31 January 2016

Tin ngắn 31.01.2016: Tàu chiến Mỹ áp gần đảo tranh chấp

Lầu Năm Góc cho hay một tàu chiến Mỹ đã di chuyển gần đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa nhằm thực thi quyền tự do hàng hải.

Đảo này, tên tiếng Anh là Triton, tên tiếng Trung là Trung Kiến, là đảo thuộc nhóm Lưỡi Liềm, Hoàng Sa.

Tri Tôn nằm gần bờ biển Việt Nam nhất trong số các đảo thuộc Hoàng Sa, hiện do Trung Quốc kiểm soát nhưng Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.

Tri Tôn, cách đảo Lý Sơn có 123 hải lý, là đảo từng nằm trong tay Việt Nam Cộng hòa nhưng bị Trung Quốc chiếm từ sau trận hải chiến 1974.

Năm 2014, giàn khoan 981 của Trung Quốc đặt ngay gần đảo này về phía nam, gây phản ứng dữ dội từ Việt Nam.

Trong sự kiện mới xảy ra hôm thứ Bảy 30/1, khu trục hạm USS Curtis Wilbur của hải quân Hoa Kỳ đã đi qua bên trong khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn.

Trung Quốc ngay lập tức phản đối Hoa Kỳ vi phạm luật pháp.

Đáp lại, Hoa Kỳ nói chỉ muốn bảo đảm quyền tự do lưu thông trong khu vực đường biển quốc tế.
Không xin phép

Bộ Quốc phòng Mỹ nói việc tàu USS Curtis Wilbur được điều tới nơi đây là để đối chọi lại với "đòi hỏi chủ quyền biển quá đáng của một số nước đang tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa".

Người phát ngôn Đại uý Jeff Davis nói: "Hoạt động này nhằm thách thức nỗ lực của ba nước - Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam, muốn hạn chế quyền lưu thông và tự do hàng hải" quanh các đảo ở Hoàng Sa.

Tuy nhiên trên thực tế, Hoàng Sa hoàn toàn nằm trong kiểm soát của Trung Quốc.

Theo Lầu Năm Góc, khi tàu USS Curtis Wilbur vào bên trong khu vực 12 hải lý của đảo Tri Tôn, không có hiện diện của tàu Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm luật pháp vì đã "vào bên trong lãnh hải của Trung Quốc mà không xin phép trước".

Hoa Kỳ thừa nhận không báo trước cho các bên nhưng hoạt động này "nhất quán với thông lệ của chúng tôi và luật pháp quốc tế".

Hoa Kỳ cũng từng điều tàu vào khu vực 12 hải lý của Đá Subi mà Trung Quốc cải tạo cơi nới hồi tháng 10 năm ngoái, khiến Trung Quốc phản đối.

Hành động hôm thứ Bảy của hải quân Mỹ được cho là mạnh bạo hơn lần trước vì đảo Tri Tôn là đảo lớn thứ ba của Hoàng Sa, không phải đảo nhân tạo.

(Theo VOA Tiếng Việt)

Đếm bước tha hương, thơ

ĐẾM BƯỚC THA HƯƠNG

Tôi ngồi đếm bước tha hương
Nghe trong tâm tưởng lệ thương chảy dài
Đàn xưa lắng nhịp bi ai
Dạt dào biển nhớ cho dài ngày đi
Quê hương còn lại những gì
Nửa vòng thế kỷ sân si vẫn là
Gom dùm tôi nắng quê nhà
Cho tôi mơ chút mùa xa nắng chiều
Quê người chỉ thấy cô liêu
Quê xa vời vợi lại nhiều vấn vương
Tình người là nghĩa yêu thương
Tình quê là nghĩa mười phương góp về
Ôi đau thương lắm ê chề !
Người không thoát được cơn mê đã là
Cũng từ chinh chiến bước ra
Buồn vui chính tại tâm ta, tâm người
Một vùng mộng huyễn biển trời
Bài thơ hoài niệm ý đời chơi vơi
Xuân về hoa thắm xuân ơi
Cho ta đếm được bước đời lưu vong.

·Lê Nguyễn/ Nguyễn Công Lượng,
ĐS/16-QGHC

XUÂN ĐOÀN TỤ, hồi ký

Cuối Đông 1980, nơi trại tù khổ sai Tân Lập, Vĩnh Phú, sau 6 tháng bặt tin nhà, không nhận được tiếp tế lại thêm bịnh nhược, tưởng chừng đi đứt, theo chân Đại tá Của, Tỉnh trưởng Bình Dương thượng đồi chè nghĩ khỏe, an giấc nghìn thu. Một buổi trưa đi lao động về, được thông báo lên Hội trường nhận quà từ gia đình gởi. Ôi! Thôi mừng như hết lớn.

Nào, xem cái gì đây! À, tới 2 bịch thuốc Lào ba số 8. Mấy tháng rồi thiếu thuốc, chạy đôn chạy đáo chớ bộ ít sao? Bụng đói, kéo vô e té mất, nhưng mà làm sao nhịn được, bèn xoe một bi nho nhỏ, kéo vô thiệt đã! Còn lon guigoz gì hấp dẫn thế nầy? Ra là thịt kho mặn, thượng phẩm nhất trần đời. Nhéo một miếng bỏ vô chén “sắn dui” là sơn hào, hải vị nhất bên Tàu. Đang khi tơ lơ mơ vì bi thuốc lào thứ hai thì nghe kẻng tập hợp đi lao động.

Mọi bữa, sắp hàng xong là ra cổng. Bửa nay sao lại dềnh dàng? Hóa ra đợi nghe đích thân Trại trưởng tuyên đọc … LỆNH THA nhân dịp Tết Nguyên Đán sắp tới!!!

Cả mười mấy đội, sáu bảy trăm nhân mạng đều nhốn nháo. Tiếng là Thiéu tá mà coi bộ đọc chữ không rành. Trong khi thiên hạ nhấp nha, nhấp nhổm, ông ê a đánh vần thật là sốt ruột. Tiếng ông thì nhỏ mà gã tù tui thì điếc lác sợ không nghe được nên mới nhờ anh bạn đứng kế bên nhắc chừng dùm. Quả nhiên lát sau bỗng thấy anh bạn nắm áo vừa giật vừa hô: có tên rồi kìa!!!

Tôi nghe rồi ngẩn ngơ như lạc vào trong mơ! Ở đời người ta thường nói: “Phước bất trùng lai”. Vậy mà gã khù khờ tui mới rồi vừa được phước lớn, giờ tiếp liền đại phước trong đời, thật là hi hữu!

Ngơ ngẩn hồi lâu mới giật mình, tỉnh lại bèn chạy u về phòng giam lo thu xếp đồ đạc. Bao nhiêu đồ dồn vô sac marin, chiếc thùng sắt để lại cho Thiếu tá Huấn, Chánh sở Tạo tác NQS như đã hứa.

Thiếu tá Tú, Thường trực thi đua mới hướng dẫn qua Khu B tạm trú qua đêm. Buổi cơm chiều mới thật là hào hứng. Trại khoản đãi giả biệt bằng cơm trắng thay sắn dui. Lại gặp Anh Nguyễn Mỹ, Trưởng ty Thuế vụ Biên Hòa cùng được thả. Hai anh em chén cơm trắng thịt kho thả cửa. Nôn nao, không sao ngủ được bèn làm đêm không ngủ. Bịch thuốc lào tới sáng đã khuyết một phần tư!

Đêm dài rồi cũng lại trôi qua. Sáng lại đã thấy cán bộ tới làm thủ tục ra tù. Lần cuối cùng lăn tay, nhận lãnh giấy ra tù. Cầm tấm giấy vàng úa mà nâng niu như lịnh thiên tào tha mạng! Rồi còn được lãnh lại 12 đồng đã ký gởi khi từ Miền Nam ra. Lại còn cho thêm túi gạo vài ký để ăn đường.

Bước lên chiếc xe cam nhông decapotable, mui trần tự chúc mình thượng lộ bình an.

Lần nầy, xe không chạy ra Bến Ngọc mà lại chạy băng qua Suối A Mai về phía Sông Thao. Chạy một đỗi ngang qua chiếc quán nhỏ bên đường, xe dừng lại cho đám tù mãn án sẵn tièn đó mua chút thức ăn đở dạ. Phong bánh khảo nhưn khoai lang mà tới hai đồng. Cái bánh chưng nhỏ xíu giá cũng như vậy. Thiếm xực thêm mấy điếu Đồ Sơn hạng bét là chẳn năm đồng.

Xe xuống chiếc phà ọp ẹp trẩy Sông Thao vào lúc xế chiều. Đường ra Hà Nội chừng như còn xa lắm! Nhưng mãi rồi Cầu Thăng Long cũng thấp thoáng xa xa. Chiếc cầu mới vì chuyên viên Tàu cộng rút về trước cuộc chiến 1979 nên việc xây dựng còn dang dở. Xe cam nhông tù thả chen chúc cùng xe đạp cả người gồng gánh vượt cầu phao vào buổi chiều tà. Từ nơi rừng núi mới ra nơi nhộn nhịp lòng cũng thấy vui. Nhưng xe không vào Hà Nội mà lại chạy về hướng Tây Nam. Ủa xe chạy đi đâu vậy cà? Tối mịt xe mới dừng lại trước cổng đèn điện sáng choang, biển đề rõ ràng: Trại Cải Tạo Hà Tây. Lòng thầm hỏi: có lẽ nào cái “giấy ra trại” nầy lại là đồ dổm!?

Phân vân bước vào cổng trại, tới trước dãy phòng giam mới tinh xem “hoành tráng”. Trại kiểu mẫu sát cạnh Thủ đô xã nghĩa do Đội trưởng Đội tù xây dựng, cựu Tướng Nguyễn Hữu Có thực hiện xem ra có khác! Người mang thùng nước chè xanh tiếp đãi “khách” mới tới Hilton Hà Tây lại là Trung tá LLĐB Trần Hoàng cũng từ Tân Lập “thuyên chuyển” ra đây năm ngoái mới kề tai bỏ nhỏ: Cứ yên chí! Chỉ trọ ở đây một đêm thôi, rồi mai ra ga Hàng Cỏ xuôi Nam. Mừng cho bạn từ âm ty trở về dương thế!

Sáng hôm sau được lịnh lên đường, đến Ga xe lửa Hàng Cỏ vào lúc 9 giờ, lòng mừng khắp khởi.

Mới từ trên xe phóc xuống đã thấy ai đó níu áo hỏi: “ Cái “Giắc kết” nầy năm choạc, bán không?” Năm chục đồng khi ấy là lớn lắm vì lương công nhân mỗi tháng chỉ có $40. Gã cựu tù mới một ngày toan phát mãi, may anh bạn đi bên cạnh chận lại bảo chờ giá. Quả nhiên giá tăng gấp đôi tút suỵt, tiền trao cháo múc liền một khi! Vậy là dư sức ăn đường, lẫn cà phê, thuốc lá.

Có sẳn tiền mới tính tìm cà phê uống. Nghe nói cà phê Hợp tác xã chỉ có năm hào một tách nhưng mà nhạt như trà xanh, lại phải đứng xếp hàng mua. Dzụ nầy coi bộ không khá nên mới ngó dáo dác tìm cà phê chui. Bước lần vào ngỏ hẻm bên kia đường là thấy ngay căn phố hẹp, vừa đủ kê hai chiếc bàn thấp nhỏ xíu. Mới hừng sáng mà đã thấy bàn bên kia hai trự chắc là đại gia nên trước mặt có hai lon bia Heineken và … một gói ba số 555 vàng chóe. Gã tân thường dân thấy bắt ngợp mới rụt rè hỏi bà hàng cà phê bao nhiêu một tách. Bà cười bảo: Chỉ một đồng năm hào thôi! Thây kệ, cứ thỉnh một tách cho ngon lành. Lại thêm một điếu ba số cho nó giông giống sáu năm về trước.

Chợ Đồng Xuân chỉ cách Ga Hàng Cỏ vài trăm thước mà nghe nói cũng “phức tạp” lắm nên chẩng dám lại xem, bèn trở lại ga chực chờ cho chắc bụng. Cả ngày trôi qua suông sẻ nhưng đến khoảng bảy giờ tối, cái bụng bắt đầu trở chứng, đau mướt mồ hôi. Hồi ở trong tù cùng đường nên không biết sợ, giờ sắp thượng tàu hỏa qui hồi cố quận nên thật là sợ lắm. Thầm nghĩ: Chẳng lẽ số xui tận mạng vậy sao?! Anh bạn ngồi bên thấy vậy cũng thương nên mới dúi cho hai viên thuốc, lại còn cho thêm hai ống thuốc Atropine, cẩn thận dặn: Đây là thuốc chích, tôi chắt chiu từ bấy đến nay. Chỉ khi nào đối đế lắm mới uống đại thử coi!

Đau quá nên đâu biết đã chín giờ tối, có lệnh lên tàu hỏa. Tay kéo lê chiếc sac marin, bước thấp, bước cao lê lết lên tàu. Điều kỳ lạ là mới vừa ngồi xuống, thở phào, chợt nghe cơn đau dịu xuống, rồi vong bặt. Vì quá vui mừng nên vậy chăng?

Xe lửa vừa phì phò lăn bánh, đã thấy anh Thiếu úy CSQG con nhà Nước Mía Viễn Đông

lần theo các dãy ghế tìm gặp mặt anh em. Chẳng là anh nầy mắc nợ anh em đồng đội cũng nhiều. Anh khiên gỗ trên núi, té vẹo cột sống, mỗi khi đứng lên là thân mình cứ bật ngửa ra phía sau. Từ đó mà đi, mỗi khi đi lại đều phải có anh em dìu đở. Ngay trong chuyến hồi hương nầy, mỗi khi lên xuống xe đều phải có người cõng. Vậy mà giờ đây, sau một ngày được thân nhân (đặc biệt được thông báo ra Hà Nội chờ đón) đón về khách sạn săn sóc cho chỉ có một ngày là có thể tự mình lần đi được mới kỳ! Người ta thường bảo: Con người khi lâm nguy hoặc quá vui mừng thường nẩy sinh thần lực, có khi là như vậy chăng?

Trăng mười bảy tháng chạp trên bầu trời đất Bắc mờ hơi sương, vàng vọt mà trong tâm tưởng vẫn thấy huy hoàng sáng chói. Từ 1975 đến 1981, đây có lẽ là đợt thả tù đông đảo nhất bởi vì ngang qua mỗi tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, mỗi nơi đều có rước một nhóm tù được thả.

Sau một ngày, hai đêm, xế chiều ngày thứ hai thì tàu đến Ga Phan Thiết. Biết rằng phải vài ba tiếng nữa mới tới Biên Hòa, nhà ta mà vẫn cứ ràng buộc đồ đạc sẳn sàng. Xe vừa tới Trảng Bôm bỗng nghe loa phát thanh loan báo: Vì quá trễ, xe sẽ không dừng lại ở ga Biên Hòa. Vậy là tiu nghỉu, thất vọng mới bàn với ông năm Huệ, Đại úy Quân cảnh: Khi tới Ga Biên Hòa, thế nào xe cũng chạy chậm lại, mình nhảy đại xuống được không? Ông năm Huệ lắc đầu, biểu: Không được đâu! Mình yếu rồi. Nhảy như vậy nguy hiểm lắm. Chi bằng để tới Bình Triệu, đi xe Lam về hay hơn.

Nói là nói vậy nhưng khi xe ngang qua ngả ba Vườn Mít là đã thủ thế. Khi thấy hàng bực cấp dẫn lên dãy phố, nơi mái ấm sáu năm về trước là không kìm lòng được: Hấp một cái, cái bồng thảy trước. Người nhảy vọt liền theo, bất kể hàng rào kẻm gai Úc chờn vờn trước mặt. Thân mình lăn long lóc vào hàng rào phải liều mạng nắm đại vào dây kẻm gai gượng dừng lại. Mặc cho bàn tay máu tuôn, vẫn hiên ngang đứng lên, ôm cái bồng đi bươn lên bực cấp. Chỉ thấy con đường vào nhà ta trước mặt, bất cần chuyện chi khác!

Vừa quẹo vô hẽm, đã thấy người vợ yêu lầm lủi đẩy chiếc xe đạp cũ đi ra. Gã liệng đại cái bồng xuống chạy lại. Cô giáo nhà ta chẳng biết chuyện gì. Chừng ngó lại thấy ông chồng đứng đó! Cả hai nhìn nhau như trong giấc chiêm bao.

Tỉnh hồn lại liền bảo: Mau vô nhà, bàn tay bị thương chảy máu. Bà xã buồn bả nói: Nhà ở dâu mà vô? “Mất dạy”người ta lấy căn phố lại rồi! May, tui lại dọn dẹp trả nhà mới gặp ông đây! Thôi mau về căn chòi của mình đi. Nó ở kế bên nhà Ông Một, phía sau Trường Ngô Quyền đó.

Tưởng rằng bà vợ nói ví von cho đở tức nhưng nhìn kỷ lại đúng là sự thật: Mái chòi nhà ta nửa thiếc, nửa tôn. Vách xộc xệch, nửa ván nửa tăng. Nhưng dẫu vậy vẫn là nhà của ta.

Vừa mở cửa rào bà xã vừa hô: Trí ơi, ba mầy đã về đó! Đây là đứa trai út, mưới bốn tuổi, mới theo mẹ ra Bắc thăm ba hồi năm ngoái nên không thấy lạ. Mới hỏi gái Chi đâu thì đã nghe tiếng kêu từ phía trước nhà: Từ dưới bàu rau muống bước lên cô gái nhỏ, quần vải đen , ống thấp, ống cao. Ngày ra đi, con tôi là bé gái xinh đẹp vùa chín tuổi. Giờ đây, trước mặt là cô gái nhỏ cao kều tuổi mười lăm, giống hệt cô thiếu nữ tay lấm, chân bùn ở Làng quê Bưng Cầu thuở trước. Mãi mới thấy cậu ba Lễ đi học nghề thợ máy ỏ Saigon đạp xe về tới. Chàng nầy là đứa vóc dáng thấp nhỏ nhất nhà, nay đã là thanh niên mười bảy xem ra cũng tu mi, nam tử. Cuối cùng là cậu cả Nghĩa, mãi đi giang hồ vụn rồi cũng về tới: Ôi thôi! Nhìn không ra! Chàng thanh niên tuổi mười chín cao trên thước tám. Đúng là vai năm tấc rộng, thân mười thước cao, oai hùng như Từ Hải.

Niềm vui sum họp đơn sơ mà thấm thiết, chỉ như vậy là đủ, mặc cho sự thế xoay vần ra sao!?

QUE SERA SERA! WHAT WILL BE WILL BE!

Nguyễn Nhơn

30 January 2016

Tác giả cuốn sách “Hổ rình mồi” cảnh báo có thể Trung Quốc sẽ mở đường cho một cuộc chiến tranh

Tác giả: Joshua Philipp,
Epoch Times
Dịch giả: Trà Văn Kính

Đối với hầu hết các quốc gia tại Châu Âu, chiến tranh dường như trở nên rất vô lý khi loài người đã bước vào giai đoạn của thế kỷ thứ 20. Các quốc gia này đang ở trong kỷ nguyên vừa chớm nở của sự toàn cầu hóa, và Châu Âu thì kiểm soát gần 2/3 thương mại toàn cầu. Họ đã không nhìn thấy một cuộc chiến trải khắp toàn châu lục này trong gần 100 năm, kể từ thời Napoleon.

Tuy nhiên, một trong những câu chuyện khôi hài nhất mà chúng ta thấy trong lịch sử đó là mọi thứ dường như rất rõ ràng khi ta nhìn lại quá khứ. Đằng sau quá trình công nghiệp hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của một ngành công nghiệp toàn cầu, thì cơ cấu chuyển động của thể chế chính trị và sự cạnh tranh vẫn quay đều như chúng vẫn luôn diễn ra.

Mặc dù xét trên thực tế, Vương quốc Anh và Đức đã từng là đối tác thương mại hàng đầu thế giới vào thời điểm đó, nhưng trước sự ngạc nhiên của rất nhiều người, Chiến tranh Thế giới thứ nhất – một trong những cuộc chiến tranh tồi tệ nhất mà thế giới đã từng chứng kiến – đã nổ ra vào ngày 28 tháng 7 năm 1914.

Tác giả và nhà làm phim Peter Navarro lo ngại rằng một lần nữa thế giới có thể sẽ đối diện với hướng đi này – một lần nữa sẽ xảy ra trong một kỷ nguyên mới của sự toàn cầu hóa, và thêm một lần nữa diễn ra giữa 2 đối tác thương mại lớn nhất thế giới.

Đó là một bí ẩn mà chúng ta đang cố gắng vén màn bí mật”, ông Navarro đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Nhưng lý do mà chúng ta đang cố gắng vén màn bí mật này chính là việc mà chúng ta có thể nảy ra ít nhất một câu trả lời khả quan nhằm giảm tránh sự xung đột”.

Ông nói: “Phải, họ là đối tác thương mại lớn nhất của chúng ta”. Nhưng ông nói thêm rằng chúng ta không thể nào nghĩ rằng việc hợp tác thương mại sẽ bảo vệ chúng ta tránh khỏi sự xung đột. “Đó là triết lý chính xác mà đã từng đưa đẩy chúng ta vào Chiến tranh Thế giới thứ nhất”.

Peter Navarro, tác giả  quyển "Crouching Tiger".


Một tương lai bất định

Rất nhiều khả năng nguy hiểm có thể gây nên một cuộc xung đột nghiêm trọng với Trung Quốc đã được Navarro nêu rõ chi tiết trong cuốn sách của ông.

Với việc gia tăng sự kiểm soát tại các vùng biển đang tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc đã gây ra các cuộc xung đột với các quốc gia trong đó có Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Giờ đây, nước này đang đe dọa tiến hành một cuộc chiến tranh với Đài Loan, vì tổng thống Đài Loan vừa mới đắc cử là người phản đối ảnh hưởng của Trung Quốc. Và mối quan hệ của Trung Quốc với Bắc Triều Tiên thì đang ngày càng xấu đi một cách nhanh chóng.

Bà Bonnie Glaser – Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết trong tập tài liệu mà bà thường gọi Trung Quốc mắc “hội chứng tự kỷ nước lớn” vì nó “có vẻ như vẫn không nhận thức được rằng hành động của nó đang làm cho các nước còn lại trong khu vực thực sự quan ngại”.

Riêng đối với Mỹ, thì những vấn đề với Trung Quốc cũng đang trở nên quá tải khiến cho các nhà hoạch định chính sách không thể chấp nhận – cho dù có hay không việc nhà cầm quyền Trung Quốc đánh cắp hồ sơ tài liệu của nhiều công ty Mỹ bằng những hình thức tấn công không gian mạng, hay việc nắm quyền kiểm soát các vùng biển đang tranh chấp ở Biển Đông, hoặc sử dụng các phương pháp bất chính nhằm vực dậy nền kinh tế của nó.

“Tôi không muốn làm cho mọi người kinh động bằng cách nói rằng chúng ta sẽ có một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, nhưng chúng ta cần phải có những cách nhìn có tính đa chiều khi mà họ đang rục rịch giải quyết bằng vũ lực, “Stefan Halper – Trưởng Ban Chủ Nhiệm ngành Hoa Kỳ Học chuyên ngành Chính trị thuộc Đại học Cambridge, đã cho biết trong loạt phim tài liệu cũng mang tên “Hổ rình mồi” (Crouching Tiger).

Cả thế giới thì đang rối bời vì chưa biết giải quyết những vấn đề này bằng cách nào. Nhưng ông Navarro hy vọng rằng thông qua cách trình bày về những ví dụ rất điển hình của lịch sử và bằng cách miêu tả rất chi tiết một bức tranh toàn diện về mặt quân sự hóa của nhà cầm quyền Trung Quốc, thì ông có thể giúp cho mọi người nhìn rõ hơn về những gì đang được lồng trong một chủ đề phức tạp.

“Tôi hy vọng rằng trong thời gian ngắn hạn, cuốn sách này sẽ là cẩm nang dành cho các ứng cử viên tranh chức Tổng Thống, sao cho một vấn đề kiểu như vậy sẽ phát triển thành 1, 2 hoặc 3 vấn đề nổi bật trong chiến dịch tranh cử Tổng Thống”, ông Navarro nói.

Trong sách “Crouching Tiger”, Navarro đưa đọc giả đi vào một cuộc điều tra – ông trình bày chúng bằng cách đặt ra những câu hỏi, sau đó làm cho họ thấy rõ những sự kiện khiến cho họ có thể rút ra những kết luận của riêng mình.

Ông cũng đã dành thời gian để phỏng vấn hơn 30 chuyên gia hàng đầu về các vấn đề quân sự của Trung Quốc, và đã đúc kết những bài phân tích của họ sao cho người đọc dễ tiếp thu hơn

Chỉ trong vòng 300 trang, ông Navarro đã vẽ ra một bức tranh gần như hoàn chỉnh về mặt quân sự hóa của Trung Quốc cùng với những tham vọng sâu xa hơn, đằng sau sự phát triển của nó. Ông đã trình bày theo xu hướng giải trí, và theo những cách thức đơn giản hơn nhiều. Mặt khác, chỉ mất vài năm để thu thập và nắm bắt thông tin, cũng như vẽ ra được một bức tranh toàn diện về mặt quân sự hóa của Trung Quốc, một điều mà hiện tại chỉ có một số ít các chuyên gia mới nắm bắt được.

“Những gì tôi đang cố gắng làm là thể hiện ra những mắt xích giữa tất cả những sự việc này, và cách thức mà tất cả chúng hiện đang liên quan với nhau”, ông nói và lưu ý rằng “bạn không thể nào xử lý [tất cả] những thứ đó mà không dựa trên nền tảng gắn kết đang có giữa chúng”.

Không hẳn chỉ là việc hợp tác kinh doanh

Bạn có thể rất quen thuộc với công việc của Navarro. Ông là tác giả của cuốn sách “Chết dưới tay Trung Quốc” (Death by China), và cũng là đạo diễn của một bộ phim cùng tên. Cả 2 tác phẩm này đều phân tích những thực tiễn kinh doanh thương mại không sòng phẳng của Trung Quốc, cũng như các hậu quả của chúng gây ra đối với Hoa Kỳ.

Ông Navarro cho biết rằng thông qua những thủ đoạn bao gồm thao túng tỉ giá đồng nhân dân tệ và bỏ qua các hiệp định liên quan đến thương mại tự do, chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa gần 50.000 nhà máy của Mỹ và đưa nhiều người Mỹ vào tình trạng thất nghiệp. Nhưng liên quan đến những vấn đề về kinh tế, ông Navarro lưu ý, nên nhìn nhận rằng chúng luôn có mối liên quan đến những tham vọng về mặt quân sự của Trung Quốc.

“Nhằm giúp cho quốc gia này có thể bảo vệ được chính mình, và để giúp đỡ được các đồng minh của nó, chính quyền Trung Quốc cần phải có được một nền kinh tế mạnh mẽ để tạo ra được nguồn thu thuế mà nó cần, và để xây dựng lực lượng quân đội mà nó cần, cũng như thiết lập được một nền tảng sản xuất cho các nhà máy đóng tàu để thực sự xây dựng nên được các hệ thống trên”,  ông Navarro cho biết.

“Cuộc chiến tranh kinh tế mà Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ đã dẫn đến một khả năng, đó là làm suy giảm những gì mà chúng ta cần để xây dựng lực lượng quân đội”, ông nói.

Ông nói thêm: “Đồng thời, chúng ta đang dần suy yếu, ngược lại nền kinh tế Trung Quốc đã và đang được tăng cường, và họ đang đổ dòng tiền này vào lực lượng quân đội của họ”.

Bản chất của các loại vũ khí mà chính quyền Trung Quốc đang xây dựng cũng được quan tâm một cách đặc biệt, kể từ khi Navarro ghi chú trong cuốn sách của ông, rất nhiều các loại vũ khí được thiết kế đặc biệt để chống lại sức mạnh của quân đội Mỹ. Trong số này phải kể đến việc xây dựng các tên lửa đạn đạo chống hạm, cũng như sự phát triển của các loại vũ khí chống vệ tinh.

Navarro cho rằng việc phòng thủ không nên được xem xét dựa vào khía cạnh sức mạnh quân sự, và ông ghi nhận rằng đối với các lĩnh vực khác thì cũng cần phải đưa ra một giải pháp mở rộng liên quan đến nhiều vấn đề chiến lược với Trung Quốc.

Ông nói: “Quân đội Mỹ không nên có mặt ở Châu Á chỉ để làm động tác đơn giản là để bảo vệ các đồng minh hoặc tiến hành một cuộc thập tự chinh liên quan đến giá trị đạo đức”. Và lưu ý thêm rằng chiến lược xoay trục về phía Châu Á đã làm gia tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực này. “Điều này [nên có mặt ở Châu Á] là nhằm đảm bảo lợi ích về mặt kinh tế của chúng ta”.

Mặt khác, nếu Hoa Kỳ định tránh xa khỏi khu vực Châu Á – như nhiều chuyên gia nhận định rằng chính quyền Trung Quốc đang gia tăng sức ảnh hưởng của nó vào việc này – thì ông cho rằng có nhiều khả năng Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ trang bị cho mình vũ khí hạt nhân, và khu vực này sẽ rơi vào tình trạng bất ổn.

“Bạn phải nhanh chóng đi đến kết luận rằng, chúng ta cần phải có mặt ở đó vì những lý do về mặt kinh tế và chiến lược quân sự”, ông nói.

“Có những quốc gia được gọi là cường quốc không hề mạnh mẽ chỉ vì mặt quân sự của họ – mà cái chính là họ mạnh về nền kinh tế, về hệ thống giáo dục, về khả năng đáp ứng sự đổi mới, cũng như khả năng về mặt cung cấp các giải pháp để giải quyết những sự bế tắc trong hệ thống chính trị của họ”, ông nói.

Và để trả lời cho tất cả những vấn đề này, chính là một câu hỏi “đơn giản nhưng rất sâu sắc” của ông John Mearsheimer – Giáo sư tại Đại học Chicago đã phát biểu trong bộ phim tài liệu này.

“Có thể nào Trung Quốc sẽ trỗi dậy trong hòa bình?”, ông Mearsheimer hỏi. “Câu trả lời của tôi là ‘Không’”.

Nguồn: Epoch Times Việt Đại Kỷ Nguyên

Đông Bắc Mỹ: Bão tuyết đầu năm

Sau cơn bão trời lại sáng và dọn tuyết ... mệt nghỉ ! 




Ánh Lê, Pennsylvania Jan 24

28 January 2016

Giả Đò, thơ Luân Tâm

giả đò
Se chi lắm sợi tơ tình
Trói trời trói đất trói mình, trói ta?
Bụi mờ sương lạnh thịt da
Cõi người? Cõi quỷ? Cõi ma? Cõi thần ?
Cõi hiện sinh? Cõi phù vân?
Dằng co lẫn lộn khi gần khi xa
Mắt mờ mò mẫm nhầm nhà
Bò ra đồng cạn tìm hoa... cải trời
Nước trong nước đục đón mời
Bao nhiêu giọt nắng lả lơi thăm dò !
Ca dao tục ngữ thơm tho
Ôm lòng đất sét hẹn hò trăm năm
Người đi bụi xót chỗ nằm
Lang thang mòn mõi nghìn năm không ngờ
Thương rau má, tủi rau mơ,
Hương khô, màu chết còn ngờ ngủ ngoan!
Buồn xưa buồn mới xếp hàng
Lội sông trèo núi lên đàng chiêm bao
Nắng ngõ trước mưa ngõ sau
Đường ngang nẽo tắt xin chào thiên thu!
Trời trong rồi cũng mây mù
Khéo tu thời nổi vụng tu thời chìm! (1)
Lòng thanh thản mắt dịu hiền,
Ăn hoa mặc cỏ nằm im giả đò ...

Luân Tâm

27 January 2016

Từ tranh chấp Trọng-Dũng, tìm hiểu sáu lý do giúp chế độ CS tồn tại

Trần Trung Đạo

Hôm đó là ngày 11 tháng 9, 1987 và Mikhail Gorbachev đang nghỉ ngơi trong một biệt thự ở Hắc Hải. Một phụ tá trình lên ông lá thư từ chức Ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Liên Xô của Boris Yelstin. Gorbachev đọc lá thư mà không tin đó là sự thật. Trong lịch sử đảng CSLX đây là lần đầu một lãnh tụ CS cấp trung ương từ chức. Đấu tranh nội bộ dù sâu sắc như giữa Leon Trotsky và Stalin mấy chục năm trước cũng không có chuyện từ chức. Việc tự ý rời nhiệm sở là việc chưa từng có và cũng không được phép. Leon Trotsky bị tước đoạt mọi chức vụ, loại trừ ra khỏi đảng năm 1927 và cuối cùng bị ám sát ở Mexico năm 1940.

Theo lời Gorbachev, ông gọi về Moscow và ra lịnh cho các phụ tá đến khẩn thiết với Yelstin đừng tiết lộ nội dung lá thư ra ngoài vì quần chúng và thế giới sẽ biết sự rạn nứt trong nội bộ đảng CSLX. Hơn một tháng sau đó, trong phiên họp của ban chấp hành trung ương đảng CSLX, Boris Yelstin chính thức từ chức. Tuy phiên họp được tổ chức trong vòng bí mật, các tin tức về Boris Yelstin từ chức cũng đã nhanh chóng lọt ra ngoài. Mảnh vỡ đó đã dẫn tới tự tan vỡ từ trung tâm đảng CSLX, một tổ chức chính trị bí mật, sắt máu và chặt chẽ nhất từ trước đến nay. Đặc điểm bí mật và sắt máu đã giúp cho cơ chế CS tồn tại với một kỷ lục 74 năm tại Liên Xô so với Đảng Cách Mạng Thể Chế Mexico (Mexico’s Institutional Revolutionary Party) cầm quyền được 71 năm.

Nhưng đó không phải là lý do duy nhất.

Nhân dịp có sự đụng độ cá nhân giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng trong đại hội đảng CS lần thứ 12 này, người viết xin tổng kết các lý do chính để những ai, nhất là những người nghĩ mình đang đấu tranh cho dân chủ Việt Nam, hy vọng sự rạn nứt giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản và tốt đẹp cho đất nước thì cũng đừng mơ mộng và kỳ vọng nữa.

Việc mong đợi đảng CS tự thay đổi chẳng những làm nhụt ý chí đấu tranh, chứng tỏ sự yếu kém của mình mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả các phong trào dân chủ đang cố gắng vươn lên. Những thư kiến nghị, thỉnh cầu lần nữa “đem đàn gảy tai trâu” như bao nhiêu lần trước. Với Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, quyền lợi của đảng bao giờ cũng được đặt lên trên quyền lợi cá nhân. Rồi mai đây, sóng gió trong nội bộ đảng sẽ qua, Nguyễn Tấn Dũng mất quyền nhưng không mất lợi, chỉ có đất nước là bị xâm thực dần cho đến khi mất hẳn vào tay Trung Cộng.

Dưới đây là sáu lý do (*):

1. Đảng CS kiểm soát toàn bộ cơ cấu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội bằng tuyên truyền và khủng bố.

Lý do này rất hiển nhiên và dễ hiểu. Tuyên truyền kết hợp với khủng bố tạo thành cột xương sống của chế độ độc tài CS. Ngoài nhà tù và sân bắn, đảng CS áp dụng một chính sách tuyên truyền tàn độc nhất trong lịch sử loài người. Tinh vi đến mức người bị tẩy não hoàn toàn không biết mình bị tẩy não mà cho CS là một lý tưởng của đời người và hiến thân cho đến chết.

Sau cách mạng CS Nga, 1917, công việc đầu tiên Lenin phải làm ngay là thành lập cơ quan tuyên truyền Agitprop và trong giai đoạn đầu còn do chính Lenin đích thân lãnh đạo. Tại Trung Cộng cũng vậy, trong đại hội đảng CS Trung Quốc lần đầu vào năm 1921 chỉ bầu ra vỏn vẹn ba ủy viên trung ương nhưng một trong ba ủy viên đó chịu trách nhiệm tuyên truyền.

Cơ quan tuyên truyền tẩy não trung ương đảng kiểm soát từng chi tiết các sinh hoạt tri thức, thông tin, truyền thanh, truyền hình, báo chí. Hệ thống kiểm duyệt trong chế độ Cộng Sản không chỉ ở trung ương mà theo nhiều tầng lớp. Ngay cả khi các tác giả viết bài cũng đã thực thi tự kiểm duyệt vì họ biết những gì nên viết và những gì không được viết trước khi nạp bản thảo cho cơ quan kiểm duyệt nhà nước. Các tác phẩm phim ảnh được duyệt nhiều lần để bảo đảm khi đến người dân không có một tình tiết nào đi ngược với đường lối của đảng.

Để tồn tại sau những đãi lọc của văn minh nhân loại, phương pháp và mục đích tuyên truyền CS cũng thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn, trước năm 1990 nền giáo dục CS đặt nặng lên học thuyết Marx-Lenin nhưng sau này thêm vào một cái đuôi tư tưởng dân tộc như tư tưởng Mao tại Trung Cộng và tư tưởng Hồ Chí Minh tại Việt Nam.

2. Đấu tranh nội bộ nhưng có cùng một mục tiêu và bị chi phối bởi một kỷ luật đảng.

Lịch sử phong trào CS thế giới từ Liên Xô đến Trung Cộng hay như vừa diễn ra tại Việt Nam cho thấy dù có đấu tranh nội bộ, các lãnh tụ CS luôn đặt mục tiêu chung của đảng lên hàng đầu. Các lãnh đạo đảng chọn hy sinh quyền lợi cá nhân vì sự sống còn của đảng. Tất cả đảng viên CS bị chi phối bởi một cương lĩnh duy nhất là cương lĩnh đảng CS.

Để duy trì tính thống nhất, đảng CS áp dụng một kỹ luật sắt trong nội bộ đảng. Ngoại trừ trường hợp Khrushchev tố Stalin trong đại hội lần thứ 20 của đảng CS Liên Xô, ít khi nào một lãnh đạo Cộng Sản đứng lên thẳng thắn vạch trần tội lỗi của lớp lãnh đạo trước. Làm như thế là phản đảng vì đã tạo chỗ hở cho kẻ thù tấn công vào đảng. Không ai tiên đoán được số phận của Boris Yelstin ra sao nếu ông ta từ chức, đừng nói chi dưới thời Stalin mà chỉ 10 năm trước đó.

Đời tư các lãnh tụ CS là tài sản bí mật của đảng. Các lãnh tụ độc tài dù tự sát như Adolf Hitler, bị giết như Benito Mussolini hay bị treo cổ như Hideki Tojo, tội ác của họ cũng đều được phanh phui sau Thế chiến Thứ hai. Các thế hệ lãnh tụ CS thì khác. Tội ác của các lãnh tụ CS được che giấu kỹ. Vai trò của Kim Nhật Thành trong chiến tranh chống Nhật, Hồ Chí Minh trong chiến tranh chống Pháp, Fidel Castro trong chiến tranh chống độc tài Batista, Stalin trong chiến tranh chống Đức, Mao Trạch Đông trong chiến tranh chống Nhật được đề cao đến độ làm như nếu không có họ có thể toàn dân tộc đã bị xóa tên khỏi lịch sử loài người. Hình ảnh Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hình ảnh Hồ Chí Minh đọc “tuyên ngôn độc lập” đã được đánh bóng sáng đến mức mọi tội tác tày trời khác của họ đã trở thành trộm vặt.

3. Bảo vệ tính kế tục cai trị của đảng.

Chế độ CS là một chế độ phong kiến đỏ và do đó, đặc điểm kế tục cai trị CS vô cùng quan trọng.

Trường hợp Đặng Tiểu Bình đối với Mao Trạch Đông là một ví dụ điển hình. Đặng Tiểu Bình là một trong những người chịu đựng sự hành hạ và mất mát lớn lao về nhân mạng trong thời Cách mạng văn hóa. Bản thân Đặng Tiểu Bình bị chính Mao thanh trừng nhiều lần và con trai của họ Đặng trọng thương khi bị ném từ cửa sổ xuống đường. Chuyện đời tư của Mao, từ bản chất độc tài, nghi kỵ cho đến cá tính trăng hoa dâm dật, Đặng Tiểu Bình biết hơn ai hết, nhưng khi lên nắm quyền hành, ông ta vẫn tiếp tục sơn son thiếp vàng lên một hình tượng mà cá nhân ông vô cùng căm hận. Trên đồng nhân dân tệ từ đơn vị một đồng cho đến một trăm đồng vẫn in khuôn mặt mỉm cười của một trong những kẻ từng điều khiển bộ máy giết người tập thể khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.

Là một trong số rất ít lãnh đạo Cộng Sản lão thành còn sót lại từ thời Vạn lý trường chinh và cũng quá thuộc sử Tàu, Đặng Tiểu Bình biết, giống như các triều đại phong kiến Trung Hoa, đặc tính kế thừa của một quyền lực trung tâm là một yếu tố sinh tử của chế độ Cộng Sản. Họ Đặng biết rằng điểm trung tâm vỡ thì toàn bộ hệ thống cai trị sẽ vỡ theo. Đặc điểm kế tục còn được thể hiện qua tầng lớp “Thái tử đảng”, con cháu của các cựu lãnh đạo đảng, tiếp tục vai trò lãnh đạo như trường hợp Ôn Gia Bảo, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình tại Trung Cộng. Tại Việt Nam, thành phần “Thái tử đảng” cũng đang “nối bước cha anh”.

4. Sử dụng “thành phần xăng nhớt” cho bộ máy toàn trị.

Thành phần trung thành và cuồng tín do chính sách tẩy não nặn ra đa số là những kẻ dốt nát, ngu ngốc, phát biểu những câu chỉ làm trò cười cho thiên hạ và không thể điều hành bộ máy nhà nước. Bộ máy độc tài toàn trị CS chạy được nhờ vào một thành phần khác có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao thuộc các lãnh vực của đời sống mà người viết tạm gọi là “thành phần xăng nhớt”.

Khá đông trong “thành phần xăng nhớt” này là những người có học, có kiến thức về kinh tế chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, biết được lẽ đúng sai nhưng thỏa hiệp với tập đoàn cai trị để đổi lấy một cuộc sống an nhàn, vinh hoa cho bản thân và gia đình. Thành phần này chấp nhận là xăng nhớt cho bộ máy độc tài tiếp tục cày xéo lên đất nước. Nhiều trong số họ được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng thế giới, học và hiểu tường tận các nguyên tắc để xây dựng một xã hội dân chủ nhưng khi về nước họ đã bán thân cho đảng CS. Một khi lớp xăng nhớt này trở thành cặn bã lại có một lớp khác lên thay. Như người viết đã phân tích trong bài “Bàn vê tẩy não”, Albert D. Biderman trong bản tin của Viện Hàn Lâm Y Khoa New York gọi thành phần này là những người “cho thấy việc chống lại chỉ là hành động vô ích”, từ đó “phát triển một thói quen tuân phục”, và cuối cùng “đầu hàng có điều kiện” trước đảng CS.

5. Các lãnh tụ CS chỉ giết nhân dân nước họ nên thế giới ít quan tâm.

Không giống chế độ độc tài Đức Quốc Xã tàn sát dân Do Thái, lãnh đạo Cộng Sản các nước thường giết chính đồng bào cùng máu mủ, cùng tổ tiên, cùng đất nước với họ.

Ngay từ sau 1975, dư luận thế giới đã biết đến tội ác của chế độ Pol Pot. Năm 1976, tạp chí Time còn đăng cả bức hình một tội nhân đang bị đánh vào đầu bằng cuốc, tuy nhiên, ngoài Việt Nam tấn công chế độ bằng một lý do riêng vào tháng Giêng, 1978, không một quốc gia nào có hành động cụ thể để ngăn chặn tội ác của Pol Pot.

Theo Black Book of Communism do Harvard do Harvard University Press xuất bản, gần một trăm triệu người bi giết dưới chế độ CS nhưng không phải do nước ngoài xâm lược mà do chính các lãnh tụ CS giết nhân dân nước họ như trường hợp Mao giết 65 triệu, Lenin và Stalin giết 20 triệu, Pol Pot giết 2 triệu, Hồ Chí Minh giết 1 triệu (không tính nhiều triệu người Việt vô tội của cả hai miền trong chiến tranh xích hóa Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975).

6. Lãnh đạo Cộng Sản thường tận dụng ảnh hưởng của kẻ thù đã chết.

Những lãnh tụ Cộng Sản thường tận diệt kẻ thù còn sống nhưng ca tụng kẻ thù đã chết. Stalin ca tụng Lenin, Fidel Castro ca tụng Ernesto “Che” Guevara, Đặng Tiểu Bình ca tụng Mao Trạch Đông.

Lấy trường hợp Che làm ví dụ. Nếu Ernesto “Che” Guevara không làm cách mạng phiêu lưu Nam Mỹ mà tiếp tục ở lại Cu Ba, thất khó tưởng tượng ông ta có thể sống sót dưới bàn tay của Fidel Castro. Một rừng không có hai cọp, một nước không có hai vua, đừng nói chi là quan hệ giữa Che và Fidel Castro rạn nứt trước khi Che tạm biệt vợ con lần cuối và lên đường đi Bolivia cuối năm 1966. Che chủ trương kỹ nghệ hóa đất nước, Fidel Castro chủ trương củng cố quyền lực trung ương.

Sự khác biệt của Che và Fidel Castro khá giống trường hợp của Lưu Thiếu Kỳ và Mao Trạch Đông. Nhưng hôm nay, nếu ai đến Havana, sẽ gặp hình ảnh Che trên khắp ngả đường. Xác chết không nghe được lời ca tụng, không nếm được mỹ vị cao lương, không sống trong các biệt thự có kẻ hầu người hạ, chỉ có đám độc tài đang thống trị đất nước mới thật sự là những kẻ hưởng thụ quyền lực.

Chủ nghĩa Cộng Sản đã tàn rụi ở châu Âu nhưng trong năm nước còn sót lại sự khổ đau, chịu đựng vẫn còn đến hôm nay và không biết đến bao giờ mới hết. Chiến tranh Lạnh đã tàn. Các nước tư bản tự do vì lý do kinh tế đã không còn giương cao ngọn cờ dân chủ như trước nữa. Họ mặc nhiên chấp nhận chế độ Cộng Sản như là một thực tế của mỗi quốc gia hơn là một phong trào quốc tế. Nhân dân Bắc Hàn, Cu Ba, Việt Nam, Lào, Trung Hoa vì thế sẽ tiếp tục là những dân tộc chịu đựng trong cô đơn.

Theo Fb Trần Trung Đạo

Chính phủ mới Canada đang làm nhiều việc "không giống ai" !

Nguyên Trần

Từ hồi tân chính phủ của thủ tướng "trẻ tuổi tài cao" Justin Trudeau lên cầm quyền, tôi thấy ông có những hành động thực sự không giống ai:

1) Rút hết máy bay C18 ra khỏi lực lượng đồng minh chống ISIS ở Syria và Iraq. Thay vào đó "Canada still does its part by training revolution force" Đúng là chuyện tào lao. Ai đời người ta bị cháy nhà thì không lo giúp người ta chữa cháy mà lại lo tìm hiểu nguyên nhân cháy nhà và lo chỉ dẫn người ta cách cất nhà bằng vật liệu tốt để khỏi bị cháy.

Chính vì thái độ thờ ơ tiêu cực nầy mà cuộc họp mới đây của khối đồng minh chống ISIS tại Paris gồm Mỹ,Anh, Pháp, Đức, Ý, Hòa Lan, Bỉ đã tẩy chay không thèm mời Canada tham dự. Chắc là đau lắm nhưng để chữa thẹn, ngài bộ trưởng quốc phòng turban nói ngài không khó chịu khi không được mời. Không hiểu đó là nổi lòng thật của ngài hay không chứ riềng tối mặc dù chỉ là một Naturalized Canadian Citizen mà cũng thất mắc cỡ vô cùng và có cảm tưởng như là nó hurt tới sĩ diện quốc gia vì tôi nghĩ đồng minh đã xem như Cadada đào ngũ

2) Với bao thảm nạn khủng bố kinh hoàng mới xảy ra ở Paris, San Bernadino, Cologne ... các quốc gia tự do nhân bản đã khép dần vòng tay nhân ái trong chính sách tiếp nhận người tị nạn Syria thì Canada vẫn tiếp tục dấn thân trên con đường "chính nghĩa đầy chông gai" cho dù nhiều ý kiến muốn chương trình tiếp nhận chậm lại  vì vấn đề an ninh quốc gia. Măc cho nhiều trở ngại lớn như không tìm ra nơi cư trú cho người tị nạn cứ phải cho họ tiếp tục ở khách sạn tốn  tiền của dân đóng thuế chứ của ai.

Ngoài ra trong lịch sứ tiếp nhận người tị nạn của chính phủ Canada từ xưa tới nay, tất cả người tị nạn kể cả người Việt Nam trong giữa thập niên 70, suốt thập niên 80 cho tới bầy giờ người tị nạn ĐỀU PHẢI BỒI HOÀN TIỀN MÁY BAY sau khi ổn định cuộc sống. Thế nhưng ông Justin Trudeau định chơi trội là cho chính phủ ngoài tiền ăn ở welfare mà còn cover luôn tiền máy bay mặc cho có gia đình nhân số lên tới mấy chuc̣ người.  Wow! Bingo! Trò chơi bạo lấy tiếng nầy đã bị vướng cựa. Đó là có một số gia đình Syrian định cư theo chương trình cúa chính phủ tiền nhiệm Stepan Harper (không có cover tiền máy bay theo truyền thống Canada) đã mang bill tiền vé máy bay hơn chục ngàn trả lại bộ di trú với lý do tại sao cũng tị nạn Syria mà gia đình họ phải trả trong khi tất cả những người tới sau kh̀ông trả gì hết. Canada công bằng như vậy đó hả?  Nếu dân tị nạn Syria theo chương trình cũ của chính phủ đảng Bảo Thủ hè nhau trả lại giấy yêu cầu bồi hoàn tiền máy báy thì chính phủ tính làm sao? Chả nhẽ bảo dân tị nạn níu áo Harper.

3) Theo bản tin đài CBC hồi sáng này thì ngài Trudeau đã đơn phương quyết định tiếp tục cấm vận Iran. Giữa lúc các quốc gia đồng minh nới lỏng cấm vận Iran trong thỏa hiệp hạn chể nguyên tử thì Canada đi ngược lại .

Thiệt đúng là "hổng giống ai". Với kiến thức hạn chế của một công dân hạng bét, thì sẽ nghĩ rất đơn giản là  nếu không giống CS độc tài tàn ác dã man thì còn mừng chứ còn không giống các quốc gia dân chủ tư do nhân bản thì Canada là ai và đứng trong hàng ngũ nào Dieu seul le sait (Có Trời mà biết).

Phóng...đại viên Nguyên Trần.
(Toronto)

26 January 2016

GAME OVER !

Lê Diễn Đức
Theo FB Lê Diễn Đức

Giáo sư Ngô Bảo Châu viết: "Hiếm có nhà chính trị nào kết thúc sự nghiệp của mình một cách vẻ vang như ông Nguyễn Tấn Dũng"!

Eo ơi, "kết thúc sự nghiệp của mình một cách vẻ vang"? Chuyện tiếu lâm thế kỷ!

Kể từ khi anh y tá miệt vườn Ba Dũng ra Bắc làm Thứ trưởng Công an, rồi Thống đốc Ngân hàng, rồi Thủ tướng:

- Trải thảm đón Tàu vào Việt Nam bằng cửa trước: Hàng trăm ngàn héc ta rừng đầu nguồn cho Tàu thuê 50 năm. Chia nhỏ dự án bauxite Tây Nguyên ra để mỗi dự án không quá 10.000 ngàn tỷ đồng, vượt qua sự chuẩn thuận của Quốc hội. Cho Tàu trúng hơn 90% tổng thầu EPC các dự án, đặc biệt là điện (nhiệt điện, thuỷ điện). Cho Tàu xây dựng khu Formasa 70 năm ở Hà Tĩnh thành một đặc khu gần như khép kín.

- Buông lỏng chính sách nhập khẩu để hàng hoá chất lượng kém và độc hại tràn ngập Việt Nam, nâng lượng hàng Tàu nhập siêu lên hơn 30 tỷ đôla.

- Phá vỡ tan tành Vinashin và món nợ khoảng 70 tỷ đôla (gần 1,5 triệu tỷ đồng) với các "quả đấm thép" khác.

- Biến hệ thống tài chính- ngân hàng thành sân chơi với những ma thuật maphia, làm giàu cho phe nhóm, người thân trong gia đình bằng các trò đầu cơ ranh mãnh, lừa gạt...

- Tiền bạc đầu tư hàng trăm tỷ USD không làm bộ mặt đất nước thay đổi mới là lạ, nhưng chất lượng các công trình vô cùng tồi tệ, giá làm những con đường cao tốc đắt nhất hành tinh nhưng vừa khánh thành đã lún, bao nhiêu tiền bị thất thoát, lọt vào túi riêng?

Vân vân...

Đây là thảm hoạ lâu dài của dân tộc!

Công tâm mà nói, ĐCSVN lãnh đạo nhà nước thì phải chịu mọi trách nhiệm, nhưng chỉ đúng về lý thuyết và đạo đức!

Những hợp đồng thương mại trên đây thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng. Nếu nói ông ta không thể làm khác được, thì tại sao vấn đề biển Đông lại nói khác? Tất cả chỉ trò mèo, lừa gạt cảm tính của số đông! Thế mà một đám đông, người trong nước cũng như không ít người Việt hải ngoại, vẫn không nhìn ra, vẫn tung hô anh Dũng như một vị "cứu tinh", một "minh chủ", "Tổng thống đầu tiên "của dân", trong khi 60% số đại biểu không muốn anh Ba ở lại!!! Trong cái màn hoả mù "chống Tàu" mà anh Ba tung ra, đa số vẫn giữ được mắt sáng để nhìn nhận.

Đại hội ĐCSVN là vở hài được Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị rất bài bản và kỹ xảo, nhưng đám "fan" của Ba Dũng cũng là những diễn viên hài hước không kém!

Trong giàn lãnh đạo mới, tôi chán nhất Nguyễn Xuân Phúc, khuôn mặt ông ta toát lên một con người nhỏ nhen, phản phúc và nham hiểm. Nguyễn Xuân Phúc sẽ khơi sâu thêm thảm hoạ mà Dũng để lại.

Đất nước này còn khốn khổ, lộ trình dân chủ còn tối tăm với sự cai trị tiếp tục bởi lý thuyết giáo điều, bảo thủ của ekip Nguyễn Phú Trọng và thái độ của người dân như hiện nay.

Game over! Thôi chia tay anh Ba, từ nay đến tháng 5/2016, anh Ba cố gắng "thu xếp" để bảo toàn tiền bạc, tài sản mà anh đã kiếm được quá nhiều trong từng ấy năm.

Nhưng cái di sản mà anh Ba để lại cho dân tộc này quả là khủng khiếp!

Buồn!

25 January 2016

Gà-kê-dê-ngỗng mùa đông

Nghé Ngọ

Các bạn Miền Đông, hãy vùng lên chống . . .  bạo quyền!

Ooops! Xin lỗi, bỏ dấu sai, “chống . . . bão quyền” (force of nature)! 

Miền Đông mấy hôm rày hứng chịu một cơn bão dữ (monster storm) Tuyết phủ đầy, một màu trắng xóa!

Theo tin sơ khởi, có 12 tiểu bang tuyên bố “tình trạng khẩn trương”, 80 triệu người bị ảnh hưởng, có 31 người chết vì bão, hơn 12,000 chuyến bay bị hủy bỏ, thiệt hại hàng tỷ bạc!

Nhìn cảnh tuyết rơi trắng xóa, bà xã tôi thắc mắc “Làm sao những ngươi nơi đó sống được, đường xá thì đóng băng, nhà cửa chìm trong tuyết trắng . . . “ Tôi đành chép miệng “Sống đâu quen đó, có chết thằng Tây nào đâu!”

Cũng như gần đây, có email luân chuyển, tựa là “Hãy Rời Cali Nếu Có Thể” do một Bác Sĩ (???) người VN, dịch từ bài báo Mỹ “Leave California If You Can” nhân vụ “gas leak” tại khu Porter Ranch, miền Nam CA. Nói vậy, chẳng nhẽ chỉ vì một “biến cố” tại 1 khu vực mà gần 40 triệu dân CA phải “đóng tuyền vượt biển” qua VN sinh sống hết à! Chuyện thậm vô lý như vậy mà tôi cứ nhận được 3 người đã “vô tư” (?) chuyển tin cho tôi. Cũng vài năm trước, đồn CA sắp có động đất lớn, cho nên nhiều người (trong đó có các kỹ sư điện tử) đã vội bán nhà, chuồn đi nơi khác. Chuyện gì xảy ra, các bạn đều biết rồi!

Có lẽ rồi đây sẽ có bài về “Leave Michigan If You Can” (vụ Flint Water, nước bị nhiễm độc) hay “Leave East Coast If You Can” vì vụ “bão dữ” mấy hôm rày???

Trong các cơn bão tuyết làm tê liệt các thành phố lớn bên Miền Đông, xin gửi đến một youTube để các bạn xem chơi về 2 anh chàng chỉ mặc quần áo bơi, “bờ-lông-dzông” xuống ao băng tuyết, để thấy rằng, trong cảnh tuyết đóng băng, người ta cũng lợi dụng nó để “have fun”!


Vậy bạn ơi, đừng “trùm chăn” ngủ kỹ trong nhà nữa, mà hãy chạy ra ngoài đường (chỉ mặc quần áo tắm) tập Dịch Cân Kinh một chốc thì ấm người ngay!
“Have Fun”!

**
*


Một vài hình ảnh tiêu biểu về cơn "bão tuyết" này:









Đặc phái viên của Tập thăm VN

Ông Tống Đào, đặc phái viên của Tổng Bí thư Cộng Đảng Tầu Tập Cận Bình sẽ thăm Lào và Việt Nam trong thời gian từ 26 đến 30/1, Tân Hoa Xã loan tin.

Tuyên bố về chuyến thăm của Tống Đào được Tân Hoa Xã đưa ra vào đầu giờ hôm 25/1, trước lúc Đại hội 12 Cộng Đảng Việt Nam đi vào giai đoạn gay go nhất: bầu chọn từ danh sách các ứng viên chạy đua vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới.

Trong số các kỳ cựu khóa cũ duy nhất chỉ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Trung ương giới thiệu tái cử trong lúc các chính trị gia hàng đầu khác như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Trương Tấn Sang, tuy cũng được Trung ương giới thiệu tái cử trước đó nhưng đã xin rút, nay lại nhận được nhiều đề cử tại Đại hội.

Tuy nhiên, vào cuối ngày 25/1, Đại hội đã biểu quyết chấp nhận toàn bộ đơn xin rút lui của 23 người được Đại hội đề cử, chỉ dấu rõ ràng cho thấy sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Dũng đã kết thúc.

Tập Cận Bình đã từng mời Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Lục vào 'thời điểm thích hợp', khi lãnh đạo Đảng và nhà nước Tầu có cuộc họp với người đứng đầu Chính phủ Việt Nam hôm 5/11/2015, trong chuyến thăm Hà Nội của Tập.

Nay, với việc ông Dũng sẽ sớm rời khỏi chính trường, không rõ lời mời của Tập có được thực hiện hay không.

Theo Luật Tổ chức Quốc hội, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục giữ chức Thủ tướng cho tới khi Quốc hội mới được bầu lên, theo kế hoạch sẽ được tổ chức vào 22/5/2016, và bổ nhiệm tân thủ tướng.

Tuy nhiên, trong kỳ Đại hội Đảng 12 đang diễn ra, đương kim Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã được dàn lãnh đạo Đảng khóa 11 "giới thiệu" vào vị trí Thủ tướng.

(Dựa theo BBC Tiếng Việt)

Mùa Đông (cuối) năm 2015 Canada


Gõ lên hình để mở lớn
(Photos A.C.La)

Toronto: Hình ảnh Hội Xuân Bính Thân 2016 tại Mississauga, Canada








Hình: TTR

24 January 2016

Tiết lộ rợn người của chủ buôn hoa quả nhập từ Trung Quốc

"Dù không dám ăn một miếng, song, do ngày nào cũng phải dùng tay nhặt hoa quả cân bán cho khách nên móng tay bị biến dạng xù xì giống như bị cho vào lửa đốt cháy dở, còn 10 đầu ngón tay thì vàng ố,... Giờ đây, cả hai vợ chồng tôi luôn phải đeo găng tay cao su mỗi khi cầm nắm các loại hoa quả Trung Quốc để tránh phải sờ trực tiếp vào chúng".

Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Thoa quê ở Vĩnh Tường làm nghề bán hoa quả tại một khu chợ tự phát phục vụ công nhân ở khu công nghiệp Khai Quang (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).

Xây nhà lầu, sắm xe ô tô nhờ buôn hoa quả Tàu 

Chị Thoa kể, từ năm 2.000), cả hai vợ chồng chị đi buôn hoa quả về các chợ tại địa phương để bán lẻ kiếm lãi 100.000 - 200.000 đồng/ngày. Theo chị, vào thời điểm đó ngày kiếm được từng đó tiền là đã hơn rất nhiều so với việc ở nhà cấy lúa, trồng rau.

Ngày nào cũng như ngày nào, 3-4h sáng, hai vợ chồng chị đi xe máy ra chợ Thổ Tang hay khu vực buôn dưa hấu ở Đại Đồng (Vĩnh Tường) lấy hàng về bán. Lúc đó, hàng bán chạy, thường chỉ bán trong vòng buổi sáng, đến buổi chiều đã hết hàng và được nghỉ ngơi.
Thấy thế, hai vợ chồng chị lại tiếp tục lấy buôn thêm các mặt hàng hoa quả khác để bán kèm vào và dần dần chuyển hẳn sang các loại hoa quả của Trung Quốc bởi giá khá rẻ, chỉ khoảng vài ngàn đồng/kg, loại đắt nhất cũng chỉ tầm 10.000-15.000 đồng/kg. Với mức giá đó thì rất hợp với túi tiền dân quê. Trong khi đó, Thổ Tang lại là thủ phủ của các loại hoa quả Trung Quốc giá rẻ, lấy bao nhiêu có bấy nhiêu, nguồn hàng không bao giờ khan hiếm.

"Buôn hoa quả Trung Quốc, mỗi ngày hai vợ chồng tôi thường bán hết từ 3-5 tạ hoa quả các loại, trung bình thu lãi nửa triệu đồng/ngày, có hôm hàng bán chạy, hoa quả bị thối hỏng ít còn lãi cả triệu đồng". Chị Thoa cho biết, chỉ cần đi buôn bán hoa quả Trung Quốc một tháng đã bằng cả năm ở nhà làm ruộng mà còn không phải chân lấm tay bùn.

Chị Thoa khoe, cũng nhờ vào buôn bán hoa quả Trung Quốc mà năm 2008 hai vợ chồng chị đã xây được căn nhà hai tầng khang trang rộng gần 100m2 với đủ trang thiết bị tiện nghi. Đến năm 2010, cả hai vợ chồng tiếp tục đầu tư tiền mua hẳn một chiếc xe ô tô tải loại nhỏ phục vụ cho việc đánh hoa quả từ chợ Thổ Tang về khu chợ tự phát ở khu công nghiệp Khai Quang chuyên bán cho công nhân. Theo đó, cứ "mùa nào áo ấy" hai vợ chồng đánh xe ra chợ Thổ Tang nhập hoa quả với số lượng hàng tấn mỗi ngày.

 "Ở chợ bán cho công nhân này chỉ bán lúc sáng và lúc chiều tối (giờ công nhân tan ca), song, hàng bán chạy lắm, cả ngàn công nhân đổ ra đây mua hoa quả. Mà công nhân thu nhập không cao nên hoa quả càng rẻ càng dễ bán chứ họ không như dân thành phố, sợ hoa quả Trung Quốc đâu", chị nói.

Mỗi ngày hai vợ chồng chị bán hết khoảng 1,5-2 tấn hoa quả Trung Quốc bao gồm các loại như: lê, táo, nho, quýt,... Và khoản lãi thu về cũng phải được 1,5-3 triệu đồng/ngày.

Và cái giá phải trả

Sau khoản lãi khổng lồ mà vợ chồng chị Thoa kiếm được nhờ vào công việc buôn bán hoa quả Trung Quốc, vợ chồng chị dường như cũng đang phải trả cái giá khá đắt.

Chị Thoa kể, 15 năm trời đi bán hoa quả Trung Quốc nhưng gia đình chị chưa bao giờ dám ăn dù chỉ một quả bởi chính chị cũng không biết được chúng độc hại đến cỡ nào. Chỉ thấy, sau hơn 10 năm tiếp xúc với thứ hoa quả Trung Quốc này (chọn hoa quả và cân hoa quả cho khách) trực tiếp bằng tay mà giờ đây nhìn vào đôi bàn tay của cả hai vợ chồng chị ai cũng thấy chúng không còn bình thường như trước nữa.

"Cả bàn tay và nhất là 10 đầu ngón tay tự nhiên cứ bị vàng ố, còn móng tay thì bị biến dạng xù xì hết cả lên giống như bị cho vào lửa đốt cháy dở".

Theo chị Hoa, công việc buôn bán kiếm cơm cho gia đình không thể bỏ được nên 3 năm nay, thay vì cầm nắm trực tiếp, cả hai vợ chồng đều phải đeo loại găng tay cao su mỗi khi chọn hoa quả cân bán cho khách để bảo vệ đôi bàn tay mình.

"Người ngoài nhìn thấy hai vợ chồng tôi đeo găng tay khi bán hoa quả thường nghĩ vợ chồng tôi sợ bẩn nên làm vậy chứ chẳng ai ngờ rằng chính vì sợ tiếp xúc với thứ hoa quả này nên mới phải đeo găng tay". chị Thoa nói thêm.

Ngoài ra, chị Thoa cũng cho hay, hai vợ chồng chị vẫn giữ nghề buôn hoa quả kiếm cơm, song, thay vì buôn hàng Trung Quốc, cả hai đều quyết định chuyển dần sang buôn bán hoa quả của Việt Nam vì chính hai vợ chồng chị cũng cảm thấy sợ với các loại hoa quả Trung Quốc.

Bảo Phương
(Nguồn: VietnamNet)

Đại hội 12: Việc chọn Tổng Bí thư vẫn sẽ gay cấn đến phút cuối

Người ta nói Đại hội Đảng 12 là đại hội của các tin đồn đoán, với mục đích nhằm phục vụ cho cuộc tranh chấp quyền lực giữa 2 phe trong đảng quả là không sai. Các tin đồn đã làm nhiễu loạn thông tin và khiến cho dư luận nhiều lần mất phương hướng. Rõ nhất là từ những tin từ "các nguồn tin khả tín" về "Kết quả bỏ phiếu" bầu chọn "tứ trụ" sau Hội nghị Trung ương 14, đã sai ngay khi đưa số lượng phiếu bầu của 175 Ủy viên Trung ương, khi đã tính cả 2 ông Phạm Qúy Ngọ và Nguyễn Bá Thanh đã chết.

Tuy vậy, kể cả báo chí nước ngoài vẫn phải dẫn tin từ nguồn này. Điều đó cho thấy, thông tin về nhân sự chủ chốt của Đại hội 12 là thông tin tuyệt mật.

Chiều ngày 23/01/2016, một lần nữa thông tin "Thủ tướng xin rút, giới thiệu Tổng bí thư tái cử" trên Báo VNN (Bài báo đã bị rút ngay sau vài tiếng tồn tại - còn xem được ở đây), khi cho rằng "Thượng tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng, xác nhận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xin rút và được rút khỏi danh sách giới thiệu bầu Ban chấp hành TƯ khóa mới.". Điều đó đã làm dư luận hết sức xôn xao và mọi người đều cho rằng dấu chấm hết đã được dành cho ông Nguyễn Tấn Dũng.

Trước hết, chuyện "Thủ tướng xin rút, giới thiệu Tổng bí thư tái cử" là chuyện cũ từ Hội nghị Trung ương 14 được nhắc lại, chứ không phải là chuyện tại thời điểm này. Song nếu quan sát các bài báo được đăng cùng vào thời điểm ngày 23/01, như trên VnEconomy có bài “Nếu Đại hội không cho rút, các đồng chí đó lại tiếp tục ứng cử”, hay Soha với bài "Nhân dân tín nhiệm ai thì Đảng sẽ lựa chọn" và có lẽ không phải ngẫu nhiên, mà Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc bên lề ĐH 12 ngày 23/1/2016 trong cuộc trao đổi với PV Zing.vn đã nhấn mạnh: "Tổng bí thư có đồng thời là Chủ tịch nước hay Thủ tướng tùy thuộc vào sự phân công trong Đảng" v.v... và v.v...

Có người đặt câu hỏi, tại sao Thượng tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng - một tướng thuộc khối tác chiến chứ không phải chính trị, trả lời phỏng vấn báo chí vào lúc này? Và thấy rằng, thoạt đầu thì tưởng thông tin này nhằm bênh ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng nếu xem kỹ thì thấy họ đang bảo vệ ông Nguyễn Tấn Dũng và muốn chứng minh rằng ông Dũng không phải là người tham vọng quyền lực, ngược lại người tham vọng quyền lực là người vu khống cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Đây là ý kiến đáng quan tâm.

Việc báo Lao động cho đăng bài viết dưới tiêu đề "Duy nhất đồng chí Nguyễn Phú Trọng ứng cử cho chức danh Tổng Bí thư", theo đó chỉ còn lại một mình ông Nguyễn Phú Trọng, đã không xin rút khỏi danh sách. Trong lúc tại Hội nghị Trung ương 14, khi Bộ chính trị đưa ra phương án nhân sự cho chức vụ Tổng Bí thư chỉ có tên duy nhất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì Trung ương mới giới thiệu thêm 4 người nữa bổ xung cho danh sách nhân sự "đặc biệt". Đó là các ông Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng và Phùng Quang Thanh, song cả 4 vị này đã xin rút và được trung ương chuẩn thuận. Điều đó đã cho thấy, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới chính là người có tham vọng quyền lực, trong điều kiện khi ông đã rất cao tuổi và nhiều bệnh tật?

Việc ngày 23/1/2016, Thiếu tướng, GS.TS Trương Giang Long, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND, Giám đốc Học viện Chính trị CAND đã đưa mong muốn của nhân dân là một điều kiện, khi cho rằng "Nhân dân có lựa chọn rất công bằng. Ai vì dân vì nước thì sẽ được nhân dân tín nhiệm, và nhân dân tín nhiệm thì Đảng sẽ lựa chọn thôi". Đây cũng là chuyệt khá bất thường, vì nhân dân đang ủng hộ ai thì là điều quá rõ ràng.

Hay trong bài tham luận tại đại hội sáng 23/01/2016, ông Đặng Ngọc Tùng Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động VN đã nói: “Cho phép tôi thay mặt 9 triệu đoàn viên và tổ chức công đoàn VN cảm ơn Đảng, cảm ơn các lãnh đạo Đảng... Đặc biệt chúng tôi bày tỏ sự kính trọng và vô cùng biết ơn đồng chí Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước và đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng CP đã thể hiện dũng khí và bản lĩnh của người lãnh đạo, khi lãnh đạo TQ tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc TQ từ thời cổ đại." Đây được coi là một cái tát trời giáng giữa Đại hội 12 vào TBT Nguyễn Phú Trọng - người đang giữ cương vị cao nhất của đảng và nhà nước, về ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

Kể cả thông tin mới nhất trên báo Tuổi trẻ vừa cho biết, sáng 24/01/2016, ông Vũ Trọng Kim - Ủy viên trung ương Đảng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban trung ương MTTQVN đã xác nhận với báo giới bên lề Đại hội Đảng XII rằng. ngoài việc đề cử giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái cử khóa 12, Hội nghị Trung ương 14 còn giới thiệu ba vị trí chủ chốt còn lại, gồm: Chủ tịch nước là ông Trần Đại Quang, Thủ tướng là ông Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Và tỷ lệ phiếu giới thiệu tại hội nghị trung ương 14 đối với vị trí Tổng Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng là rất cao, hơn 75%.

Đây cũng chỉ là kết quả của Hội nghị Trung ương14 được nhắc lại và không có gì mới. Vấn đề ở đây sẽ là, tại sao các thông tin này bị dấu kỹ từ khi kết thúc Hội nghị Trung ương 14 mà báo chí nhà nước không đăng tải, lại đột nhiên được công khai vào thời điểm Đại hội 12 đang bàn công tác nhân sự? Phải chăng đang có các dấu hiệu cho thấy, kết quả nhân sự chủ chốt của Hội nghị Trung ương 14 không có gì đảm bảo là chắc chắn, nên phe của ông Nguyễn Phú Trọng phải chơi bài định hướng? Điều đó càng cho thấy, vấn đề bầu chọn nhân sự chủ chốt tại Đại hội 12 chưa phải là đã có câu trả lời chính thức.

Tin cho biết, sau cuộc họp chiều 23/01/2016, các đại biểu dự Đại hội 12 đã đồng ý với phương án đã được Ban Chấp Hành Trung Ương khóa XI đưa ra là sẽ có 200 ủy viên trung ương được bầu chọn, gồm 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết. Điều đó đã cho thấy phương án sẽ có 280 ủy viên trung ương được bầu tại Đại hội 12 của Ban Tổ chức Trung ương được Bộ Chính trị chuẩn thuận đã bị Ban Chấp Hành Trung Ương khóa XI bác bỏ. Đáng chú ý, số lượng các Ủy viên Trung ương được đề cử thêm là có tất cả 40 người và trong trường hợp các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị lớn tuổi, thì đại hội có nhiều ý kiến nên để 3 đồng chí ở lại, đó là Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng.

Ông Nguyễn Tấn Dũng đang dùng chước "tranh như không tranh". Vì gần đây, ông Dũng đã nhận thấy khả năng trúng cử của mình là không cao, vì ông ta không được sự ủng hộ của các đảng viên trung kiên là cán bộ đã nghỉ hưu cũng như các thành viên Bộ Chính trị hiện nay. Việc ông Nguyễn Tấn Dũng xin rút khỏi danh sách ứng cử chức vụ Tổng Bí thư là hành động khôn ngoan, vì đã để cho mình một lối thoát trong danh dự. Như trường hợp của ông Trọng nếu thất cử sau đại hội 12 thì còn mặt mũi đâu để nhìn thiên hạ? Song ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn hết sức tin tưởng vào sức mạnh của Ban Chấp hành Trung ương, việc ông ta để cho ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch đầu tư phát biểu tại Đại hội ngày 22/01/2016, điều được ví như tiếng sét giữa đêm đông, đã tấn công thẳng vào phe của ông Trọng, là điều cho thấy ông Dũng không dễ gì sẽ từ bỏ quyền lực một cách dễ dàng.

Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII diễn ra từ ngày 21-28/01/2016, theo chương trình làm việc của Đại hội, thì từ ngày 23-27/01/2016 đại hội sẽ tập trung vào bàn công tác nhân sự lãnh đạo. Nghĩa là đại hội sẽ mất 05 trong tổng số 08 ngày đại hội để giải quyết nhân sự lãnh đạo cao cấp. Đến hôm nay, ngày 24/01//2016 thì chặng đua vào chức Tổng Bí thư và các chức danh chủ chốt khác sẽ còn 4 ngày để bàn và bầu.

Theo quy định, các đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc nằm trong danh sách đề cử Ban Chấp hành Trung ương khóa 12, có toàn quyền ứng cử, giới thiệu - đề cử. Trên cơ sở danh sách nhân sự do Ban Chấp hành Trung ương khóa trước giới thiệu, các đại biểu sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Và ngày hôm sau, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII họp Hội nghị lần thứ nhất để bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việc chọn Tổng Bí thư vẫn sẽ gay cấn cho đến phút cuối, và sẽ còn rất nhiều những tin tức mập mờ được tung ra với mục đích và tính toán riêng của các phe.

Ngày 24/01/2016
Việt Dũng (Nguồn: Dân Luận)

Đại hội đảng ở ‘quốc gia công an trị’

Bài viết của Thomas A. Bass trên tạp chí có uy tín Foreign Policy cho rằng bề ngoài Việt Nam dường như đang hướng về tư bản chủ nghĩa nhưng thực chất bên trong vẫn là quốc gia công an trị.

Cây viết người Mỹ, tác giả hai cuốn sách về Việt Nam (Vietnamerica: The War Comes Home và The Spy Who Loved Us), nói đúng là một mặt Việt Nam đang mở cửa cho Phương Tây và phát triển nhanh chóng; thế nhưng mặt khác, đất nước này là một nền văn hóa tan nát.

"Các nhà kiểm duyệt đã bịt miệng hoặc bắt các nghệ sỹ xuất sắc nhất đi biệt xứ... Nền báo chí bị lũng đoạn và bị chính phủ kiểm soát."

Bass cho rằng giới chức tuyên giáo đã tước đi quyền tự do của người dân về cả tôn giáo, tư duy và ngôn luận.

Đề cập tới Đại hội XII của Đảng CSVN hiện đang diễn ra ở Hà Nội, ông viết cho dù "tham nhũng từ gốc tới ngọn" và trương phình vì bảo kê và chủ nghĩa xã hội thân hữu, Đảng CSVN vẫn khóa chặt chính phủ, quân đội, báo chí và 93 triệu dân Việt Nam.

Bass dẫn lời nhà văn Nga Vladimir Nabokov nói: “Chủ nghĩa Mác cần một kẻ độc tài, một kẻ độc tài lại cần công an mật, và đó là tận thế.”

Phe nào cũng thế?

Các quan sát viên quốc tế đang chăm chú dõi theo Đại hội Đảng để tìm dấu hiệu về phe phái nào sẽ lên nắm quyền. Tuy nhiên theo Bass, vấn đề không phải ở chỗ đó.

"Dường như đang có một cuộc
chính biến quay chậm
trong đó ông Nguyễn Phú Trọng
tìm cách ở lại" 

"Đúng là Đảng CSVN đã thay đổi từ ngày thống nhất đất nước sau cuộc chiến tranh Việt Nam năm 1975. Đứng trước nguy cơ đói kém, Đại hội Đảng lần thứ sáu năm 1986 đã từ bỏ nền kinh tế tập trung kiểu Soviet để đi theo kinh tế thị trường XHCN. Đảng CSVN cho phép thị trường tự do nảy nở ở đáy xã hội và tầng lớp "tư bản đỏ" xuất hiện ở đoạn giữa trong khi duy trì kiểm soát các lĩnh vực như đóng tàu, ngân hàng, khai khoáng và các doanh nghiệp nhà nước khác ở trên thượng tầng".

Bass cho rằng các sự kiện như khôi phục quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới đã góp phần thay đổi hướng đi của Đảng CSVN.

Tuy nhiên sau đó, Đảng đã gây ra nhiều lỗi lầm trong quản lý kinh tế, đặc biệt là trong đầu tư vào các tập đoàn nhà nước mà Vinashin là một điển hình.

"Vụ bê bối này [Vinashin] đủ lớn để khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mất chức. Thế nhưng ông Dũng đã được các tay chân ở Bộ Chính trị cứu thoát và bắt đầu vận động để vào chức Tổng bí thư tuy dường như ông đã thất bại trong việc này."

Theo Bass, Việt Nam dường như đang trải qua một cuộc chính biến quay chậm, trong đó ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà theo quy định đáng ra phải về hưu đang tìm cách ở lại vị trí, ít nhất là một vài năm.

Cây viết người Mỹ cũng xem xét quan hệ đối ngoại của Việt Nam, nhất là với nước lớn láng giềng Trung Quốc.

Sau hàng loạt các sự kiện có thể gọi là gây hấn của Trung Quốc, dẫn tới tâm lý bài Trung ở Việt Nam, Bass nhận thấy rằng "tâm lý chống Trung Quốc chưa làm giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Việt Nam".

Song song, theo Bass, Hà Nội điều tiết quan hệ với Hoa Kỳ khéo léo hơn nhiều quan hệ với Trung Quốc.

Vấn đề nhân quyền

Đảng CSVN có thể sẽ tham gia Hiệp định Đối tác Thái Bình Dương (TPP), tuy rằng TPP có một số đòi hỏi về quyền lao động nhưng Hà Nội chắc sẽ lờ đi các đòi hỏi này, "cũng như một số văn bản quốc tế khác mà Việt Nam đã ký mà không thực hiện".

"Việt Nam nằm gần như cuối bảng trong mọi danh sách về nhân quyền. Việt Nam có số tù chính trị cao nhất tính theo đầu người ở Đông Nam Á thế nhưng vẫn đường hoàng ngồi vào chiếc ghế ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc."

Tác giả bài viết nói các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ đã "công nhận sự cai trị của Đảng CSVN", như sau chuyến thăm Nhà Trắng năm ngoái của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

"Một điều chúng ta biết về Đại hội XII Đảng CSVN là nó sẽ không giúp chấm dứt nạn bạo hành của công an."

Bass nhắc tới các trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài và blogger Anh Ba Sàm đã bị sách nhiễu và truy tố.

"Một chốn hoang tàn về văn hóa trong một quộ́c gia công an trị đang đánh các nhà đấu tranh dân chủ bằng gậy sắt, Việt Nam vẫn được dung túng vì nhiều người muốn làm ăn với các công dân Việt Nam hoặc thăm thú danh lam thắng cảnh ở nước này."

Bass nói Việt Nam "sẽ chào đón khách du lịch và làm ăn với tài chính và tư bản quốc tế, không vấn đề gì".

"Thế nhưng nếu muốn động vào đảng thì hãy quên đi. Chỉ dành riêng cho đảng viên mà thôi."

Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nhà văn và giáo sư đại học tại Hoa Kỳ.

(Nguồn BBC Tiếng Việt)

Cười tí tỉnh: khỏe mạnh !


23 January 2016

Đại hội XII Đảng CSVN khai mạc

Phóng viên Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt có mặt tại Trung tâm Báo chí ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia nói ngoài đảm bảo an ninh thông thường thì có các biện pháp mới áp dụng với các phóng viên.

"Những người ra vào khu vực họp cũng như phóng viên và nhà báo phải gửi điện thoại di động tại quầy qui định ở ngoài tòa nhà. Được biết nhân viên an ninh làm việc tại Đại hội nhận thông báo về biện pháp này chỉ vài ngày trước khi khai mạc Đại hội và nhiều phóng viên tỏ ra khá ngạc nhiên.

"Ngay cả khi điện thoại không bắt được tín hiệu, có khả năng đây là biện pháp để đại biểu có thể tập trung vào các chủ đề để thảo luận cũng như loại trừ khả năng lộ lọt thông tin có thể được xem là không có lợi ra ngoài và rồi lại tác động ngược lại phía bên trong hội trường" phóng viên Nguyễn Hoàng nói.

Các đại biểu thảo luận văn kiện trong ba ngày. Tới tận 24/1 mới bắt đầu chủ đề nhân sự, bắt đầu bằng bầu các uỷ viên Trung ương.

Khóa XII Đảng CSVN sẽ có 180 ủy viên Trung ương, thêm 5 người so với khóa trước.

Theo Quy chế bầu cử Đại hội, "Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI nếu không nằm trong danh sách tái cử sẽ không được ứng cử, đề cử và nhận đề cử".

Mới nhất, bên lề Đại hội XII, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, khẳng định: "Các đồng chí là cấp ủy viên mà không được cấp ủy giới thiệu thì không được ứng cử và không được nhận đề cử. Nhưng ra Đại hội, thì Đại hội có quyền quyết định cao nhất".

Đại ý của ông Son là nếu như một ủy viên Trung ương không trong danh sách của Trung ương thì không được ứng cử, đề cử và nhận đề cử. Lựa chọn duy nhất của ủy viên này là xin rút.

"Nhưng cuối cùng để đồng chí đó rút hay không rút là do Đại hội quyết định."

Ông Nguyễn Bắc Son không phải là người đầu tiên nói "cuối cùng, quyền quyết định cao nhất vẫn là của Đại hội".

Trước khi Đại hội khai mạc, các nhà tổ chức cũng thông báo là nhân sự cuối cùng sẽ do Đại hội quyết định, tức cả 1.510 đại biểu đều có tiếng nói.

Thông báo này làm gia tăng đồn đoán là các phe cánh sẽ còn tận dụng những giây phút cuối cùng trong một tuần Đại hội để giành phần thắng.

(Trích bản tin BBC Tiếng Việt)

22 January 2016

Nguyễn Phú Trọng đẩy Nguyễn Tấn Dũng về vườn

Theo Người Việt

HÀ NỘI (NV) - Theo các nguồn tin ngoại giao và những tiết lộ từ nội bộ cấp cao của đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng và phe cánh, rất có thể, đã đẩy văng Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi bộ tứ quyền lực trong đại hội 12 đang diễn ra tại Hà Nội.

Hôm Thứ Năm, 21 Tháng Giêng, 2016, đại hội đảng CSVN kỳ thứ 12 chính thức bắt đầu cuộc họp kéo dài 8 ngày với điểm chính yếu là thành lập Ban Chấp Hành Trung Ương đảng khóa mới để từ đó, đẻ ra những chức vụ chóp bu của Đảng gồm Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Ủy Ban Kiểm Soát Trung Ương và trên hết là “tứ trụ triều đình” gồm tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội nhiệm kỳ 2016-2020.

Những gì bí mật của cuộc đấu đá tranh ghế tổng bí thư trong đảng CSVN, người ta đã thấy phần nào phơi bày trên một số trang mạng không biết là của ai. Nhưng ít nhất, người ta thấy các tài liệu, hình ảnh, bài viết kể cả thư tố cáo và lời phản bác, nhắm nhiều nhất vào ông Nguyễn Tấn Dũng đã hết 2 nhiệm kỳ thủ tướng, đang nhăm nhe cái ghế tổng bí thư.

Hiến Pháp CSVN sửa đổi năm 2013 xác định ở điều 2 rằng “Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân...” Nhân dân tuy “làm chủ” đất nước nhưng không ai có tiếng nói nào đối với cái “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” và cả những chức danh như chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội.

Cũng giống như những kỳ đấu đá trước đây tranh giành các ghế chóp bu trong đảng, kỳ đại hội đảng CSVN lần này không thiếu những mánh khóe hạ địch thủ bị xì ra. Guồng máy tuyên truyền của chế độ, nhiều hơn một lần, kêu rằng những thứ đó “thông tin bịa đặt, nói xấu lãnh đạo” trước đại hội đảng, nhằm “gây rối, bôi xấu nhân sự, phá hoại sự thành công của đại hội...”

Tựu trung, theo thông tấn AP, cuộc đấu đá giành ghế tổng bí thư, gay gắt nhất là giữa đương kim tổng bí thư (mới được một khóa nhưng hiện đã 71 tuổi) Nguyễn Phú Trọng, và đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đã hết 2 nhiệm kỳ thủ tướng, hiện đã 66 tuổi). Cả hai ông này, và 8 ông bà khác, đều đã quá tuổi nghỉ hưu, trên nguyên tắc phải về vườn.

Hôm Thứ Tư, 20 tháng 1, ngày mà 1,510 “đại biểu” về Hà Nội dự đại hội đảng XII bước vào “họp trù bị” tức họp về các nguyên tắc và chương trình đại hội, thông tấn AP nói rằng, nhiều phần, ông Nguyễn Phú Trọng giữ được cái ghế tổng bí thư thêm khóa nữa.

Các trò đấu đánh trong thượng tầng đảng CSVN được nhìn thấy khi báo chí chính thống của chế độ đề cập đến trường hợp “quá tuổi nghỉ hưu” được ngồi lại. Hoặc như ông Lê Quang Vĩnh, viên chức “phó văn phòng Trung Ương đảng CSVN” giải thích thì chức vụ tổng bí thư “không có giới hạn tuổi.”

Vài tuần trước, một số nguồn tin nói gần như chắc chắn rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ nhảy từ ghế thủ tướng sau 10 năm ở đó, lên ghế tổng bí thư, một điều hiếm xảy ra, nhờ đông phe cánh. Ông ta đã từng thoát nạn sau những lần biểu quyết trong trung ương đảng những năm trước khi bị cáo buộc làm hại nền kinh tế quốc gia qua các vụ vỡ nợ của Vinashin, Vinalines năm 2012 và kỳ bỏ phiếu tín nhiệm hồi năm ngoái.

Giới bình luận quốc tế cho rằng Nguyễn Tấn Dũng có khuynh hướng cải cách, muốn nghiêng hơn về phía Tây phương, cũng từng lên tiếng đả kích (gián tiếp) Trung Quốc bá quyền bành trướng trên biển Đông. Trong khi đó, Nguyễn Phú Trọng bị coi là một kẻ bảo thủ, nghiêng hơn về phía Trung Quốc, có thể sẽ làm giới đầu tư quốc tế âu lo.

Nền kinh tế của Việt Nam vốn trông cậy phần lớn vào sản xuất và xuất cảng của giới đầu tư nước ngoài. Nếu họ bỏ chạy, Việt Nam khó tránh khỏi khốn đốn và lại càng lún sâu hơn nữa vào lòng lệ thuộc nền kinh tế Trung Quốc.

“Một số nhà đầu tư quốc tế đang khựng lại để xem diễn biến chính trị của Việt Nam ra sao. Tôi chưa bao giờ thấy có một cuộc thay đổi lãnh tụ lại chia rẽ nặng nề như tại một nước Cộng Sản.” Lời một nhà đầu tư tài chính Tây phương giấu tên nhận xét trên bản tin của hãng thông tấn Reuters.

Reuters cũng dẫn nguồn tin từ một số đảng viên cấp cao giấu tên tham dự cuộc họp Trung Ương đảng hồi đầu tuần trước, nói rằng tên ông Nguyễn Tấn Dũng không nằm trong số “tứ trụ triều đình” được Trung Ương đảng đề cử cho kỳ họp đại hội đảng lần này.

Lý do gạt ông Nguyễn Tấn Dũng ra ngoài, theo giới phân tích gia cũng như giới ngoại giao có những quan hệ với các đảng viên cấp cao được Reuters đề cập, là đòn đánh phủ đầu của phe bảo thủ vì họ sợ nếu ông ta lên làm tổng bí thư, ông ta có thể thay đổi chiều hướng của đảng CSVN bây giờ.

“Họ bằng tất cả mọi cách ngăn chặn ông ấy leo thang quyền lực.” Ông Jonathan London, giáo sư tại đại học Hongkong và là một người theo dõi sát tình hình Việt Nam nhận xét.

Tuy nhiên, điều này chưa có nghĩa là phe của Nguyễn Phú Trọng đã toàn thắng. Như Vũ Ngọc Hoàng, phó trưởng ban thường trực “Ban tuyên giáo Trung Ương” nói trên tờ Thanh Niên ngày 18 tháng 1, 2016 thì “Hội Nghị Trung Ương 14 (đầu tuần trước) thông qua danh sách đề cử nhân sự cho khóa tới chỉ là bước chuẩn bị đầy trách nhiệm của khóa tiền nhiệm đối với khóa sau. Đại hội đảng 12 sẽ quyết định cuối cùng về nhân sự khóa mới và quyết định 244 của Trung Ương không cản trở các nhân sự mới được quyền ứng cử tại đại hội.”

Chính vì vậy, ông J. London cho rằng không nên loại trừ khả năng ông Nguyễn Tấn Dũng tìm cách lật ngược tình thế.

“Dũng có nhiều hậu thuẫn ở trong đảng và ở cấp gần thượng tầng. Nếu có ai có thể mở chiến dịch lật ngược được tình thế thì có thể là ông ta,” ông London nói.

Khi trả lời phỏng vấn của tờ Thanh Niên, ông Vũ Ngọc Hoàng xác nhận, sau nhiều cuộc thảo luận của Trung Ương đảng cũng như Bộ Chính Trị CSVN, lúc đầu thì có đề nghị hai hay 3 ông trong nhóm “tứ trụ” ngồi lại, nhưng cuối cùng “Bộ Chính Trị họp thảo luận và thống nhất đề nghị với Trung Ương chọn phương án chỉ ở lại 1 trường hợp để bảo đảm tính kế thừa, ổn định và tạo điều kiện trẻ hóa cán bộ, nên không chọn phương án ở lại 2-3. Trung Ương đã thảo luận qua 2 kỳ và quyết định chọn phương án giữ lại 1 trường hợp đặc biệt để giới thiệu tổng bí thư. Tập thể Bộ Chính Trị họp, thảo luận và thống nhất rất cao, giới thiệu 1 đồng chí ở lại tham gia khóa 12...”

Dù bất cứ ai trong nhóm này ngồi lại, vẫn chỉ là trò đấu đá “rượu cũ, bình cũ” của những kẻ tham quyền cố vị, giành giật ngôi thứ đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Trong chế độ độc tài đảng trị, người dân Việt Nam không có quyền quyết định vận mệnh chính trị của mình. (TN)

21 January 2016

Để suy gẫm: CHỈ CÓ 2 THỨ THÔI

Lời dạy của Đức Đạt-Lai Lạt-ma:

* Có 2 thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa.
* Có 2 thứ bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt.
* Có 2 thứ bạn phải thay đổi, đó là bản thân và nhận thức.
* Có 2 thứ bạn phải giữ gìn, đó là niềm tin và nhân cách.
* Có 2 thứ bạn phải trân trọng, đó là gia đình và hiện tại.
* Có 2 thứ bạn phải tự mình thực hiện, đó là lao động và chịu trách nhiệm với việc mình làm.
* Có 2 thứ bạn phải lãng quên, đó là đau thương và hận thù.
* Có 2 thứ bạn phải khắc ghi, là công ơn Mẹ Cha và sự giúp đỡ của người khác.
* Có 2 thứ bạn buộc phải có để là người thành công, đó là đam mê và lòng kiên trì.
* Có 2 thứ bạn không được làm, đó là hãm hại người khác và phản bội lòng tin.
* Có 2 thứ bạn phải bảo vệ, đó là danh tín và lẽ phải.
* Có 2 thứ bạn phải chấp nhận, là cái chết và sự khác biệt.
* Có 2 thứ bạn phải kiểm soát, đó là bản năng và cảm xúc.
* Có 2 thứ bạn phải tránh xa, đó là cám dỗ và sự ích kỷ.
* Có 2 thứ bạn luôn phải xử dụng mà đừng hà tiện, là tiền bạc và kinh nghiệm.
* Có 2 thứ bạn không được sợ sệt, là cái ác và sống thật.
* Có 2 thứ bạn phải nuôi dưỡng, là tình yêu và sự bao dung.
* Có 2 thứ mà bạn cần phải đạt được trong cuộc sống, đó là thành đạt và hạnh phúc.
* Có 2 thứ bạn phải luôn sẵn sàng, đó là khó khăn và ngày mai.
* Có 2 thứ bạn phải luôn ghi nhớ, đó là thực hiện những điều trên và làm thật tốt chúng trong cuộc sống hàng ngày.

Dalai Lama
(Internet)

20 January 2016

Khi công an không còn muốn bảo vệ chế độ cộng sản nữa . . .

Dân công khai đòi phế bỏ chế độ Cộng Sản 

Tại trụ sở Trung Ương Đảng tiếp dân , Hà Nội, ngày 19/1 năm 2016

Cười tí tỉnh: Buông !

Nhiều lúc chán quá, chỉ muốn buông xuôi tất cả. 
Nhưng chợt nhận ra, đã nắm được cái gì đâu mà buông!
(Hoa Mai)

19 January 2016

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đánh giá tình hình thế giới hiện nay: Mức độ phức tạp mới

Mặc dù trên danh nghĩa đã “rửa tay gác kiếm” từ lâu nhưng cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger ở tuổi 92 vẫn luôn luôn bận bịu với công việc liên quan tới chính trị quốc tế. Không ít những nguyên thủ quốc gia tới thăm Mỹ tìm kiếm cơ hội tiếp xúc với ông để đàm đạo về các chủ đề mà họ biết ông có thể đưa ra được các ý kiến bổ ích. Mặc dầu sức không còn khỏe nhưng Kissinger vẫn tiếp tục viết sách, diễn thuyết trong các hội thảo và trả lời phỏng vấn báo chí. Mới đây, ông đã tiếp hai phóng viên Gabor Steingart và  Astrid  Dorner  của tờ báo Đức Handelsblatt để đưa ra những nhận định của mình về tình hình quốc tế hiện nay.

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.

Handelsblatt: Thưa ông Kissinger, sau khi cuốn sách của ông “Trật tự thế giới” được ấn hành thì trên thế giới lại chỉ gia tăng thêm những sự thiếu trật tự – và nó càng ngày càng trở nên mông muội, tàn bạo và hỗn loạn. Đâu là những động lực tạo ra khủng hoảng đó?

Henry Kissinger: Cuốn sách của tôi rất nhiên không phải là sự tiên đoán tương lai trực tiếp. Tôi đã thử mô tả một trạng thái và những nguy cơ có thể liên đới với nó. Chính vì thế nên tôi không ngạc nhiên khi hiện tại trên thế giới lại nảy nòi thêm tình trạng thiếu trật tự nhiều hơn. Theo ý kiến của tôi, chuyện liên quan tới những vấn đề nền tảng: lần đầu tiên trong lịch sử trên những châu lục khác nhau lại diễn ra cùng một lúc những sự kiện như thế.  Con người biết được những gì diễn ra ở khu vực này hay khu vực khác của thế giới trong bất cứ thời điểm nào. Điều đó đẩy nhanh và làm phức tạp hóa tất cả các quá trình. Thứ hai, tại các khu vực khác nhau của thế giới đang diễn ra những thay đổi rất khác nhau. Chúng không có những đặc thù chung. Và vì thế, cũng không có những nguyên tắc chung để theo đó mà tìm cách giải quyết những vấn đề này.

Tuy thế, tình trạng đối địch giữa phương Đông và phương Tây, cũng như xung độ giữa phương Bắc với phương Nam, đều cùng có một cơ chế gần như đã rất rõ ràng và vì thế  có thể đoán định trước được. Khu vực nào đang khiến ông cảm thấy lo lắng nhất?

- Trung Đông! Tại đó đã có 3 hay 4 cuộc cách mạng xảy ra đồng thời.  Giờ ở đó đang tồn tại những cuộc xung đột nhằm chống lại các quốc gia hiện hữu, những cuộc xung đột giữa các giáo phái, các sắc tộc, cũng như những cuộc xung đột đã vượt ra ngoài ranh giới này hay ranh giới khác. Và còn thêm những cuộc tấn công vào cả một hệ thống. Tất cả những chuyện như thế đang diễn ra ở cùng một khu vực đó!

Trung Quốc cũng đang nổi lên…

- Trung Quốc đang ngày một trở nên hùng mạnh hơn, tạo ra những thay đổi thế cân bằng đang tồn tại trên trường quốc tế. Cũng phải nói thêm rằng, chính người Trung Quốc cũng đang phải trải qua những thay đổi lớn.

Nước Nga của ông Putin đang quay trở lại vũ đài toàn cầu.

- Nước Nga lại thêm một lần tìm lại vai trò của mình trong một bầu không khí không quen thuộc. Và chuyện đó có thể tạo ra thêm một vấn đề đối với phương Tây.

Ông nói thế có nghĩa là gì?

-Châu Âu hiện đại so với một trăm năm trước đã hay đổi đến không còn nhận ra được nữa. Nó đang tiến tới một hình thái thống nhất mới nào đó nhưng hiện vẫn chưa thể tạo ra hình ảnh chính trị cho nỗ lực đó. Châu Âu vẫn chưa tạo ra được chiến lược dài hạn cho sự phát triển của chính mình. Hiện nay tất cả những yếu tố đó đã trùng hợp theo thời gian. Tôi nhìn thấy ở trong đó một mức độ phức tạp mới.

Ông trong cuốn sách “Trật tự thế giới” của mình đã viết về những mối đe dọa nảy sinh từ tình trạng hỗn loạn và sự tùy thuộc lẫn nhau chưa từng thấy trước đây giữa  các quốc gia khác nhau. Liệu có phải nói tới việc các xã hội Tây phương đã quá chật chội hay đã đổ vỡ hoàn toàn?

- Dù gì thì cho tới thời điểm hiện nay các phía khác nhau vẫn chưa thống nhất được về cách hiểu chung đối với những cuộc khủng hoảng đang diễn ra và về sự phân tích chung các mối nguy cơ. Đấy là còn chưa nói tới việc chung tay giải quyết các vấn đề đó. Vậy là thực sự có thể nói tới một sự “đổ vỡ” nào đó. Tuy nhiên, nó có tính tâm lý nhiều hơn là bản chất tự nhiên. Việc xuất hiện mạng internet - điều đó ngày càng hiện hình rõ nét hơn – làm thay đổi thế giới hiện đại một cách căn bản.  Người ta thu nhận thông tin một cách rất dễ dàng khi nhìn vào màn hình chứ không phải nhìn vào trang giấy. Điều đó làm cho thông tin trở nên trực tiếp và nhiều cảm xúc hơn, tuy nhiên, toàn bộ quá trình lại ít gắn với nhận thức.

Ông có thể mô tả chính xác hơn tác động của mạng internet tới chính sách đối ngoại không?

- Trên mạng interner có thể hết lần này đến lần khác chạm vào một nguồn tin, đến mức giờ đây ngày một ít những động lực phân chia các sự kiện trên thế giới thành những thứ loại khác nhau  và đưa ra những luận giải khác nhau. Số lượng lớn các sự kiện thường cản trở việc phân tích chúng. Ngoài ra, giờ đây các thủ lĩnh chính trị lại có thêm nhiều lý do để phản ứng trước tâm trạng xã hội ngay lập tức. Điều đó dẫn đến việc người ta xử lý các vấn đề theo cách khác so với trước đây, thậm chí chỉ so với 20 năm trước thôi. Tôi còn chưa nói tới việc thế giới hiện nay đã trở nên tồi tệ hơn trước. Không, đơn giản là nó đã trở nên khác trước.

Hãy giúp chúng tôi tạo ra thêm trật tự cho thế giới phức tạp hiện nay. Cựu thủ tướng Anh Tony Blair đã trả lời phỏng vấn CNN rằng ông ấy nhìn thấy mối liên hệ giữa chiến tranh ở Iraq với sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông cũng nghĩ như thế?

- Cuộc tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới ngày 11-9-2001 đã trở thành bước khởi đầu cuộc chiến của xu thế Hồi giáo cực đoan nhằm vào phương Tây. Phương Tây đã coi đó như một hành vi khủng bố được thực hiện do một nhóm nhỏ. Tuy nhiên từ dó tính chất đối đầu giữa các bên đã thay đổi. Những đặc tính căn bản của IS khác với Al Qeada. IS có cơ sở lãnh thổ để hành xử như một quốc gia bình thường. Nhìn từ góc độ khác, IS lại là một phong trào tôn giáo, hoạt động không tập trung – với yếu tố quan trọng hơn là hệ tư tưởng, chứ không phải là hệ thống nhà nước.

Phương Tây phải làm gì đây với IS? Sau các vụ khủng bố ở Paris cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố đã trở thành vấn đề then chốt với cả châu Âu.

- Tôi nghĩ, chúng ta sẽ không thể tìm ra giải pháp ngoại giao cho vấn đề IS. Cần phải đè bẹp IS vì một khi nó còn tồn tại  thì nó sẽ phổ biến hệ tư tưởng về việc mọi xã hội khác đều là bất hợp pháp và nó sẽ cố gắng xây dựng thể chế Khalifah ở Cận Đông. Trong những trường hợp như thế ngoại giao chỉ có thể đóng vai trò quan trọng theo cái nghĩa cần phải liên kết những xã hội khác nhau đang bị đe dọa và thành lập một hệ thống ngăn cản IS  tấn công mình.

Ông đã luôn là con người của các cuộc hòa đàm và ngoại giao. Liệu ông có tin rằng những quốc gia hiện đang có vẻ như còn ở ngoài cuộc như Arab Saudi, Iran hay thậm chí là   Israel cũng có thể giúp đạt được một thỏa thuận nào đó? Không phải trực tiếp với các phần tử khủng bố mà với những gia tộc giàu có hay những nhóm nhóm đang đứng sau IS. Chẳng gì thì trại David  vẫn nhiều khi trở thành nơi có thể đạt được những kết quả mà rất khó hy vọng có được ở những nơi khác.

- Tôi luôn luôn cho rằng, để có những cuộc thương thảo giàu nội dung cần ở các bên phải có một số lượng nào đó những mục tiêu và giá trị chung, nhưng ở IS thì tôi lại không nhìn thấy có điều đó. Liệu có thể đạt được một thỏa thuận chung nào đó giữa phương Tây với thế giới Hồi giáo mà lại không có sự tham gia của IS không? Nếu giả sử rằng thế giới Hồi giáo chấp nhận tính hợp pháp của thể chế thế giới với nền tảng là các quốc gia thì tôi có thể nói là được và cần phải tiến hành những cuộc thương thảo như thế.

Ông có thể đưa ra lời khuyên gì cho các bên trong quá trình đó?

- Những chấn động ở Trung Đông sẽ không thể chấm dứt thiếu một cái gì tương tự như Hòa ước Westfalen, từng chấm dứt cuộc chiến ba mươi năm giữa  các nhóm quốc gia khác nhau với những động cơ khác nhau, dẫn tới thành lập một hệ thống các nước khác nhau mà về sau trong suốt mấy trăm năm đã tạo nên nền móng của quan hệ quốc tế. Ngay bây giờ nó vẫn được coi là tư tưởng cơ sở. Liệu có thể có được một cái gì tương tự không? Có thể. Nhưng “cái gì đó” sẽ không xuất hiện  từ các cuộc thương thảo trực tiếp với IS…

Tại Mỹ hiện đang diễn ra cuộc chạy đua tổng thống rất quyết liệt. Ông có trông mong rằng nước Mỹ sau bầu cử sẽ lại giữ vai trò chủ đạo trên thế giới không?

- Có. Hãy thử nhìn xem, tất cả các ứng cử viên, trong đó có Hillary Clinton, đều ủng hộ việc làm cho cứng rắn hơn chính sách đối ngoại của nước Mỹ.

Nếu ông có một ước muốn gì đối với thế giới hiện nay thì đó sẽ là ước muốn gì?

- Tôi muốn để xã hội liên lục địa có thể cùng nhau tìm ra câu trả lời cho câu hỏi về ý nghĩa của nó trên thế giới.  

Phương Hà (lược thuật)