyên bố. “Canada ngày nay là quê hương của các cộng đồng đã từng bị Cộng Sản thống trị. Họ thuộc nhiều quốc gia nguyên thủy khác nhau, và chính phủ chúng ta hân hoan hỗ trợ để đề án xây cất một tượng đài Canada tưởng niệm các nạn nhân Cộng Sản sẽ tiến gần hơn tới việc hòan thành.”

Tượng Đài dự trù sẽ được khánh thành cuối năm 2014 và mang tên “Đài Tưởng Niệm Các Nạn Nhân Chế Độ Cộng Sản” (A Memorial to Victims of Communism).

(Edmonton Vietnam Thoi Bao)

24 August 2013

Con sâu Nhỏ, thơ Trần Văn Lương

Dạo
     Lòng hoa sâu nhỏ ngủ say,
Giật mình mở mắt lung lay đất trời
  
,
,
.
         
           Tiểu Trùng
Nhị lý miên hoàng khuyển,
Nguyệt trầm, yên vụ quyển.
Tiểu trùng nhãn hốt khai,
Mã thượng càn khôn chuyển.
         Trần Văn Lương
Dịch nghĩa:
         Con Sâu Nhỏ
Con sâu "Hoàng khuyển" nằm ngủ giữa nhụy hoa, (*)
Trăng chìm, sương khói cuộn.
Con sâu nhỏ chợt mở mắt,
Ngay lập tức đất trời xoay chuyển.
Ghi chú:
(*) Tương truyền rằng Tô Đông Pha có dịp đọc 2 câu thơ của Vương An Thạch như sau:
           Minh nguyệt sơn đầu khiếu,
           Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.
Nghĩa đen (theo ông nghĩ) là:
           Trăng sáng kêu đầu núi,
           Con chó vàng nằm trong lòng hoa.
Ông cho là không đúng vì trăng sáng làm sao lại kêu ở đầu núi và con chó vàng sao lại nằm ở trong lòng đóa hoa được. Do đó, ông bèn sửa chữ khiếu ra chữ chiếu, và chữ tâm ra chữ âm để thành:
      Minh nguyệt sơn đầu chiếu,
      Hoàng khuyển ngọa hoa âm.
Nghĩa là :
      Trăng sáng chiếu trên đầu núi,
      Con chó vàng nằm ở dưới bóng hoa.
         Ông lấy làm đắc ý cho đến khi ông bị đổi tới một chỗ ở miền nam nước Tàu thì ông mới biết là mình lầm. Ở đó, ông được người ta cho biết là có một loài chim tên là Minh nguyệt và một loài sâu tên là Hoàng khuyển. Té ra ông đã sửa bậy hai câu thơ của Vương An Thạch, vốn có nghĩa là:
           Con chim Minh nguyệt kêu ở đầu núi
           Con sâu Hoàng khuyển nằm giữa đóa hoa.
        Đây là một giai thoại văn chương khá lý thú, nhưng không biết thực hư thế nào.
Phỏng dịch thơ:
      Con Sâu Nhỏ
An giấc giữa lòng hoa,
Sương khua ánh nguyệt nhòa,
Sâu khuya vùng mở mắt,
Chấn động khắp sơn hà.
        Trần Văn Lương
          Cali, 08/2013
Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư :
         Quả có lý này ư ? Quả có lý này ư ?
         Nếu một hạt bụi bay mà gom được cả trời đất lại và một đóa hoa nở làm cả thế giới mở ra (nhất trần cử đại địa thâu, nhất hoa khai thế giới khởi--- Bích Nham Lục, tắc 19) thì chuyện con sâu nhỏ mở mắt nhìn làm rung chuyển cả trời đất đâu có gì là lạ.
         Ghê gớm thay sự chấn động của giây phút giác ngộ !
         Ơ hay, lão tăng nói mơ gì vậy ?

TUỔI GIÀ VÀ TÌNH BẠN

Chu Tất Tiến
Có một sự thật phũ phàng mà hầu như tất cả con người trên thế gian đều muốn phủ nhận, nhưng vẫn miễn cưỡng phải chấp nhận: Tuổi Già!

Nói đến chữ “Già” thì ai cũng giật mình, chán ghét. Trong buổi nói chuyện nào đó mà bất ngờ nghe người bạn thân nào buột miệng: “Sao ông (bà, mày, cậu..) hồi này trông già quá!”  thì lập tức nhìn thấy một ánh hồng dâng lên trên má của người được hỏi, một tia nhìn oán hận, một cặp môi rung rung: “Già đâu mà già? Nói gì lạ quá! …” rồi quay đi, không thèm chuyện vãn nữa. Có thể sẽ có việc giận hờn kéo dài, ngưng điện thoại, chấm dứt email, và biệt tăm biệt tích!

Nhưng, thực tế cho thấy, dù cho cố gắng làm mọi cách để cho tuổi già chậm đến, hoặc tập thể thao, thể dục, đi mỹ viện, và mua thuốc trẻ hóa để bôi hay uống, chích Botox đều đặn, nhưng như các cụ xưa thường nói: “Cái già xộc đến sau lưng!”, da bàn tay vẫn có ngày nhăn nhúm, các vết chân chim ở đuôi mắt mỗi ngày mỗi sâu, đầu gối mỗi đêm mỗi nhức mỏi, cái lưng có khuynh hướng cong về phía trước, và trí nhớ thì thỉnh thoảng đi chơi đâu mất, cố nặn mãi cũng không ra một cái tên thân thương…Nhiều người thường tự hào là võ sĩ, khỏe mạnh hơn người, bất ngờ một hôm thao dượt, thấy cả khớp tay mình như muốn văng đi, đau thấu trời xanh, còn khớp xương chậu như cái bánh tráng, vừa đá mạnh một cú là một miếng xương vỡ ra, thần kinh giật mạnh đến gần bất tỉnh, phải đi bệnh viện khâu khâu vá vá..

Trong buổi gặp gỡ Giáo Sư Viện Trưởng Nguyễn Quốc Trị đến thăm California, ông Trần Ngọc Thiệu, Chủ Tịch Hội, đã tả lại cảnh “một vài đồng môn nhìn nhau, há hốc mồm, không nhận ra nhau, vì mái đầu cả hai đã bạc trắng!” Rất nhiều câu hỏi tương tự không có câu trả lời: “Ai đó? Ông có nhận ra ai đó không? Ông đầu bạc mặc áo xám xám kia? Ông thấp thấp ngồi bên ông cao cao?” Hầu như với các câu hỏi đó, chỉ có cái lắc đầu nhè nhẹ thay cho lời đáp.

Như thế, “thời gian” là kẻ thù nguy hiểm nhất với con người, vì thời gian đã làm cho trí nhớ mù lòa, đã làm cho “thần kinh thương nhớ” mỏi mệt, và vì không nhận ra nhau, thì tình cảm giữa những người từng là đồng môn đó, sẽ biến vào trong “không gian ba chiều” của Sắc Sắc Không Không, nay còn mai mất.

Như thế, khoảng chừng một thập niên nữa, những buổi họp mặt đồng môn sẽ giảm dần, giảm dần, vì trống vắng, vì thời gian đã lạnh lùng cướp đi nhiều người bạn già, đã xóa nhòa những ký ức hồi nào còn nóng bỏng tình bạn. Nhà hàng sẽ không còn là chỗ họp mặt đồng môn nữa, vì sẽ chuyển về vài tư gia cho các cuộc gặp gỡ hiếm hoi và ít người.

Như thế, những người bạn vừa mới lẳng lặng từ biệt Hội chỉ vì không có sự đồng thuận quan điểm chính trị, tôn giáo, sẽ nghĩ thế nào, khi thời gian lạnh lùng đến gõ cửa “Kính, coong! Kính, coong! Kính coong!...” 24 giờ mỗi ngày? Có vài người bạn lại lìa xa Hội không phải vì khác biệt quan điểm, mà chỉ vì quá xúc động khi thấy đồng môn không thuần nhất với nhau, nên chán nản, muốn lùi vào một không gian hẹp để quên đi những ngày tháng vui vẻ cũ. Những bạn ấy nghĩ thế nào khi một mùa Xuân nào đó, chờ mãi không thấy ai gọi đi dự buổi văn nghệ chào Xuân, chào Tết? Điện thoại rất ít reo, vì bạn bè đã đi xa cả! Và, như thế, ngày tháng còn lại với nhân gian sẽ là những buổi tối buồn hiu bên cửa sổ gió lùa, những buổi sáng lặng thinh bên cạnh ly cà phê đắng ngắt và lạnh, lạnh hơn chiếc ghế đang ngồi, lạnh hơn cả không gian mùa Thu rồi mùa Đông..

Xin gửi nơi đây bài thơ của Cao Bá Quát: Đời người thấm thoát, để quý bạn đồng môn thưởng lãm:
Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ
Có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày
Như thoi đưa, như bóng sổ, như gang tay
Sực nhớ chữ 'Cổ nhân bỉnh chúc”

Cao sơn, lưu thủy, thi thiên trục
Minh nguyệt, thanh phong tửu nhất thuyền

Dang tay người tài tử khách thuyền quyên
Chén rượu thánh, câu thơ tiên thích chí
Thành thị ấy, mà giang sơn ấy
Ðâu chẳng là tuyết, nguyệt, phong, hoa
Bốn mùa xuân lại, thu qua.
Kính chúc quý Đồng Môn những ngày tháng tốt đẹp và bình an.

Chu Tất Tiến.

22 August 2013

ÔNG VẪN CÒN YÊU, thơ

ÔNG VẪN CÒN YÊU

(Viết về một đại huynh ở Brisbane,

dù trên tám bó nhưng vẫn còn sung sức)

Tám mươi tư tuổi lão còn yêu,
Yêu tha thiết và yêu rất nhiều.
Dẫu có hàm răng xương lẫn sứ,
Dù mang màu tóc muối pha tiêu.
Nhiều lần đụng độ ngay ban sáng,
Lắm bận giao tranh giữa buổi chiều.
Nhờ sức dẻo dai, chân cứng cáp,
Tình yêu... Banh Vợt vẫn chưa ...xìu.
 

Brisbane 2013
Phạm Tùng (TS3)

Little Saigon trở thành Địa Danh Lịch Sử của Garden Grove

NGHỊ QUYẾT
THÀNH PHỐ GARDEN GROVE
Ấn Định Little Saigon là Địa Danh Lịch Sử của Garden Grove

Xét Rằng: Little Saigon, bao gồm khu vực của các thành phố Garden Grove, Westminster, Fountain Valley, và Santa Ana, là nơi tập trung đông cư dân (người Mỹ) gốc Việt nhất ở bên ngoài Việt Nam;

Xét Rằng: Little Saigon đã bắt đầu hình thành vào năm 1975 với một số ít cửa tiệm tọa lạc giữa các bãi dâu và vườn cam. Ngày nay, Little Saigon đã lan rộng trên 20 mẫu đất, hằng năm tiếp đón hàng trăm ngàn du khách đến với hơn 4,000 cơ sở thương mại hoạt động trong khu vực;

Xét Rằng: Vào Tháng 12 Năm 2002, Thành Phố đã quyết định xây dựng hai tấm bản-- một ở hướng bắc từ xa lộ Garden Grove SR-22 trên đường Brookhurst Street, chạy dài nửa mile đến hướng nam tận Hazard Avenue với bản thứ hai để đánh dấu địa phận của Little Saigon bao gồm 1,000 kinh doanh trong khu vực “Little Saigon, Vietnamese Business District of Garden Grove”;

Xét Rằng: Với dân số người Mỹ gốc Việt hơn 47,000, Garden Grove được vinh dự là Thành Phố có đông đão cư dân Mỹ gốc Việt nhất tại miền Nam California. Trong nhiều năm qua, Garden Grove đã cho phép tổ chức Hội Chợ Tết miền Nam California, được công nhận là Hội Chợ Tết lớn nhất bên ngoài Việt Nam;

Xét Rằng: Garden Grove tiếp tục hãnh diện ghi nhận những đóng góp lớn lao của Little Saigon với tư cách một trung tâm thương mại tầm cở xứng đáng được vinh danh là Địa Danh Lịch Sử của Thành Phố Garden Grove.

Cho Nên, Bây Giờ:  Hội Đồng Thành Phố Garden Grove chính thức vinh danh và ấn định Little Saigon là Địa Danh Lịch Sử (Honorary Landmark).
Ngày 13 Tháng 8 Năm 2013
 
Đồng Ký Tên:

Thị
Trưởng Bruce A. BroadwaterPhó Thị Trưởng Dina Nguyễn
Nghị Viên Steve JonesNghị Viên Christopher V. PhanNghị Viên Kris Beard
 
 
CITY OF GARDEN GROVE
RESOLUTION
Designating Little Saigon as a Garden Grove Honorary Landmark
Whereas, Little Saigon, encompassing areas of Garden Grove, Westminster, Fountain Valley, and Santa Ana, has the largest concentration of Vietnamese-Americans outside of Vietnam; and
Whereas, Little Saigon began its formation in 1975 with a small cluster of stores nestled among strawberry and orange fields.  Today, the 20-acre site welcomes hundreds of thousands of visitors per year patronizing more than 4,000 businesses in the area; and
Whereas, In December 2002, the City approved the installation of two monument signs designating a half-mile stretch along Brookhurst Street, from south of the Garden Grove SR-22 Freeway, to north of Hazard Avenue, containing approximately 1,000 businesses, as “Little Saigon, Vietnamese Business District of Garden Grove”; and
Whereas, With a Vietnamese-American population of over 47,000, Garden Grove holds the distinction of having the highest Vietnamese-American population in Southern California.  For several years, Garden Grove has hosted the Southern California Tet Festival, recognized as the largest Tet Festival outside of Vietnam; and
Whereas, Garden Grove continues to proudly acknowledge Little Saigon’s influence as a significant, recognized, and dynamic commercial center in Garden Grove, and worthy of being named a Garden Grove Honorary Landmark.
Now, therefore, be it resolved, that the Garden Grove City Council does hereby venerably designate Little Saigon as an official Garden Grove Honorary Landmark.
Date of Signing:  August 13, 2013
Mayor Bruce A. Broadwater       Mayor Pro Tem Dina Nguyen
Council Member Steve Jones    Council Member Christopher V. Phan
Council Member Kris Beard

Nội bộ: Khoá ĐS10 đón tiếp “Người Về Từ Cõi Chết”

Ghi nhanh: Nghé Ngọ, (ĐS10) 
Thứ Bảy 10-8-2013, có một cuộc họp mặt "bỏ túi" tại nhà bạn Diệp ở Fontain Valley, Nam CA, để đón tiếp bạn Trần Quốc Cần từ Minnesota đến San Diego thăm con trai, nhân tiện ghé qua miền Nam CA để gặp gỡ anh em cùng khóa. Ngoài nhân vật chính hôm nay là Trần Quốc Cần, còn có sự tham dự của Trần Quốc Bao, Nguyễn Ngọc Diệp, Thái Tăng Phục, Cao Công Đắc, Đỗ Xuân Trúc, Bùi Đức Lứt, Nguyễn Tiến Hoàng và Nguyễn Nhật Ngọ. 

Bạn Cần vẫn khỏe. Bây giờ thì ăn uống thả dàn (hôm nay đớp nguyên cả một tô phở lớn), ăn nói vẫn oang oang như thời trước. Sau một thời gian nằm dưỡng bệnh nơi ICU (Phòng Hồi Sinh Cấp Cứu) hơn một tháng và tịnh dưỡng tại nhà gần một năm, bạn đã lấy lại được "nội công" như ngày trước (tuy nhiên trên bảo dưới…hổng chịu nghe). Đài phát thanh Minnesota sau một thời gian được “sạc điện” đầy đủ, nay phát thanh liên tục 24/24. 

Từ đầu đến cuối buổi họp mặt, bạn Cần đã thao thao bất tuyệt đủ thứ chuyện, nhắc đến tên này, tên kia, không thiếu một chi tiết nào cả. Anh em lâu ngày gặp nhau, chuyện trò ròn tan như popcorn (chứ "bắp hạt” rang lên thì không nổ to bằng). Bèn nhớ đến 4 câu thơ sau đây qua bài giảng của Đại Đức Giảng Sư Thích Phước Tiến:  
Lúc gặp nhau thì hãy cứ vui, 
Cuộc đời như nước chảy hoa trôi,  
Lợi danh như bóng mây chìm nổi,  
Chỉ có tình thương để lại đời.    
Tình thương đây phải hiểu rộng ra là tình yêu thương nhân loại, tình yêu thương đồng bào mình, tình yêu thương bạn bè (đó là TÌNH BẠN).  Bạn Cần hôm nay được các bạn trong buổi gặp mặt mệnh danh là "người về từ cõi chết". Có hai giả thuyết: một là khi Ngọc Hoàng giở s ổ “black book” (translation=sổ tử) ra xem, thì vì mắt kèm nhèm nên đọc tên nhầm: thay vì Trần Quốc Cần thì lại đọc là Trần Cóc Cắn, cho nên viên chức phụ trách bộ "tử thần" không chấp nhận (nhờ vậy bạn thoát chết); giả thuyết thứ hai là khi Ngọc Hoàng gọi tên bạn, thì bạn ấy đang bận xem World Cup với Lê văn Cẩn bên Việt Nam, nên quên "dạ" thành ra Ngọc Hoàng cho qua truông luôn! 

Bạn Cần còn khoe đang giữ trong mình tấm vé chuyến bay "stand by" chờ khi nào chuyến bay trống chỗ (avalaible) thì bạn ấy sẽ sẵn sàng từ giã bạn bè. Theo lời bạn Cần nói thì vì bạn bè cứ níu kéo hoài cho nên hắn chưa nở dứt nợ trần gian? Cao Công Đắc tự nhiên bật ra hai câu thơ: 
“Ta cứ tưởng trần gian là cõi tạm, 
Nào ngờ ta sống mãi đến hôm nay!”  
Cuộc gặp mặt tại nhà Bạn Diệp bắt đầu từ sau 10 giờ sáng, ngồi uống cafe “tán dóc” tại nhà (tăng 1), đến hơn 12 giờ thì đi ăn trưa (Phở Quang Trung) rồi sau đó về lại nhà tiếp tục "tán phét" (tăng 2). Rất tiếc đến 2:30 thì Nghé Ngọ phải ra về sớm (chạy xe hơn một tiếng đồng hồ để gặp bạn) nên không biết diễn tiến các câu chuyện còn lại ra sao.

20 August 2013

Nhận định về sau chuyến đi của Trương Tấn Sang

HK chưa từng có truyền thống giúp đỡ những quốc gia CS nào để chống lại một quốc gia khác.

Linh Nguyen

Sau chuyến đi của Sang có 3 sự kiện đã xảy ra rất đặc biệt mà chúng ta cần quan tâm: sự kiện Tuyệt Thực của anh Điếu Cày được chấm dứt vào ngày 27/7/2013, sự kiện Phương Uyên được thả, và sự kiện Lê Hiếu Đằng đòi đa đảng. Muốn tìm hiểu tại sao có 3 sự kiện này xảy ra, chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm về chuyến đi Tàu và chuyến đi Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang, cùng bài viết "Phải Biết Hổ Thẹn Với Tiền Nhân" mà ông Sang đã viết vào ngày 2/9/2012, được trích đoạn trên báo Tuổi Trẻ như sau:

(Có những việc tưởng như đơn giản, tưởng như dễ giải quyết, không phải là khó khăn, nhưng khi thực hiện thì đụng đâu cũng vướng vì nó không phải là một bài toán trên lý thuyết đơn thuần mà là xã hội với đủ sắc màu, với những cách nghĩ, những quyền lợi, những ứng xử khác nhau, chằng chịt, cái này níu bám và kìm giữ cái kia; cái “chăn ấm” vô tình kéo sang bên này thì bên kia bị “lạnh”... Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe" thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà".)

Ông Sang đã ám chỉ nhân vật nào đã "cõng rắn cắn gà nhà"? Chúng ta hoàn toàn không biết ông Sang đã ám chỉ Dũng, Trọng, hay bất cứ ai? Nhưng qua điều này, chúng ta có thể khẳng định "rắn" ở đây ám chỉ vào giặc Tàu đang giết hại ngư dân (gà nhà) và đang cướp những vùng biển đảo của Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể suy luận chính xác: "Ông Sang chống giặc Tàu Xâm Lược". Cũng xin nhắc lại rằng, từ khi nhậm chức Chủ tịch nước, Sang chưa từng qua Tàu để trình diện như theo thủ tục thông thường của một nước đàn em. Ngược lại, Sang còn qua Ấn Độ, được thủ tướng Ấn là Manmohan Singh tiếp đón niềm nỡ với 21 phát đại bác, và đồng ý ký kết cho Ấn khai thác dầu khí ở thềm lục địa VN, kể cả những ký kết về an ninh và quốc phòng. Những điều này đã làm bọn cầm quyền Tàu rất tức giận.

Nhắc lại chuyến đi Tàu của Sang từ ngày 19/6 - 21/6/2013, phải nhắc đến chuyến đi Tàu của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, cầm đầu một phái đoàn đại biểu cao cấp của Bộ Quốc Phòng tham dự Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Trung lần thứ tư vào ngày 5/6/2013 tại Bắc Kinh. Chuyến đi của Vịnh với mục đích hoàn tất một Hiệp Định Song Phương, nhưng vẫn còn một số điều kiện chưa thỏa thuận xong, để dành cho Sang, khi qua Tàu gặp Tập Cận Bình sẽ cùng ký kết sau. Lẽ dĩ nhiên, một người có khuynh hướng chống giặc Tàu như Sang không dễ gì đồng ý những điều chưa thỏa thuận xong. Nhưng rồi Sang và Bình cũng hoàn tất việc ký kết 10 văn kiện trong Hiệp Định, mà đa số những nhà bình luận chính trị cho rằng vô cùng bất lợi cho VN. Nhiều người cho rằng chuyến đi Tàu của Sang sẽ đầy sóng gío, nhưng rồi, mọi việc cũng xong với kết qủa một tấm hình, trong đó Sang cuối đầu qúa mức bình thường mà nhiều người cho rằng rất nhục nhã, nhưng đằng sau tấm hình đó, chẳng ai biết những bí mật gì đã xảy ra đối với Sang. Hàn Tín khi xưa cũng phải luồn trôn mà. Chúng ta chẳng lạ gì trong vai trò đàn anh, vai trò của kẻ có tiền. Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cũng đã từng là nạn nhân khi đặt bút ký vào Hiệp Định Paris, mà chẳng bao giờ muốn ký. Ngày hôm nay, có thể lịch sử lại tái diễn một lần nữa, đối với trường hợp của Sang?

Về nước xong, Sang vô cùng vội vã xin được yết kiến Obama vì khi Sang tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh OPEC tại Hawaii vào tháng 11/2011, Sang đã từng được Obama mời. Đây là một chuyến đi bất bình thường, chẳng kèn trống, chẳng 21 phát đại bác, chẳng quốc yến, chẳng được sử dụng nĩa muỗng bằng vàng của White House, đối với một chủ tịch nước. Tại sao lại có một chuyến đi bất thường và vội vã này? Chẳng lẽ Sang đại diện cho ĐCSVN mong muốn được vào TPP đến như thế? Chẳng lẽ Sang mong muốn được mua vũ khí sát thương đến như thế? Vô lý qúa, nếu Sang muốn vào TPP phải biết lo từ trước, các quốc gia khác người ta bàn thảo cả một năm, hai năm, rồi ba năm, như Nhật Bản, đến giờ còn chưa gia nhập. Giờ Sang chỉ còn lại 3,4 tháng trước cuối năm, lại xin được gia nhập. Chưa kể đến rất nhiều luật lệ trói buộc, nếu không nói là tử huyệt cho ĐCSVN như phải chấp nhận Công Đoàn Độc Lập, bảo vệ lao động, bồi thường tai nạn lao động, hàng hóa xuất cảng phải là sản phẩm gốc. Còn mua-vũ-khí-sát-thương, tiền bạc đâu mua, bao nhiêu tỉ bạc USD mới bảo vệ được đất nước? Chi phí quốc phòng của nước CHXHCNVN chỉ vào khoảng 2 tỉ (2012), trong khi Tàu cộng khoảng 102 tỉ (2012), mua thêm vũ khí HK với vài tỉ USD nữa, bảo vệ được đất nước sao? Chúng ta có thể kết luận không sai: hai món hàng TPP và Vũ Khí Sát Thương chỉ là màn trình diễn, mang kịch tính, không phải là chủ đích của chuyến đi.

Vậy mục đích chuyến đi của Sang là gì? Sự thật không khó hiểu đâu, nó nằm ở bức thư HCM gởi cho TT Truman 67 năm về trước. Rất đơn giản, trong bức thư, HCM kêu gọi sự giúp đỡ của TT Truman để VN được độc lập khỏi sự đô hộ của Pháp, và TT Truman đã bỏ lỡ một cơ hội. Và hôm nay, Sang cũng đến HK với sứ mạng như thế, mong muốn TT Obama, hãy giúp đỡ VN để thoát khỏi sự xâm lược của giặc Tàu. Ai cho rằng Sang đánh bóng HCM, có lẽ không đúng. Một bức thư xin cầu cứu, đâu có vinh dự gì, mà gọi là đánh bóng tên tuổi HCM. Lẽ dĩ nhiên, Trước sức đấu tranh quyết liệt của đồng bào VN trong và ngoài nước trong suốt 38 năm qua, TT Obama không nói "yes" liền vì biết rõ những tên CS như Sang không thể nào tin được, mà: "Sang ơi, từ đây đến cuối năm, mày về dẹp bỏ ĐCSVN, dân chủ hóa đất nước đi, tao (HK) sẽ giúp cho, hãy bắt chước nước Miến Điện kìa.". HK chưa từng có truyền thống giúp đỡ những quốc gia CS nào để chống lại một quốc gia khác.

Bây giờ xét về 3 sự kiện xảy ra: sự kiện anh Điếu Cày chấm dứt tuyệt thực, sự kiện Phương Uyên được thả, sự kiện Lê Hiếu Đằng đòi thành lập đảng, ngụ ý đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp. Dũng, con anh ĐC, khi trả lời phỏng vấn báo, đài, đã nêu đích danh Trương Tấn Sang có gọi hỏi thăm. Còn Đằng tiết lộ với anh Huỳnh Ngọc Chênh như sau: "Chiều hôm qua anh Tư Sang có gởi đến anh một món qùa cùng lời thăm hỏi chân tình" Anh Chênh hỏi qùa gì, Đằng nói: "Một loại thuốc chữa bệnh rất qúy chỉ dành riêng cho các vị lãnh đạo.". Riêng vụ xử án Uyên và Kha cũng vô cùng lạ, bà chánh án chủ tọa Trương Thị Minh Thơ tỏ ra rất bối rối khi đưa ra những lý do để thả Uyên. Riêng Kha, vì đã nhận tội nên không thể thả được, 95% có bàn tay của Trương Tấn Sang đằng sau vụ xử án này, chưa kể có nhiều tín hiệu khác như việc các nhà dân chủ đi thăm Uyên, Kha, và Uy rất thoải mái ngay trại tù, và còn đi biểu tình tuần hành khắp Long An mà không bị công an chống đối. Tất cả những sự kiện này, cộng với việc khẩn cấp gia nhập TPP, đều nằm trong tiến trình Dân Chủ Hóa Đất Nước VN.

Trước sự sụp đổ của nhiều chế độ cộng sản vào năm 1989, và hiện nay chỉ còn lại 4 quốc gia Cuba, Bắc Hàn, Trung Quốc, Việt Nam, rồi Quốc Hội Âu Châu ra nghị quyết 1481 cho rằng chủ nghĩa CS là một chủ nghĩa tội ác đối với nhân loại, rồi HK dựng Tượng Tưởng Niệm trên 100 triệu nạn nhân của chế độ CS tại Washington DC. Tập Cận Bình khi lên cầm quyền hiểu rằng chủ nghĩa CS là sai trái nhưng vẫn không biết giải quyết ra sao với cái tên "ĐCS Trung Quốc". ĐCSVN cũng thế, hàng chục năm qua, họ nghĩ đủ cách để làm thế nào có một sự "hạ cánh an toàn" trong việc đổi tên ĐCSVN vì danh có chính, ngôn mới thuận. Chẳng lẽ 2 đảng này tiếp tục việc "treo đầu dê bán thịt chó"? vì 2 đảng này không còn áp dụng nền tảng của chủ nghĩa CS nữa. Người ta thường gọi 2 đảng này là đảng Mafia thì chính xác hơn. Hãy nhìn biểu đồ của cổ phiếu ENRON bị sụp đổ, từ cao điểm 90 USD rớt xuống chỉ còn vài chục xu, rồi lên lại khoảng 1 USD-2 USD một thời gian, rồi tụt xuống tận đáy 0USD, và chủ nghĩa CS cũng bị sụp đổ giống như thế thôi, và đây có thể là thời điểm triệt tiêu của ĐCSVN và ĐCSTQ, và ĐCSVN đang bước đi trước. Đặc biệt ông Sang đã lên tiếng rất mạnh mẻ phản đối Đường Lưỡi Bò 9 Điểm của giặc Tàu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Hoa Kỳ.

Tất cả những sự kiện trên, chuyến đi qua Mỹ của Sang là một chuyến đi đầu hàng. Đầu hàng ở đây là Sang chấp nhận việc dân chủ hóa đất nước, từ nay đến cuối năm. Đây cũng là thời điểm mà tất cả chúng ta trong và ngoài nước phải quyết liệt đấu tranh mạnh thêm nữa, để triệt tiêu nhanh ĐCSVN, đừng để chúng cầm cự, ngóc đầu sống trở lại bởi những tên cuồng tín lo bảo vệ quyền lực và tài sản.

Ngày 19/8/2013
gửi Danlambao

19 August 2013

Hương Em, thơ Lan Đàm


Ai mang dòng máu Việt Nam là bạn của tôi...

Nguồn đầu tiên giúp tạo sức mạnh chính là gia đình.
Phỏng vấn Phương Uyên sau ngày cô được cứu khỏi bản án tù ở.

18 August 2013

Điểm thơ



tôn thất tuệ
Sầu Ai Lao
Đỗ Hữu

Đã lâu trăng cứ vàng hiu hắt
Mây cứ sầu tuôn núi võ vàng
Lá vẫn phai chàm trên sắc áo
Mưa nguồn thác đổ đá mù sương.

Giữa ngày lạc lõng trên rừng rậm
Với nắng bâng khuâng mây thuở nào
Với núi xanh lơ chiều tím nhạt
Mây trời bàng bạc sầu Ai Lao.

Lưng đèo quán gió mờ hun hút
Thôn bản nằm trơ dưới nắng chiều
Tai vẫn nghe đều dòng thác đổ
Người ơi, thương nhớ biết bao nhiêu!

Ở đây hơi đá chiều vây khắp
Khép chặt mình tôi giữa núi rừng
Buồn quá ngày đi đêm trở lại
Hoàng hôn hoa bản phấn rưng rưng.

Người có theo tôi lên dốc nắng
Nhìn xem hoa rải sắc trên đường
Chiều nay gió thổi buồn ghê lắm
Lá đổ sau chân một lối vàng.---

Trà Đỗ Hữu, no1i về trước 75, thì ai cũng biết là danh tiếng vùng Lâm Đồng Bảo Lộc. Xe đò luôn ghé vào tiệm Đỗ Hữu cho khách nghỉ ngơi và mua trà như ai đi Huế cũng mua mè xửng. Nhưng thi sĩ Đỗ Hữu thì không biết ông là ai, thi phẩm của ông cũng không ai biết. Tôi gặp bài thơ nầy trên tạp chí Tân Văn, chủ nhiệm là Hoàng Dược Thảo.

Trong tập số 8 tháng 3-2008 Trần Trung Thuần tóm lược một bài báo của người khác trên internet với hai bài thơ duy nhất của Đỗ Hữu mà chính ông cũng không biết gì về thi sĩ nầy. Huỳnh Ngọc Chiến tìm gặp chúng trong một cuốn sách giáo khoa của Bùi Giáng soạn cho học sinh thi tú tài thời VNCH. Vài Nhận Xét Về Bà Huyện Thanh Quan (nxb Tân Việt Saigon 1957). Cả hai ông Chiến và Thuần đều không nói Bùi Giáng có biết gì về Đỗ Hữu hay không.

Họ đồng ý với nhau là khen Bùi Giáng có tâm hồn khoáng đạt, không “văn mình”, trái lại lòng yêu thơ đã làm cho Bùi Giáng trân quí những bài thơ hay của bất cứ ai, thời nào, chỗ nào. Rất tiếc ông Chiến không cho biết nhận xét của Bùi Giáng, hay nói về quan niệm thi ca của Bùi Giáng thế nào khi đưa hai bài của Đỗ Hữu làm minh chứng. Đây bài thứ hai của cùng tác giả.
Chiều Việt Bắc
Đỗ Hữu

Nắng xuống phương nào người thấy không?
Mà đây chiều tím rụng song song
Vàng tuôn mấy lối ngày thu quạnh
Ai liệm hoàng hôn kín mắt trong?

Khói thuốc lên mờ xanh bóng ai
Phương xa chiều xuống ngút sông dài
Đường kia có phải sầu xưa đọng?
Trở bước hoa lau trắng ngập đồi.

Con đường đất đỏ mờ sau bản
Thung lũng vàng tơ nắng trở chiều
Núi biếc chập chùng vây ải lạnh
Dặm về lá đổ phận tàn xiêu…

Rừng núi âm u chiều Việt Bắc
Chầy ngày lạc bước ai ngồi than
Buồn xưa chiều đọng sầu lau lách
Chòi cũ nằm nghe gió dặm trường…
Nếu ông Chiến chỉ biết hai bài thơ nầy qua tay người khác chứ không trích từ cuốn sách giáo khoa nói trên, rất có thể Bùi Giáng còn ghi thêm ít nhiều chi tiết. Nếu có cơ duyên tìm gặp cuốn sách  xin để ý trường hợp nầy.  Hai tác giả nầy cho rằng BG phải mất nhiều năm soạn thảo và ấn loát, và dự đoán mất ba năm. Sách xuất bản 1959 cho phép họ nói rằng Đỗ Hữu đã sáng tác trong khoảng thời gian ở bên Lào trong chiến dịch Tây Tiến như Quang Dũng cũng đi trong dịp nầy.

Nói như vậy vẫn còn khó hiểu vì Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào chống quân đội Pháp. Đoàn quân gồm phần đông là thanh niên Hà Nội trong đó có nhiều học sinh, sinh viên (như nhà thơ Quang Dũng). Chiến đấu khắp các địa bàn thuộc tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa Sầm Nứa, trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Quang Dũng làm bài Tây Tiến năm 1948.

Tôi thật dốt chỗ nầy. Chỉ biết ông hoàng Souphanouvong qua Hà Nội nhận lệnh HCM thành lập Pathet Lao năm 1951; sau đó quân BV và Pathet chiếm miền trung Lào; hậu quả là nội chiến cho đến 1955, khi Pathet Lào chịu nhận hai tỉnh phía bắc. Như vậy quân BV có mặt trên đất Lào cho đến thời điểm nầy, cũng là lúc mà ông Chiến ức đoán Bùi Giáng đã có hai bài thơ của Đỗ Hữu trong tay. Nói khác hai bài nầy được sáng tác trong khoảng từ 1947 đến 1955. Quang Dũng bị đuổi khỏi hàng ngũ năm 1953 vì làm thơ lãng mạn. Nói cho cùng là làm thơ ngoài đường lối chỉ đạo của CS. Rất có thể Đỗ Hữu cũng đã bị dập vùi, bỏ của lấy người; bạn hữu không ai dám chép, đọc thơ của ông.

Nhưng để cho tận cùng kỳ lý, đã không biết tác giả là ai, bài viết lúc nào, mà thơ chỉ có chữ Ai Lao ngoài ra không có gì liên quan hành quân nầy, chiến dịch nọ như trong bài Tây Tiến, thì làm sao nói tác giả trong đoàn quân viễn chinh của BV. Không ai cấm một người ngoài quân đội thấy thu về nơi thôn bản mà có cái sầu Ai Lao. Không ai cấm một ghi nhận núi biếc chập chùng vây ải lạnh ở Việt Bắc và thấy lá đổ sau chân một lối vàng trên đất Lào. Hai chữ Việt Bắc, không biết xuất xứ từ đâu, mang đầy tính chất kháng chiến, nhưng chưa đủ lý 100% để nói Đỗ Hữu nằm trong chiến dịch Tây Tiến của BV. Thế nhưng thôi, hãy nói là kháng chiến, viễn chinh bằng những chi tiết như khép chặt mình tôi giữa núi rừng hoặc phương xa chiều xuống ngút sông dài.

Trần Trung Thuần và Huỳnh Ngọc Chiến tin tưởng có sự giao cảm nghệ thuật giữa Đỗ Hữu và Quang Dũng nhất là trong bài Tây Tiến. Cảm quan nghệ thuật hoàn toàn chủ quan. Ông Thuần nhận xét thơ của Đỗ Hữu hay hơn của Quang Dũng.

Phần tôi, tôi chỉ thấy những nét hay riêng mà không so sánh vì mọi sự chọn lựa đều độc đoán buộc phải hy sinh điều không được chọn.

Tây Tiến cho thấy tác giả Quang Dũng lão luyện, ngôn ngữ chắc nịch, như những nhát kiếm đủ sức hàng phục đối phương. Điều độ nhưng quyết liệt như phim võ hiệp Nhật, chứ không vung vít dư thừa như phim công phu của Tàu.
Giá trị của Tây Tiến nằm trong nét hào hùng, không phải của đoàn quân, mà của sức mạnh ý chí nhận thức ở chiều thứ tư (4th dimension), có tính chất nhân chứng (témoignage, witnessing)
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Không gian của Quang Dũng chen chúc những người là người, làm thành bức tranh linh hoạt; không gian không giới hạn trong rừng núi, đem người đọc từ những nấm mồ rải rác nơi biên cương đến Hà Nội có bóng dáng nồng thơm, từ rừng sâu đến một kinh đô khác là Viên Chăn. Không gian đó cũng là không gian nội tâm. Sông Mã gầm lên khúc độc hành, như sư tử hống, vạn loại muông thú cùng cây cỏ ngưng thở mà nghe. Khúc độc hành nầy, có sức mạnh của dòng nước và chính là sức mạnh ấy.
Trong lúc ấy, Đỗ Hữu như đóng vai một làn gió của chất sầu, của mélancholie, như khói thuốc hòa với sương núi, như một người cô đơn nằm trong chòi tranh cũ, nhìn ra dặm về lá đổ phận tàn xiêu.
Đỗ Hữu coi bộ không thiết tha với ngôn ngữ đẽo gọt. Có cảm tưởng Đỗ Hữu đã vượt qua sự kiện ông biết mình làm thơ. Xin đừng khinh những câu mộc mạc như: Buồn quá ngày đi đêm trở lại, hay Chiều nay gió thổi buồn ghê lắm. Hai câu ấy như hai hỏa tiển phóng hai vệ tinh vào không gian.
Buồn quá ngày đi đêm trở lại
Hoàng hôn hoa bản phấn rưng rưng

Chiều nay gió thổi buồn ghê lắm
Lá đổ sau chân một lối vàng.---
Xin để các thân hữu tự nhiên thưởng thức mấy bài thơ.
tôn thất tuệ


Phụ bản:
Tây Tiến
Quang Dũng 1948
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi
Nhớ ai Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt rừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.----
(Chép theo Tân Văn)