30 April 2014

Thơ tưởng niệm Tháng Tư



Nhân hồi tưởng những ngày bất hạnh của Tháng Tư Đen

Thử kiểm điểm những bức tranh liên hệ của A.C.La Nguyễn Thế Vĩnh 
(Gõ lên hình để phóng lớn - Click on an image to enlarge it)
______________

1-Đổ Vỡ Tháng Tư (April Havoc)
 Cuộc sống bỗng bất an, đổ vỡ, điên đảo và lừa lọc khi được "giải phóng".
**

2-Mồ Côi (The Orphans)
Cuộc chiến cướp mất người thân, đời em mây đen bao phủ.
**

3-Mất Nhau (We lost Each Other)
Mong rừng núi anh đã bảo vệ và đang an nghỉ còn mãi với quê hương.
**

4-Giông Bão Tháng Tư (Stormy Life)
Nguyên cớ nào phải gây giông bão vùi dập đời em?
**

5-Vết Thương Chưa Lành (Unhealed Wounds)
Chiến cuộc đã tàn nhưng khói lửa vẫn bùng lên khi nhớ đến anh.
**

6-Biển Động (Rough Sea)
Biển động có lúc yên nhưng lòng người luôn dạt dào thương nhớ người đi.
**

7-Rừng Xuyên Mộc (The Burden of Water)
Vinh quang bao phủ lên đất nước thống khổ, nhiều địa danh còn mãi để chứng giám.
**

 8-Tôi Mất Cha Từ Đấy (I Lost My Father Since)
Cha vùi thân nơi chiến địa nhưng hình ảnh Người lúc nào cũng ngời sáng trong tôi.
**

9-Đêm Đại Dương (Oceano Nox)
Bông hồng gửi xuống đáy đại dương nơi người thương đang an nghỉ. 
**

10-Thuyền Ơi Có Nhớ (Once Upon A Time...) 
Con thuyền trở thành ân nhân giúp vượt thoát cuộc sống đọa đầy.
**

11-Sống Sót (The Survivors)
Nỗi kinh hoàng và gian khổ trên đường tìm Tự Do.
**

12- Ngưỡng Cửa Tự Do (Freedom Doorstep)
Niềm hy vọng sau cùng bỗng ngời sáng.
**

29 April 2014

BỨC HÌNH:

 
TÂM SỰ CỦA MỘT CỰU SINH VIÊN DU HỌC Ở TÂN TÂY LAN

Bức hình! Chỉ là một bức hình đen trắng! Do người bạn bên Âu châu gởi qua cho xem. Nhưng nó đã đeo đuổi trong đầu óc tôi từ sáng đến giờ.

Bức hình chụp cách đây đã lâu lắm rồi. Ba mươi tám năm về trước. Mà lại không phải là nguyên bản, chỉ “ …được một anh bạn tốt nghiệp KTS tại Pháp trước 75 scan lại từ một tờ báo Pháp mà anh đã cất giữ từ ngày đó, mãi đến hôm nay P.. mới tìm thấy lại xin chia sẻ cùng các ACE …. xa gần.”

Nhưng anh bạn ắt hẳn đã vô cùng trân quý tấm ảnh vì trông vẫn còn rất rõ. Rõ từng hàng chữ trắng và to trên biểu ngữ màu đen “HONNEUR À NOS SOLDATS MORTS POUR LA LIBERTÉ’”, hay “ GRANDE JOURNÉE DE DEUIL” đã đành. Mà còn rõ nét mặt của từng thanh niên, nam nữ trong đoàn biểu tình hôm đó.

U buồn! Hoang mang! Uất hận! Nhưng không kém phần cương quyết. Nói lên cho người dân Ba Lê và cho cả thế giới, biết lập trường chính trị của các bạn không hề suy xuyển.

Nhìn những khuôn mặt của các bạn sinh viên Quốc gia trên dưới đôi mươi ở Pháp thời bấy giờ, bỗng dưng tôi trông thấy lại chính mình và những người bạn của mình 38 năm về trước ở Christchurch, Tân Tây Lan. Ừ phải rồi! BST cũng với cặp kính cận như anh ôm bình nhang đi đầu. TĐN cũng có dáng cao ròm như anh đi phía bên trái. Chị BC cũng có mái tóc dài và thường mặc quần jeans như cô bạn mang lá Đại kỳ VNCH.

Chúng tôi cũng đã trải qua những ngày đêm khắc khoải của tháng Tư năm đó. Bỏ học. Bỏ giảng đường. Ngày thì ôm cái radio đón nghe tin tức. Tối đến, xem trên TiVi hình ảnh của đồng bào lánh nạn từ Cao nguyên xuống miền Trung, rồi dần dần phải di tản về Xuân Lộc, Long Khánh.

Trong phòng khách của BST có 1 bản đồ Việt Nam thật lớn treo trên vách. Trên đó anh em cắm những cây kim gút có đầu màu vàng lên những địa danh bên ta còn giữ được, và những cây kim màu đỏ đánh dấu những nơi đã rơi vào tay giặc.

Để từ giữa tháng Ba, tim mỗi ngày một thắt lại, lòng mỗi ngày một chùng xuống. Vì kim màu đỏ càng lúc càng lấn át những cây kim màu vàng.

Một tuần lễ của Xuân Lộc kiên cường là một tuần lễ của niềm hy vọng cuối cùng đối với chúng tôi, như một cái phao cho người rơi xuống biển giữa sóng trùng vây bủa

Cái khổ là nguy hiểm cận kề nhưng không làm gì được. Ai cũng cố gắng gọi điện thoại về bên nhà để hỏi thăm tin tức của gia đình. Nhưng thời đó đã làm gì có direct link như bây giờ. Muốn gọi ra nước ngoài phải qua 2 Tổng Đài, một ở New Zealand và một ở VN, đó là chưa kể đến chuyện phải làm cái hẹn trước.

Bất lực! Tuyệt vọng! Đến mức nảy sinh những ý định ngông cuồng. Không phải chỉ từ chúng tôi. Ngay cả một anh bạn Tân Tây Lan, vốn đã từng sang dạy Anh văn ở đại học Văn Khoa Sàigòn vào năm 73 và có 1 cô bạn gái bên đó. Một đêm, anh nói với chúng tôi “Tao sẽ sang Thái Lan, hijack một chiếc máy bay, hẹn với L. ra Tân Sơn Nhất ngồi chờ, ngày đó, giờ đó, tao sẽ đáp xuống và bốc cô nàng đi!”.

Nghe sao giống kiểu người hùng Lý Tống quá, phải không?

Nhưng bực bội nhứt là mỗi đêm phải nghe những tiếng rè rè từ máy phát thanh của đám “phản thùng” ở căn flat kế bên. Chúng cố gắng bắt các đài Hà Nội, đài Bắc Kinh trên các làn sóng ngắn để nghe “những bản tin chiến thắng” (sic !) và cố tình vặn âm thanh thật lớn để lọt vào tai chúng tôi. Hơn một lần, đã suýt có ấu đả xảy ra cũng vì chuyện này.

Thật sự, tôi cũng không ngờ đám “30 tháng 4” đó trở cờ một cách nhanh chóng như vậy. Mới 1, 2 tháng trước, chúng còn khúm núm trước các vị làm việc trong Tòa Đại sứ VNCH để xin được gia hạn ở lại học tiếp. Thế mà bây giờ, Sàigòn chưa mất mà chúng đã vuốt mặt. in ra những tờ báo bằng roneo để phi báng những người này bằng những ngôn từ xảo trá, hạ tiện nhứt. Trí thức gì lạ vậy? Tự trọng của chúng ở đâu? Sĩ diện của chúng có còn hay không? Không cần phải nói thêm là chúng tôi tuyệt giao với bọn đó kể từ ngày lằn ranh đã rỏ rệt phân chia.

… Hôm nay, nhận được tấm hình, tự dưng nhìn thấy lại mình, nhìn thấy lại bạn bè của mình 38 năm về trước. Ai nấy tóc cũng đã hai màu muối tiêu. Có người đã có cháu nội, ngoại.

Nhưng các bạn vẫn chưa ngừng nghỉ. Các anh LQL, NH, NKB vẫn tiếp tục lên tiếng về Hoàng Sa, Trường Sa với sự tiếp tay của ĐGT. Anh PPL là tiếng nói hàng đầu về các vấn đề thuộc khu vực sông Cửu Long. Và xin đừng chọc giận chị DVT với mấy chuyện “hòa hợp, hòa giải”

Tôi cảm ơn các anh, các chị, các bạn. Nhưng tôi nghĩ các bạn tôi, cũng như tôi, với tấm hình mang đến những ký ức năm xưa, tất cả đều thầm cảm tạ hồn thiêng sông núi đã hướng dẫn chúng tôi đi đúng theo con đường của chính nghĩa Quốc gia. Đi theo anh Trần văn Bá. Đi cùng anh Phan văn Hưng, chị Nam Dao. Và nhiều anh chị em khác nữa!

Hôm trước. Hôm nay. Và mãi mãi !!!

HƯNG VIỆT (Brisbane)
01/04/2013

Ngày tri ân các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ngày 28/4/2014

Những ngày này cuối tháng tư, trong khi truyền thông chính thống Việt Nam hằng ngày phát đi phát lại những thước phim, hình ảnh ca ngợi chiến thắng vẻ vang chống Mỹ cứu nước của họ, thì ở đâu đó trên đất nước này vẫn còn đó những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa - Những người lính cũng đã từng hi sinh cho quê hương Việt Nam nhưng lại bị hất hủi, bỏ rơi bên lề xã hội. Vì lẽ đó, ngày hôm nay 28/4/2014 nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã tổ chức buổi tri ân các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Buổi lễ tri ân được tổ chức lần đâu tiên tại nhà thờ vào năm ngoái với khoảng 200 thương phế binh, năm nay số lượng các quí ông thương phế binh tìm đến là 440 người chưa kể những vị mới đến ghi danh. Được biết việc tri ân, tặng quà cho các thương phế binh VNCH đã được tổ chức từ rất lâu ở chùa Liên Trì do hòa thượng Thích Không Tánh chủ trì nhưng liên tục bị an ninh vào nhà chùa tìm cách quấy rối, để đảm bảo việc này được duy trì lâu dài phía chùa đã nhờ nhà thờ DCCT tổ chức thay.


Buổi lễ được tổ chức vào lúc 8h sáng nay 28/4/2014, với sự hiện diện góp mặt của cha Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên và Chánh xứ Gx. Đức Mẹ HCG Sài Gòn, Quý vị Chức sắc trong Hội đồng liên tôn, cùng khách mời đặc biệt là người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu.

 Quí ông thương phế binh VNCH đến tham gia buổi lễ tri ân.

Khai mạc buổi lễ cha Giám Tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành có đôi lời chia sẻ: "Quý TPB đã lớn lên trong chiến tranh và bị mất mát rất nhiều trong thời chiến. Những người bạn của tôi đã nằm xuống hoặc có những người bạn cũng khuyết tật như các anh. Gần 40 năm qua không phải chúng ta quên nhau nhưng hoàn cảnh đã không cho chúng ta có thể được gặp nhau. Người ta bảo rằng, tuổi chúng mình hay nghĩ về quá khứ, điều này không sai. Tất cả những gì của quá khứ, tuổi trẻ, đau thương, mất mát luôn ở mãi trong tâm hồn và trong cuộc đời mỗi người. ..."



 Thành viên phong trào "Con Đường Việt Nam" là tình nguyện viên giúp đỡ quí ông TPB.

Nguyễn Hữu Cầu xúc động chia sẻ: "những ngày tháng tôi sống trong tù không đáng gì so với những ngày tháng bạn bè tôi, Quý TPB què quặn đã bươn trải ngoài xã hội" và ông khẳng định, họ không ăn bám xã hội: “Tôi ở tù 32 năm và 5 năm cải tạo. Sự nhục nhằn khốn khổ của tôi đôi khi tôi thấy nó lớn lao lắm. Bạn bè của tôi đã mất một phần thân thể hoặc vĩnh viễn thì ba mươi mấy năm tù của tôi mà thân xác tôi còn lằn lặn, thì so với mấy anh tôi là đàn thấp, đàn dưới vì những sự hy sinh của các anh. Chúng ta phải gạt bỏ tất cả để đến với nhau. Và chúng ta là những người còn sống ở hai phía phải kính phục những người TPB bất kể Miền Bắc hay Miền Nam vì họ đã bỏ thân xác vì đất nước này, nên chúng ta không được phân biệt đó là lính cộng sản hay lính quốc gia gì hết. Những người bạn của tôi bị cụt chân hay cụt tay không có ăn bám xã hội và đã đi bán từng tờ vé số, không tham ô tham nhũng… Dù cụt chân cụt tay nhưng những người bạn TPB của tôi vẫn ngẩng mắt nhìn trời vì tin có Đấng thiêng liêng phù hộ cho họ nên họ vững chắc để sống.” 

Một thành viên trong BTC tâm sự: "Chúng tôi khá lúng túng trong vấn đề kinh phí dự trù nên chúng tôi tiếp tục kêu gọi lòng hảo tâm của tất cả anh chị em sống ở VN và ở Hải ngoại. Chỉ một vài ngày sau, không ngờ sự quảng đại của quý vị ân nhân đã đáp ứng [được kinh phí] cho vấn đề tổ chức. Có thể nói ngày hôm nay, ngoài 422 vị TPB ghi danh chính thức, còn có thêm 10 vị đến sau ghi danh chậm, do đó tổng cộng khoảng 432 vị. Mỗi quý thương phế binh có phần quà trị giá 1.000.000 VNĐ, những vị ở quá xa BTC sẽ hỗ trợ thêm một phần chi phí di chuyển... Tạ Ơn Chúa...”

Trong phần giao lưu văn nghệ, các anh chị trong ban tiếp tân đã góp vui những bài hát như "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ", "Việt Nam! Việt Nam!"… Đặc biệt ông JB Nguyễn Hữu Cầu tặng cho Quý TPB bài hát “Bỏ quên thân xác” do ông sáng tác từ trong nhà tù khi nghĩ về Quý TPB VNCH.

Nhóm “Giêsu yêu bạn” góp vui tiết mục văn nghệ

Một thời binh lửa, một thời tan tác nhưng hôm nay quý TPB được gặp lại nhau trong niềm vui, trong sự an ủi. “Huynh đệ chi binh” những người lính xem nhau như anh em ruột thịt lại được gặp nhau. Một bữa cơm trưa, một món quà… không là gì cả, nhưng món quà lớn nhất mà quý TPB mong mỏi nhận được chính là sự trân trọng và sự bình an từ xã hội nơi mọi người.

(Theo Web DCCT Saigon & Dân Luận)

Cô Gái Làng Thái-Mỹ,


Bùi Thượng Phong
Change is a nature of life...
Khoảng cuối năm 1967 tôi nhận được sự-vụ-lệnh về cầm một ĐĐ của một TĐ mới thành lập chưa được bao lâu, thuộc SĐ25 BB lúc đó đang đồn trú tại quận Đức-Hòa.

TĐ này trước đó mấy tháng, được đặt dưới quyền chỉ-huy của một vị Th/T rất nổi tiếng bên Biệt-Động-Quân mới chuyển qua. Vì công-sự phòng-thủ chưa hoàn tất, BCH/TĐ phải tạm thời đóng trong một ngôi biệt thự của một nhà máy xay lúa. Lợi dụng cơ hội này, VC đã bất ngờ dùng đặc-công và nội-tuyến, trong một đêm đen tối, chúng đã tràn ngập vào được BCH/TĐ ngay từ những phút đầu, gây thiệt hại rất nặng cho bên ta. Tai hại nhất, chúng đã lấy đi mạng sống của cả hai vợ chồng vị TĐTrưởng mà ai đã từng là Biệt-Động-Quân cũng đều phải nghe danh: “Th/T Cọp-Ba-Đầu-Rằn”!

Tiếc thương ông và người vợ nữ-lưu anh-hùng, nhưng mọi người thầm tự hỏi: Có phải ông đã quá khinh địch? Hay ông có điều gì bất mãn khi đang trong một binh chủng nổi tiếng, nay phải chuyển về một đơn vị bộ binh khiến ông lơ là thiếu cảnh giác? Điều này chỉ riêng mình ông biết!

Sau trận thảm bại này, các anh em binh sĩ trong TĐ xuống tinh thần rất nhiều! Tiểu-đoàn phải chờ bổ xung thêm quân số và cần được “hấp” lại. Và tôi được chuyển về đây cũng trong dịp này.

Được nương nhẹ rất nhiều, nhiệm vụ chính của TĐ lúc đó hầu như chỉ là hành quân mở đường và làm an ninh vòng ngoài cho BTL/SĐ25BB tại Đức-Hoà. Lâu lâu cũng có hành quân, nhưng chỉ là những cuộc hành quân lục soát quanh vùng, sáng đi chiều về, như công chức!

Trong khoảng thời gian coi như nhàn hạ này, tôi đã quen biết một đứa bé gái tên là Hân, lúc đó khoảng 8, 9 tuổi, là cháu gọi bằng dì của cô Thanh, chủ ngôi nhà mà tôi đã xin phép để đặt BCH/ĐĐ. Tôi chọn nhà cô Thanh vì không những nhà có một sân lớn, mà còn có cả một cái nhà cầu đàng hoàng! Cô Thanh, một phụ nữ khoảng trên dưới ba mươi, không đẹp cũng không xấu, ăn nói rất nhỏ nhẹ, dễ thương. Tôi không thấy chồng cô. Dù cô nghỉ dậy học đã lâu để trông coi việc ruộng nương, nhưng bà con lối xóm vẫn quen gọi cô là Cô Giáo. Dĩ nhiên cô Thanh không hề là đối-tượng của những sỹ-quan còn rất trẻ như chúng tôi hồi đó.

Còn nhớ ngày đầu tiên gặp và nói chuyện với cô ở ngoài sân, về việc xin tạm dùng căn nhà làm BCH/ĐĐ, tôi thấy có một đứa bé gái đứng dựa lưng một gốc cau gần đó, đang nheo mắt nhìn tôi rất chăm chú. Thấy nó dễ thương, tôi quì một chân xuống ngang tầm nó và ngoắc nó lại. Nó phụng phịu lắc đầu không chịu. Cô Thanh nói như hơi gắt:

- Hân không được hỗn, lại cúi đầu chào Thiếu-úy, đi con!

Vẫn còn phụng phịu, nó tiến lại gần tôi và lí nhí nói mấy câu gì tôi cũng không nghe rõ!

Tôi thông cảm sự thay đổi quá đột ngột đối với gia đình cô giáo, đang vắng vẻ, neo đơn; nay bỗng dưng ồn ào náo nhiệt, ra vào toàn lính là lính!

Cô Thanh thì còn bận rộn với ruộng vườn, công thợ... chứ bé Hân thì ngoài giờ đi học, nó đụng độ tụi tôi suốt ngày! Mấy ngày đầu, nó có vẻ còn tránh né, nhưng rồi sau đó, quen hết anh hạ-sĩ y-tá này đến bác thượng-sĩ thường- vụ kia. Nó trở nên vui vẻ và hòa đồng rất nhanh với cái không khí ồn ào nhưng kỷ-luật của đời lính chúng tôi. Đặc biệt, Hân quí tôi hơn cả, vì có mấy lần tôi đã giúp em giải một vài bài toán khó trong lớp. Nó quấn quít bên tôi suốt ngày, chuyện trò líu lo không ngừng nghỉ. Có những lần tôi đi hành quân về, nó núp trong bụi, rồi chợt ùa ra ôm lấy chân tôi cười nức nở... Mới 8, 9 tuổi, mà em đã biết dành dụm tiền để mua đường, nấu đãi chúng tôi những bát chè thật ngọt ngào ấm bụng! Bù lại, những lần đi phép, không lần nào tôi không mua cho em, khi thì đồ chơi, khi khác là sách, tập...

Hân mồ côi cả cha lẫn mẹ. Quê em ở mãi đâu vùng An-Hiệp, Thái-Mỹ. Em kể với tôi, nước mắt lưng tròng: Cha em một hôm đi làm ruộng, đạp nhằm phải mìn VC, chết không kịp trăn trối! Hơn năm sau, người mẹ cũng ra đi vì bịnh! Thế là em phải về núp bóng dì em, là cô giáo Thanh.

Tôi lúc đó chưa lập gia-đình, thực tình, tôi thương Hân như thương người em út, nó còn kém đứa em út của tôi ba, bốn tuổi!

Tuy ở với dì ruột, tôi biết Hân đang thiếu một tình thương phụ mẫu, nhất là hình bóng của một người cha. Và... không phải là một nhà Tâm-lý-Học, tôi không thể biết nổi: ở tuổi nào sớm nhất, một đứa con gái có thể biết yêu? Vì có một lần, mấy cô bạn gái của tôi từ Sàigòn lên thăm. Khi họ ra về, bé Hân đã đối xử với tôi một cách rất khác thường! Nó lảng tránh và ít nói hẳn, không hồn nhiên như trước nữa! Hình như nó cũng biết hờn, ghen? Tôi nghĩ dù sao, nó chỉ là một đứa con nít! Mà đúng thế, chỉ được hai hôm là cô nàng đã quên hết! Lại dở trò nghịch ngợm, chọc phá như cũ...

28 April 2014

Vết thương đau,

Ảnh nghệ thuật Hương Kiều Loan

THƯ MỜI THAM DỰ CHIỀU HÁT CHO QUÊ HƯƠNG

 VÀ GIỚI THIỆU SÁCH MỚI CỦA CHU TẤT TIẾN

Trân trọng kính mời quý vị Trưởng Thượng, quý đồng hương, quý chiến hữu, quý bạn và đồng môn trong Hội Ái Hữu Liên Trường, Đại Học Văn Khoa, và Quốc Gia Hành Chánh:

Đến tham dự “Chiều Hát Cho Quê Hương” và Giới Thiệu Sách Mới của Chu Tất Tiến, được tổ chức tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Việt Báo, đường Moran, thành phố Westminster, California, từ 1 giờ 30 đến 5 giờ chiều Chủ Nhật 25 tháng 5 năm 2014.

Chương Trình:
-Chào cờ, mặc niệm
-Lời cảm tạ của Nhà Văn Chu Tất Tiến.
-Phát biểu của “Editor” của cuốn sách: Nhà Văn Hải Triều (Canada), về ý nghĩa và mục đích của cuốn sách mới.
-Văn nghệ: Gồm các giọng hát: Conie Kim, Bích Trâm, Bích Thủy, Ngọc Quỳnh, Vân Phương, Thanh Nguyên, Lily Lê, Phương Thảo, Nguyễn Phú Hùng, Tuấn Khải, Vũ Bội Minh Giao, và Chu Tất Tiến.

-Điều hợp chương trình: Hoa Hậu Bích Trâm.
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: The Undaunted Voices for Human Rights in Vietnam (Tiếng nói bất khuất cho Nhân Quyền tại Việt Nam), gồm 47 cuộc phỏng vấn các nhà Dân Chủ và Dân Oan tại Việt Nam, do Nhà Văn Chu Tất Tiến thực hiện trên đài Little Saigon Radio với những tiếng nói chân thực của các Dân Oan, các Nhà Dân Chủ mà tên tuổi vang dội trên thế giới như: Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, Hòa Thượng Thích Không Tánh, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luât Sư Lê Trần Luật, Hồ thị Bích Khương, Mục Sư Nguyễn Công Chính, Tu Sĩ Hòa Hảo Lê Minh Triết, Tạ Phong Tần, Đỗ Nam Hải, Vi Đức Hồi, chồng Trần Khải Thanh Thủy, con trai Nguyễn Hữu Cầu, Vợ Điếu Cầy…

Đặc biệt có Lời Bạt của Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa, Thị Trưởng Tạ Đức Trí, và Luật Sư Đoàn Thanh Liêm (cộng tác viên của Human Rights Watch).
Cuốn sách này đã được trao tặng cho 28 Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Liên Bang tại Washington D.C. trong ngày Vận Động Nhân Quyền cho Việt Nam ngày 26 và 27 tháng 3 năm 2014 (và sẽ được trao tặng cho Quốc Hội Canada trong tháng 6 và Quốc Hội Úc trước cuối năm 2014).

Trân Trọng Kính Mời.

Chu Tất Tiến,
(Cựu Quân Nhân, Học sinh Chu Văn An, Đại Học Văn Khoa và Quốc Gia Hành Chánh.)

27 April 2014

30-4 : Nhìn vượt qua một ước mơ tan vỡ

30-4 : Nhìn vượt qua một ước mơ tan vỡ
Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gởi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng
mộng bình yên
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)
Có ai trong chúng ta còn nhớ giấc mộng thanh bình và quê hương sông Đuống của Hoàng Cầm? Gần 40 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, ước mơ về một quê hương thanh bình, ấm no, hạnh phúc đã vuột khỏi tầm tay của người dân cả hai miền. Những ngày hội hoa đăng với áo the, guốc mộc và nụ cười như mùa thu toả nắng của cô hàng xén vẫn cứ mãi là giấc mơ của Hoàng Cầm. Thi sĩ mất năm 2010, còn chúng ta sau chiến tranh non nửa thế kỷ vẫn đứng mãi bên bờ sông mà nhớ tiếc!
Khi ước mơ tan vỡ, nó phải được nhận biết để khởi đầu cho một hy vọng mới.

Một cuộc chiến với quá nhiều hy sinh để đổi lấy một đất nước nghèo khó, phân hoá, băng hoại về mọi mặt thì phải can đảm nhìn nhận rằng cuộc chiến đó vô nghĩa, tiêu phí xương máu dân tộc. Ngày 30 tháng 4 lại đến, thành phố lại treo đầy cờ hoa để mừng chiến thắng, nhưng có lẽ điều cần thiết phải nhớ là ước vọng của những người đã ngã xuống trong cuộc chiến này. Máu xương của họ không đổ ra cho một ngày hoà bình nhưng lại đầy tiếng rên xiết của dân oan, một đất nước tham nhũng tràn lan, và một tổ quốc đang mất dần từng phần vào tay ngoại bang. Xin nhớ đến họ để những ước vọng, hoài bão của họ được tiếp tục sống nơi chúng ta, và chúng ta sẽ can đảm nhận diện mình để bắt đầu từ một điểm khởi hành mới.

Ông Võ Văn Kiệt đã phát biểu một câu phản ảnh sự hối hận cuối đời: “ngày 30 tháng 4 có triệu người vui, cũng có triệu người buồn”. Trong triệu người buồn, đâu chỉ có riêng người dân miền Nam; có nhà văn Dương Thu Hương ngỡ ngàng ngồi khóc bên lề đường khi thấy phần đất nước Miền Nam văn minh trù phú; có nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đau đớn khi cánh cửa tự do của miền Nam vừa đóng sập tức tưởi. Trong triệu người vui, lại cũng có cả những người Miền Nam – trong nỗi buồn của kẻ thua cuộc, vẫn dấy lên niềm hy vọng cho quê hương: “… Dù sao cũng hết chiến tranh rồi. Chủ nghĩa nào cũng vậy miễn dân mình được sống trong hoà bình để bắt đầu dựng xây lại cuộc đời.”

Cứ mỗi năm khi ngày 30/4 đến, nó lại nhắc chúng ta cái ước mơ cháy bỏng của cả một dân tộc. Ngoài một thiểu số cố tình lợi dụng, cuộc chiến khốc liệt với tất cả những hy sinh của người dân hai miền đều phát xuất từ tấm lòng thiết tha với tiền đồ của tổ quốc. Dù bên nào thắng hay thua thì đều chẳng còn ý nghĩa gì khi mà gần 40 năm sau biến cố 30/4, rõ ràng cả dân tộc Việt Nam đã thua lớn! Ngày 30/4 phải là một mốc điểm để nhìn lại xem chúng ta đã mất những gì?

Chúng ta đã mất một miền Nam trù phú và phát triển. Chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu năm 1970 đã có lời kêu gọi cả 2 miền hãy ngừng chiến tranh và thi đua phát triển. Giả thử lời kêu gọi đó được đón nhận và thực hiện, có xác suất cao là Nam Việt ngày nay đã vượt trội Nam Hàn. Ngay tại thời điểm 1975, Nam Việt đã hơn hẳn Nam Hàn trong khá nhiều lãnh vực. Cụ thể trong ngành sản xuất, lắp ráp xe hơi thì xe LaDalat của ta đã đi trước Hyundai từ 5 đến 10 năm. Các ngành nuôi gia súc kỹ nghệ, sản xuất trồng cây trái kỹ nghệ, rồi kỹ nghệ dệt, kỹ nghệ hàng tiêu dùng từ giấy viết cho đến kem đánh răng Perlon, bột ngọt Vị Hương Tố, bia 33, v.v … đều đang trên đà phát triển. Về hạ tầng kinh tế ta đã có các hãng xuất nhập cảng tư nhân, các hãng vận chuyển đường bộ và đường biển, rồi các ngân hàng tư nhân bên cạnh các ngân hàng quốc gia, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp…

Về hệ thống chính trị, pháp luật và các quyền con người đã khá đầy đủ và vận hành đúng nghĩa trong xã hội. Từ các cuộc bầu cử đến tam quyền phân lập, các quyền tự do báo chí, tự do đi lại, tự do lập hội… được tôn trọng. Quyền công dân được quy định rõ ràng, cụ thể như cảnh sát không được quyền giữ dân quá 24 tiếng nếu không tìm được bằng cớ phạm tội, v.v…

Chính quyền miền Nam tin rằng việc cải cách ruộng đất là chiến lược quan trọng để tăng cao sản xuất nông nghiệp. Chính sách Người Cày Có Ruộng được ban hành vào năm 1970, trao quyền sở hữu đất vào tay nông dân, đã giúp cải thiện đáng kể đời sống nông thôn nói riêng, và cả nước nói chung. Về giáo dục, hệ thống giảng dạy và giáo dục miền Nam đã đạt mức hữu hiệu và uy tín đủ để các đại học quốc tế công nhận các bằng cấp tương đương.

Bức hình chụp cất giữ 39 năm nay


Grande Journée de Deuil
Honneur à nos Soldats morts pour la Liberté!

**
NGÀY ĐẠI TANG
Vinh dự thay những chiến sĩ của chúng ta đã chết cho Tự Do!


Trên đây là một tấm ảnh rất cảm động ghi lại cuộc biểu tình của SV Việt Nam tại Paris ngày 27/4/75, ba ngày trước khi Saigon sụp đổ. Lúc đó trong nước chúng ta vẫn chưa biết Đất nước sẽ đi về đâu, nhưng tại Âu châu, nhất là tại Pháp mọi người đã biết số phận của VNCH. Các bạn SV Việt Nam đều đã để tang cho một Dân Tộc, một Đất nước, lá Đại kỳ VNCH đã được rước đi khắp quận 13, thành phố Paris. Bức ảnh được một anh bạn tốt nghiệp KTS tại Pháp trước 75 scan lại từ một tờ báo Pháp mà anh đã cất giữ từ ngày đó, mãi đến hôm nay tìm lại xin chia sẽ cùng các ACE.Thân mến, Phi
(Do thi sĩ LanĐàm chuyển tới)

25 April 2014

THÁNG TƯ - BÌNH THUẬN và CÁC ÔNG TƯỚNG


PHẠM  NGỌC CỬU
Đốc sự Hành Chánh 
Cựu Phó Tỉnh Trưởng Bình Thuận
Tù CS 13 năm

Mồng mười tháng ba, lúc nửa đêm Tiểu Khu Bình Thuận báo động: Quân Bắc Việt với xe tăng, hỏa tiễn, pháo các loại cùng với các Sư đoàn chính quy đánh thẳng vào thị xã Ban Mê Thuột, Phi trường cùng các cứ điểm phòng thủ.

Đại tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh/Tiểu Khu Trưởng qua điện thoại cho tôi tin tức, khác chăng là lần này qua giọng nói, tôi có cảm giác là tình hình rất nghiêm trọng, nên buột miệng:

 -Thưa Đại tá, liệu rằng sẽ có một màn Mậu Thân khác ?

 -Tình hình vẫn chưa rõ ràng …nhưng có lẽ nào ??? Thôi sáng mai họp Tham Mưu chúng ta sẽ nói rõ hơn …Ông cúp máy .

Tôi không thể tiếp tục giấc ngủ như mọi lần nhận tin tức từ Đại tá Nghĩa hay từ Sĩ quan trực Trung Tâm Hành Quân chuyển lại cho biết địch đang mở cuộc tấn công vào một ấp một xã nào đó. Tôi biết sáng mai tôi sẽ làm gì từ vai trò của một Phó Tỉnh Trưởng hành chánh thời chiến. Cắm điện pha ly cà phê, ngồi vào bàn viết theo thói quen, trước mắt là tấm bản đồ lãnh thỗ Bình Thuận với các dấu chấm tình hình ta và địch. Bốn năm qua, từ khi được cử vào chức vụ Thứ nhì của Tỉnh, tôi quá quen thuộc với từng vùng lãnh thổ của tỉnh kể các mật khu, trong nỗ lực bình định mang lại an vui cho đồng bào …Song song với lãnh vực an ninh, kinh tế hồi sinh, tự túc về lúa gạo, xuất tỉnh hoa màu, nông sản và lượng nước mắm hải sản gia tăng.

Nên giờ đây có tin VC tấn công vào Ban Mê Thuột hay một đô tỉnh thị nào, tôi vẫn lạc quan về tình hình Bình Thuận. Bốn năm qua, lực lượng cơ hữu Địa Phương Quân & Nghĩa Quân, cán bộ các cấp các ngành luôn ở thế chủ động, bẻ gãy mọi cuộc tấn công của Cộng Sản địa phương. Điển hình là vào ngày ngưng bắn thực thi Hiệp định Paris 1973. VC đã cùng lúc tấn công 21 vị trí chạy dài từ Nam chí Bắc của lãnh thổ, nhưng chỉ trong ngày, chúng đã trả một cái giá rất đắc từ sinh mệnh đến vũ khí, nhất là cái giá dành cho bọn giao liên, cán bộ nằm vùng.

Điều mà tôi có phần lo ngại là VC có thể mở các cuộc pháo kích vào thành phố Phan Thiết nhất là khu vực Tòa Hành Chánh & Tiểu Khu như chúng đã thực hiện trước đây. Qua khung cửa sổ, ánh sáng vàng vọt bên ngoài đủ để tôi nhìn thấy cần ăng-ten trên nóc Trung Tâm Hành Quân, thật gần với văn phòng nơi tôi làm việc. Chợt tôi nhớ tới người bạn cùng khóa Phạm Thăng Chức Phó Tỉnh Trưởng Phước Long đã mất tích khi giặc cộng tràn ngập mà sau đó không có một tin tức nào cho thấy Chức còn sống hay đã chết, thời chiến chức vụ cao ở sau bàn giấy đâu có an toàn?

Chợt câu nói: Có lẽ nào của Đại tá Nghĩa hướng đến tâm trí. Ông đã từng nói với tôi như một sự đoan chắc rằng: Nếu trên Cao nguyên Quân Đoàn II mà mất Ban Mê Thuột thì tình hình quân sự sẽ chuyển biến bất lợi cho QL/VNCH. Câu trả lời này được tôi đặt ra vào năm 1972, năm của Mùa Hè Đỏ Lửa có các trận đánh lớn từ Vùng I đến Vùng II. Đó là một buổi chiều sau giờ tan sở, tôi và ông gặp nhau để lượng giá tình hình ngay tại văn phòng của ông trước tấm bản đồ toàn bộ Quân Khu II.

-Thưa Đại tá, nếu VC chúng cần đánh chiếm một tỉnh của Quân Khu II, đặc biệt là trên Cao nguyên thì tỉnh nào chúng sẽ chọn?

-Ban Mê Thuột, sẽ là Ban Mê Thuột mà không phải là Pleiku, Kontum hay Quảng Đức! Đại tá Nghĩa đáp ngay không cần suy nghĩ .

 -Tôi nghĩ phải là Pleiku vì nơi đó có Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, chiếm Pleiku có tác dụng chính trị, tâm lý cần thiết …

THẢO TRANG, truyện ngắn

"Người đi qua nỡ mang theo nụ cười ... để lại khung trời hoang vắng đơn côi" Giọng trầm buồn của người ca sỹ bỗng vang vọng từ chốn xa khua động tâm tư, khi tôi đọc xong truyện ngắn này. Ôi chiến tranh đã cướp mất biết bao cuộc tình thơ mộng, làm đổ vỡ biết bao mảnh đời ấm cúng. Tác giả truyện ngắn không xa lạ gì với anh em Hành Chánh Sydney. Cũng như bao nhiêu người khác, tôi bỗng dưng "phải lòng" các nhân vật trong truyện của anh".
A.C.La - Web DS14.

Nguyễn Đông Danh (Sydney)

Tôi có một người bạn thân tên Nguyễn Thảo Lư. Theo tự điển Hán Việt, “thảo lư” là ngôi nhà nhỏ bằng cỏ, bằng tranh hay bằng lá. Nhớ lại truyện Tam Quốc Chí, khi Lưu Bị đi tìm Khổng Minh để mời người ra làm quốc sư, Lưu Bị đã phải tam cố thảo lư, nghĩa là phải ba lần đến viếng ngôi nhà cỏ của Khổng Minh để chiêu hiền đãi sĩ.

Tôi không rõ có phải vì mê tích Tàu hay không mà ba má Lư đã đặt cho anh cái tên đó. Nói chung, tên của Lư không đẹp mà cũng không xấu. Ngặt nổi bạn bè không ai gọi anh là Thảo Lư, mà chỉ gọi anh là Thảo Khấu (giặc cỏ).

Quê Lư ở Mỹ Tho. Ba má anh có nhà cao vườn rộng, cây trái quanh năm mùa nào thức nấy. Lư ở Sài gòn cùng với cô em gái tên là Nguyễn thị Thảo Trang. Tên cũng đẹp mà người cũng đẹp. Những năm đó, Trang đang ở nội trú trường Gia Long áo tím. Tôi vẫn thích gọi tên ngôi trường đó là Gia Long áo tím, mặc dù vào thập niên 60 nữ sinh Gia Long đã mặc đồng phục áo dài trắng.

Sài gòn có hai trường nữ trung học nổi tiếng, trường Trưng Vương và trường Gia Long. Trường Trưng Vương thì hơi nhỏ, vì chia lại một phần cơ sở của trường Sư phạm Nam Việt cũ, lại nằm liền vai sát cánh với các dãy lầu của Nha Trung học, Nha Tiểu học và trường nam Nguyễn trường Toản. Trường Gia Long bề thế hơn, nằm riêng biệt trong một vòng rào kín cổng cao tường. Những con đường vây quanh ngôi trường Gia Long cũng đẹp đẽ thơ mộng và trữ tình.

Tục ngữ Việt nam có câu nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò nhưng đối với tôi, nữ sinh của cả hai trường này đều … có giáo dục. Trong những lần đi dạy thực tập tại hai ngôi trường đó, tôi vẫn nhận được sự hợp tác tốt đẹp và sự tiếp đón kính trọng từ các nữ sinh.

Tôi có một nhận xét sau đây về sự khác biệt giữa nữ sinh hai trường, không biết có đúng hay không. Hay chỉ do một vài hiện tượng cá biệt mà tôi đã vội quy nạp cho cả một tập thể? Theo tôi, nữ sinh trường Trưng Vương có vẻ dạn dĩ hơn, nói theo từ ngữ thời thượng là chơi bạo hơn. Từ trên bục giảng, tôi có thể nhìn thấy bên dưới lớp, vào những phút cuối giờ học, có nhiều nữ sinh đã tự nhiên kéo từ trong cặp ra chiếc gương soi mặt, vội vã liếc qua dung nhan và làm vài động tác trang điểm cần thiết. Hiện tượng này tôi không bắt gặp ở Gia Long trong những giờ tôi giảng dạy.

Hàng tuần vào sáng thứ bảy, Lư đến trường Gia Long đón em gái ra, đưa Trang đi dạo phố, mua sắm lặt vặt, đôi khi hai anh em đi xem hát. Buổi chiều Lư lại đưa em vào trường. Có khi hai anh em kéo nhau về Mỹ Tho thăm cha mẹ. Chiều chủ nhật trở lên Sài gòn, Trang lại gia nhập vào cái thế giới khép kín của nữ sinh nội trú trường Gia Long áo tím.

Khi tốt nghiệp sư phạm, Lư đậu hạng thấp phải nhận nhiệm sở tận tỉnh Phan Thiết thuộc vùng hai chiến thuật. Tôi được dạy ở Biên Hoà, chỉ cách Sài Gòn có 30 cây số. Trước ngày chia tay, Lư bảo tôi:

- Tao gởi con Trang lại cho mày. Ba má tao già cả lại ở xa, không thể lên thăm lên rước nó được.

Mặc dù là bạn chí thân của Lư, tôi cũng ngạc nhiên trước sự chọn mặt gởi vàng này:

23 April 2014

Tiếng Xưa - Dương Thiệu Tước

Vài dòng về cố Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước (1915-2005)

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước sinh ngày 14.01.1915. Quê ông ở làng Vân Đình, quận Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây). Xuất thân từ một giòng họ khoa bảng. Ông là cháu nội cụ Dương Khuê (1836-1898). Cụ đỗ Tiến Sĩ và làm quan dưới triều Nguyễn. Cụ cũng là một nhà thơ có tiếng trong văn học Việt Nam. Thân phụ ông là cụ Dương Tự Nhu làm Bố Chánh tỉnh Hưng Yên. Mang máu nghệ sĩ trong người, ông chọn con đường âm nhạc ngay từ lúc ấu thơ. Có cái may là cụ Dương Tự Nhu là người trọng văn học, không coi âm nhạc là "xướng ca vô loại", nên ông đã được khuyến khích học nhạc từ lúc còn nhỏ. Cụ Nhu mua cho ông đàn Nguyệt lúc ông 7 tuổi. Ngoài đàn Nguyệt ông còn học thêm đàn Tranh tại các bậc thầy miền Trung. Đến lúc 14 tuổi, ông bắt đầu chú ý đến nhạc Tây Phương và chuyển qua học đàn dương cầm với một thầy người Pháp. Lúc 16 tuổi ông học thêm lục huyền cầm (tây ban cầm), nhạc cụ sở trường của ông. Sau này ông trở thành một cây đàn guitar có hạng tại Việt Nam và đồng thời là giáo sư tại Viện Quốc Gia Âm Nhạc Việt Nam dạy đàn này cho vô số các nhạc sĩ của thế hệ sau. Ngoài tây ban cầm ông còn tự học thêm đàn Hạ Uy Di. Cũng như ông, các nhạc sĩ Việt Nam cùng thời đều tự học, mua sách của Pháp về rồi tự học hay học hỏi lẫn nhau. Họ đều không có cơ hội theo học tại trường âm nhạc nào.

Mặc dù học nhạc, kỹ thuật sáng tác nhạc Tây Phương, nhưng các tác phẩm của ông vẫn đượm hồn dân tộc, đúng như báo Thời Nay lúc đó kêu gọi. Trong một ấn phẩm viết tay, ông ngỏ ý: "Theo tôi, tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền“.

Các nhà phê bình nhạc cho rằng ý nghĩ này đã được thể hiện rõ trong các tác phẩm Tiếng Xưa  và Đêm Tàn Bến Ngự . Theo các nhà khoa học nghiên cứu âm nhạc thì bài Đêm Tàn Bến Ngự được viết dựa theo các điệu Nam Bình, Nam Ai nổi bật cá tính của Huế. Những sáng tác khác của ông trong những năm cuối thập niên 1940, đầu thập niên 1950 phải kể Kiếp Hoa, Áng Mây Chiều, Nhạc Ngày Xanh, Dưới Nắng Hồng, Xuân Mới, Thiếu Niên Xuân Khúc Ca, Thuyền Mơ, Đêm Tàn Bến Ngự ...

Theo Phùng Quốc Thụy nhận xét, Dương Thiệu Tước "là người có dáng vẻ rụt rè ít nói, không ưa sự phô trương ầm ỹ, nhưng lại là người sốt sắng nhất trong việc xây dựng, cổ động, phổ biến nền tân nhạc mọi hình thành, với mọi hình thức: sáng tác, biểu diễn, xuất bản, đào tạo, lý luận, phê bình“. Ông cũng viết các bài tham khảo cho tập san VIỆT NHẠC. Ông thành lập Hội KHUYẾN NHẠC cùng với nhạc sĩ Thẩm Oánh để cổ động và phổ biến nền Tân Nhạc Việt Nam. Cũng cùng với Thẩm Oánh ông thành lập ban nhạc đặt tên là MYOSOTIS (Hoa Lưu Ly). Ban nhạc thường chỉ chơi tại nhà riêng, rất ít khi trình diễn nơi công cộng.

Năm 19 tuổi, ông lập gia đình với bà Lương Thị Thuần và có được 3 gái và 2 trai.

Năm 1940, lúc đó ông 25 tuổi, ông mở cửa hiệu bán và sửa chữa đàn tại 57 Hàng Gai, Hà Nội. Cửa hàng sau đó phải đóng vì chiến tranh. Những sáng tác của Dương Thiệu Tước trong thời điểm này phải kể Ngọc Lan, Chiều, Bóng Chiều Xưa....

Năm 1954 lúc đất nước chia đôi, ông vào Sài Gòn sinh sống. Tại đây, ông thành hôn với Bà Minh Trang, xướng ngôn viên và ca sĩ của Đài Pháp Á. Ông và Bà Minh Trang có thêm 4 gái và 1 trai. Từ giữa thập niên 60 qua thập niên 70 trở đi ông bớt sáng tác. Tác phẩm có tiếng phải kể lúc này là Ơn Nghĩa Sinh Thành.

Tại Sài Gòn, ông làm Chủ Sự phòng văn nghệ tại Đài Phát Thanh Sài Gòn đồng thời được mời làm giáo sư dạy Tây Ban cầm tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc. Đã cả chục năm trôi qua nhưng vẫn ấp ủ ý nguyện hội nhập cá tính và hồn Việt Nam vào tân nhạc, ông cho ra đời một chương trình có tên là CỔ KIM HÒA ĐIỆU, phát thanh thường xuyên tại đài Phát Thanh Sài Gòn những năm cuối thập niên 1950. Trong chương trình này ông xử dụng cả hai nhạc cụ Tây Phương và cổ truyền Việt Nam để trình diễn tân nhạc Việt.

Biến cố 30.04.1975 đánh dấu một khúc quanh trọng đại trong sự nghiệp của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Các tác phẩm của ông bị coi là nhạc lãng mạn, ủy mị nên bị cấm phổ biến, không ai được trình diễn nhạc của ông. Ông cũng ngưng dậy học tai trường Quốc Gia Âm Nhạc. Ít lâu sau đó Bà Minh Trang cùng con cái sang Hoa Kỳ. Ông ở lại Sài Gòn. Bà Lương Thị Thuần, năm 1979 đã qua CHLB Đức đoàn tụ với gia đình người con trai cả của bà.

Đầu thập niên 1980 ông về chung sống với Bà Nguyễn Thị Nga tại quận Bình Thạnh, nguyên là một học trò của ông lúc bà theo học đàn guitar tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc. Năm 1983, ông có thêm một con trai với bà Nga.

Ngày 01.08.1995: ông đã vĩnh viễn ra đi, hưởng thọ 80 tuổi. 

(Nguồn: Trang nhà Dương Thiệu Tước)
______________________

TTR: Nhạc Việt trong nước hiện nay là những chuyện kể lể có chút vần điệu. Có nghe những bản nhạc kể lể chuyện tình viết ra sau 1975 ở trong nước mới thấy các tài năng nhạc Việt đa phần đã trỗi dậy ở hai thời điểm: Ở Miền Nam trước 1975 và trên cả nước trước 1954. Không thể khẳng định tài năng âm nhạc Việt nay đã hết, nhưng rõ ràng thật hiếm hoi.

Sau đây, qua tiếng hạ uy cầm của Caodzan,  là "Tiếng Xưa" của Dương Thiệu Tước, một sáng tác đượm hồn dân tộc, một trong những tặng phẩm vô giá Nhạc Sĩ đã để lại cho chúng ta.

Cờ đỏ lại bay, hay sự hồi sinh của Liên Xô

Svetlana Alexievich**
P T H dịch
Theo  pro & contra

Tôi đã mất nhiều bạn bè người Nga. Tôi không thể chịu nổi sự phấn khích trong mắt họ khi nhắc tới vụ “gia nhập” hay “sáp nhập”, hay bọn Ukraine “sắp đói nhăn răng, rồi sẽ tự ngửa tay xin hợp nhất với Nga cho mà xem”. Ở Moskva, người ta đắc chí thuê thợ Ukraine làm những công việc hạ đẳng nhất. Một phong trào yêu nước rầm rộ bùng phát.

Không nhà hàng nào còn sâm-panh Krym nữa, tất cả đã dốc cạn để ăn mừng chiến thắng. Chỗ nào cũng thấy nói rằng không gánh vác sứ mệnh đặc tuyển do Chúa, không bá đạo thì chúng ta không còn là dân tộc Nga. Trai tráng chen nhau đến các ủy ban tuyển quân xin tự nguyện nhập ngũ, để cho “bè lũ Bandera”[1] phen này biết tay.

Tôi ngạc nhiên vì Gorbachev. Đến ông ấy cũng bị cuốn vào làn sóng dân tộc chủ nghĩa và phát biểu rằng lẽ ra phải đưa Krym về cố hương từ lâu. Rằng công lí của lịch sử vậy là đã được khôi phục. Cơn cuồng loạn bài phương Tây nổi lên khắp nơi, nên cả ông ấy cũng thôi không nói về con đường châu Âu, về hợp tác với châu Âu, về những giá trị phổ quát.

Ai không hân hoan, đích thị là một kẻ thù của nhân dân. Là thuộc về đội quân thứ năm, là đứng trong hàng ngũ hắc ám phục vụ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Vốn từ vựng thời Stalin đã hoàn toàn sống lại: bọn Nga gian, bọn phản bội, bọn nối giáo cho bè lũ phát xít. Khác duy nhất ở một điểm: bây giờ những kẻ Stalinist theo chính giáo. Trong một buổi liên hoan cơ quan ở Kaluga, một nhân viên ngân hàng đã giết một đồng nghiệp. Chỉ vì cãi nhau về Ukraine.

Bị ghét nhất bây giờ là những người cổ súy cho tự do. Những năm đáng nguyền rủa của thập niên chín mươi là lỗi tại họ, sự tiêu vong của đế chế Nga là lỗi tại họ. Bây giờ nhân dân đòi tịch thu nhà cửa của họ, tống họ vào tù, đem họ ra xử tử. Cái nhân dân của một dân tộc được Chúa Trời đặc tuyển! Truyền hình trình ra những kẻ thù của nhân dân. Chẳng hạn ca sĩ nhạc rock nổi tiếng Andrey Makarevich, phải đè cổ ông này ra mà tước hết các giải thưởng và cả Huân chương Vì Tổ quốc. Nhà sử học Andrey Zubov thì phải bị đuổi khỏi Viện Quan hệ Quốc tế (quyết định đó may thay đã bị hủy). Những người đó đã bôi xấu đất nước. Ai không theo ta, đích thị là chống ta.

Đã bắt đầu có những lời kêu gọi ngừng mua vũ khí từ Hoa Kỳ. Để đáp lại các biện pháp trừng phạt của phương Tây, một hình nộm Obama bị đem ra đốt ở thành phố Ufa. Tôi đã trò chuyện với hàng chục người. Không ai lo ngại các biện pháp đó, không ai sợ “Bức màn sắt”. Người ta nhắc nhở nhau rằng thời Xô-viết mình cũng từng sống cô lập với thế giới rồi mà. Có sao đâu? Bù vào đó, bây giờ cuộc sống có một ý nghĩa: giúp những người anh em Ukraine, cái đó quan trọng hơn là khúc xúc xích trong tủ lạnh.

Cảm giác như đất nước này đang sống trong thời chiến rất rõ. Tất cả đều háo hức có thêm chiến thắng. “Bao giờ thì đến lượt Alaska?” Bật ti vi lên mà thấy ghê người. Trên truyền hình, người ta dọa biến nước Mỹ thành một nhúm tro nguyên tử và tính toán khả năng chiếm đóng toàn bộ châu Âu.

Phần còn lại của nước Nga, những người có lí trí bình thường, thì nín thinh. Chỉ cần ho he một tiếng là có thể bị tố giác, thậm chí bị tống giam. Một người quen kể cho tôi nghe chuyện con gái mình vừa đến một trường đại học nhận việc. Cô ấy dạy môn toán. Đầu tiên người ta muốn biết quan điểm của cô về vấn đề Krym. Cô nói: “Tôi không ủng hộ chính sách Krym của Nga. Nga đã hiếu chiến và vi phạm luật quốc tế.” “À, tức là cô muốn Mỹ cũng kích động một cuộc cách mạng mầu ở nước ta chứ gì!”

Rồi không lâu nữa, người ta sẽ vặn hỏi, vì sao ai đó không chọn Sochi mà lại đi nghỉ ở Ai Cập hay Thổ Nhĩ Kỳ? Sao không chọn nhạc Nga mà lại nghe nhạc ngoại quốc? Không, không phải Krym, cái chúng tôi được nhận lại là Liên bang Xô-viết.

Ngôn ngữ bạo lực thấm đẫm toàn bộ cuộc sống. Mỗi sáng bật computer lên và tin tức hôm nào cũng thế: người Nga đang đến, người Nga đã vùng lên. Nơi nào cũng thế, khi bạo lực lại trở thành lí tưởng thì sẽ có một kẻ như Karadžić dễ dàng thuyết phục người ta rằng súng máy có thể làm việc thiện.

Cờ đỏ lại bay, con người đỏ lại xuất hiện. Tất cả đều sống hơn hớn. Putin đã nỗ lực mười lăm năm cho công cuộc ấy. Ngày lại ngày, truyền hình thổi cho những ý tưởng Xô-viết sống lại. Thế mà chúng tôi đã tưởng những thứ ấy chết hẳn rồi.

Nước Nga tỏ rõ là không có khả năng tiếp nhận những giá trị phương Tây và Thiên chúa giáo phương Tây. Nhà thờ rao giảng rằng: “Chúng áp đặt cho ta một mô hình phát triển xa lạ, khiến ta đánh mất tâm linh mình.” Tôi hỏi một linh mục, bản chất tâm linh của người Nga chúng ta là gì. Ông ta đáp: “Tập trung tất cả bọn đồng tính về một chỗ rồi đem ra bắn tuốt!” Ngoài ra, phải tập hợp mọi người Nga vào một thiết chế nhà nước quân chủ. Bây giờ chúng ta đã mạnh trở lại và đủ sức bảo vệ người của chúng ta ở Baltic hay ở Tajikistan.

Nước Nga đi về đâu? Thay vì cải cách, chúng ta chọn chiến tranh. Nỗi khát thu hồi lãnh thổ xưa có thể khiến hàng triệu con người mất trí. Mà đó là những con người biết nghĩ, mới hôm qua còn mơ ước một nước Nga mang tinh thần châu Âu. Hôm nay họ đã đồng thanh tuyên bố: “Vì Krym, chúng ta tha thứ cho Putin tất cả!”. Sách báo của nhà thờ chính giáo gọi Putin là Thánh, hoàn toàn nghiêm túc. Té ra ở kiếp trước ông ta chính là Vương công Vladimir, người đã làm phép rửa tội cho nước Nga. Có tin đồn rằng dầu một dược rỏ ra từ thánh tượng Putin ở một số nhà thờ. Một vị thánh! Người ban phát phép màu! Sống khắc khổ như một nhà tu. Không vợ, bởi ông ta đã kết hôn với nước Nga.

Nhà thờ, đó không chỉ là kinh, nến và thánh tượng. Nhà thờ ở Nga là một trong những lực lượng hậu bị của tổng tư lệnh quân đội.

Truyền thông bị thanh lọc theo luật của thời chiến. Mọi nguồn thông tin độc lập, cho phép một cái nhìn khác, bị triệt tiêu. Mỗi phát ngôn chân thực đều bị đánh đồng với một lời kêu gọi lật đổ chế độ. Những trang mạng không vừa ý bị chặn. Mới đây, tổng biên tập của Lenta, cổng thông tin lớn nhất, bị mất chức. Bốn mươi thành viên khác trong ban biên tập cũng từ chức để phản đối. Chỗ trống ở các cơ quan truyền thông bị thanh lọc được Putin lấp đầy bằng những người lãnh đạo trung thành với Điện Kreml và bằng nền báo chí của riêng ông ta, do ông ta dựng nên.

Trên mạng đầy những sáng kiến để tồn tại. Ở đó, kinh nghiệm thời Xô-viết cũng tỏ ra đắc dụng. Tôi cũng phòng trước và ghi lại sẵn vài công thức Xô-viết: làm thân với những bà già hay ngồi trước cửa nhà, hay với tài xế taxi, họ là mạng lưới thông tin hữu hiệu. In truyền đơn (mọi người đều đi mua máy quét và máy in), tham gia một câu lạc bộ – chẳng hạn một hội thể thao hay cờ vua – để mở rộng diện giao lưu. Facebook và Twitter cũng còn chưa bị chặn. Và tin nhắn đi động cũng là một cách truyền thông tin tốt.
__________
[**] Svetlana Alexievich (1948), nhà văn Bạch Nga, hiện sống tại Minsk, nổi tiếng từ tác phẩm Chiến tranh không mang bộ mặt đàn bà (1983). Tác phẩm gần đây nhất: Thời Second-hand (2013). Tháng 10 năm ngoái, bà được trao Giải Hòa bình của Hiệp hội Sách Đức.
Nguồn: FAZ 15-4-2014
__________

[1] [1] Stepan Bandera (1909-1959): Nhà chính trị dân tộc chủ nghĩa Ukraine, bị mật vụ Xô-viết (KGB) ám sát tại Đức. Đảng dân tộc chủ nghĩa Svoboda hiện nay tại Ukraine lấy Bandara làm điểm tựa tư tưởng.

Thơ Buồn Tháng Tư

THÁNG TƯ TÌNH BUỒN

Tháng Tư trĩu nặng bờ vai,
Xót xa con nước chia hai lối về,
Chiều buồn mưa lạnh tứ bề,
Gió đêm buốt giá tái tê mặt hồ,

Tháng Tư thôi hết ước mơ,
Nắng gay gắt nắng, hững hờ mây bay,
Bâng khuâng mơ khúc sum vầy,
Long đong bèo dạt từ đây, tình đời,

Tháng Tư thân Hạc rã rời,
Bay xa tìm kiếm khung trời ước mong,
E gì sóng cả cuồng phong,
E gì biển mặn đôi dòng phân ly,

Tháng Tư tuổi mộng còn chi,
Tháng Tư lăng kính phân kỳ tình ta,
Tháng Tư nỗi nhớ nhạt nhòa,
Tháng Tư tình héo hắt xa mỏi mòn,

Bao nhiêu mộng ước vùi chôn ,
Tình ơi mơ phút tương phùng bên nhau
Tháng Tư ngày tháng xót đau,
Đường về xa quá còn đâu hẹn thề...!

Phạm Thị Minh Hưng
**

HẬN THÁNG TƯ

Tháng Tư đen tối lại về
Ngùi trông Tổ quốc ê chề, tả tơi

Tang thương ngày ấy ngút trời
Xác xơ đường phố, rã rời xó quê
Kinh hoàng như một giấc mê
Thây người vương vất, bốn bề thê lương

Giờ xa cách mấy cung đường
Lòng người vong quốc hận vương ngút ngàn
Dân còn sống cảnh lầm than
Ngày về cố quận, dặm đàng còn xa

Ngẫng trông trời nước bao la
Đớn đau lòng kẻ xa nhà nhớ quê
Hẹn nhau khắc một lời thề
Đánh tan giặc Cộng, ta về quê xưa.

Hận nầy, ngày ấy, nhớ chưa,
Nếu còn giặc Cộng ta chưa trở về!

NGƯỜI TỊ NẠN CỘNG SẢN
Tháng Tư, hai không một bốn

**
THÁNG   TƯ   ĐỊA   NGỤC

Trưa  tháng  tư  trời  SaiGon  mưa  bụi
Khắp  đô  thành  nhuộm  đắng  một  màu  tang
Lá  me  rơi  như  ứa  lệ  mắt  buồn
Nụ  phượng  hồng  làm  tim  ai  rướm  máu
Những  tên  cướp  người  mang  đầy  súng  đạn
Mắt  gian  thù  chực  uống  máu  lương  dân
Sốt  rét  rừng  sâu  da  xanh  ốm  đói
Nhìn  gạo  thóc  thèm  muốn  điên  người
Phải  cướp  cho  được  miền  Nam  trù  phú
Thì  muôn  đời  bắc  cộng  đỡ  ăn  xin
Lũ  các  ngươi  là  phường  vô  loại
Đem  luận  thuyết  bất  nhân  dày  xéo  sơn  hà
Ăn  cháo  đá  bát  lật  lọng  bất  lương
Mang  mặt  người  nhưng  tim  dã  thú
Uống  máu  không  tanh  giết  người  không  rợn
Cứ  như  một  lũ  tà  ma  gieo  họa  khắp  nơi
Bao  nhiêu  năm  cớ  sao  chưa  tỉnh  ngộ
Ngày  càng  lạc  lõng  cõi  u  minh
Tra  tấn  ngục  giam  đày  aỉ  kẻ  hiền
Chỉ  ước  vọng  công  bằng  dân  chủ
Hãy  sắm  hối  giờ  cuối  cùng  đã  điểm
Đừng  quá  muộn  màng  chết  chẳng  mồ  chôn  .
 

PHAN   NGHĨA  .

22 April 2014

Truyện rất ngắn (1)

Nồi cá bống kho tiêu

Ba mươi tuổi đầu, lận đận chiến chinh, chưa kịp lấy vợ thì trời sập. Đi tù. Mẹ thăm nuôi 6 tháng một lần . Quà chỉ có nồi cá bống kho tiêu và nước mắt thương con. Được 3 năm thấy mẹ già đi, tóc bạc phơ. Thương mẹ, hắn bảo mẹ đừng lên thăm nữa. Nhưng đến kỳ thăm lại đi ra đi vào, trông ngóng mẹ. Suốt hai năm không thấy mẹ lên thăm. Được tha, về nhà mới hay khi mẹ về gặp mưa bị cảm nặng trong lần thăm nuôi sau cùng và đã qua đời hai năm rồi. Giỗ mẹ, hắn đi chợ mua cá bống về kho tiêu. Giỗ xong bưng chén cơm và đĩa cá bống kho tiêu cúng mẹ xuống ăn, hình như có vị mặn của nước mắt. 

(Những Truyện Thật Ngắn và Rất Buồn)

Những Hạt Đậu Đen (1), truyện ngắn

"Đẻ trứng thì phải lót ổ,
rơm rác lót càng nhiều thì trứng càng khó vỡ".

"Thằng lớn có thằng lớn hơn đe,
không làm cho nó sợ nó chẳng đòan-kết đâu".

Thật khó mà vẽ ra cho chính xác về gã. Tôi quen biết gã có lẽ cũng gần hai mươi năm,  hơn cả đời cô Kiều gian truân “hồng lâu mấy bận”. Tôi thấy gã khó hiểu hơn Kiều-nhi nhiều. Tôi quen gã trong một trường hợp cũng lạ. Tôi rề rề xe qua một quãng đường vắng trên đường đất đỏ khi thấy một cục gạch có cắm một cành lá,  cạnh đó có một cái chai không. Tôi biết đó là dấu hiệu ngôi nhà phía trong hàng rào có bán xăng. Tôi đậu xe lại,  lò dò đẩy cánh cửa líp tre bước  vào. Tiếng nỏ thuốc lào rít lên,  một làn khói trắng theo song cửa bay ra sà xuống nền  ngôi nhà tôn tuềnh tòang.

- Chào bác ạ,  bác tìm ai?

- Tôi hỏi xăng,  tôi muốn… hỏi xăng?

- Mến ơi,  con ra  bán xăng cho bác này. Tiếng người đàn ông,  giọng khàn trầm mà vang,  gọi với về phía sau nhà.

- Không,  không tôi không mua,  tôi lắp bắp nói vội.

- À,  ra thế. Hiểu rồi. Thôi vào đây nào!  Tôi khom người xuống cánh cửa đóng bằng miếng tôn cũ trên khung nứa thấp lè tè.

Gã ngồi vững như khối đá trên chiếc giường nứa trải tấm chiếu lát. Chiếc lon thiết ở bên góc cắm nỏ điếu cày bằng tre màu  vàng óng. Trước mắt gã chiếc ấm trà và mấy chén sứ cáy vàng. Thóang nhìn gã, tôi đã chợt nghĩ đến một bức tranh hảo hán chân đất thời Thủy Hử. Đầu lởm chởm,  tóc dày,  với hai cánh mày to bản mà sậm,  với đôi mắt hí hí và sống mũi mảnh chỏ xuống đôi môi thâm! Mắt mũi và môi gã làm cho cái tướng ngồi,  dáng đậm và chắc của gã,  giọng nói trầm và mạnh của gã như Trường- giang mênh mông chảy đến chân núi  chợt biến đâu mất trong hang động và dưới chân núi thòi ra một dòng suối nhỏ ngoằn nghèo nước đục. Gã nhướng đôi mắt hí,  mặt điểm chút rỗ hoa,  quan sát tôi nhanh và sắc, giọng  nói chắc nịch:

- Chắc là  ông anh muốn bán chút ít xăng kiếm tiền cơm cháo? Hượm,  ngồi tí đã,  có bao thì đây lấy tất. Mời ông anh dùng trà.

Gã rót chất nước vàng quánh đậm đặc từ trong ấm ra,  trà chỉ vừa âm ấm và đắng đậm đến thót người. Tôi sống trong Nam,  uống trà cũng chỉ là thưởng thức chút hương vị nhạt nhòa,  khi đụng phải tách trà Bắc- Thái của các anh  em Bắc mới vào Nam,  thì mới vỡ ra thế nào là trà!  Nhấp một hớp đã thấy lòng nôn nao và tim trở nhịp. Gã lại vê thuốc lào,  đặt lên nỏ,  gọn và khéo léo châm lửa, hít nhịp nhịp ngắn và thư thả cho đóm cháy trọn; gã dụi đóm và đưa ống điếu chỉa chếch lên như chĩa cao xạ về phía máy bay địch; gã dồn dập nhịp nhịp và rít lên như tiếng xé gió,  mắt gã  lim dim, tê  lịm người. Khói trắng như xì túa ra từ mọi lỗ trong người gã.  Nhìn gã từ lúc vê thuốc,  tay  mơn man ve vuốt ống điếu cày bóng láng,   đưa lửa bén vào từng nhịp cho đến cái dáng dậm dựt rít lên và phê phả trong khói tê mê sao mà dâm dục đến như vậy !.

Gã  quay sang tôi,  mắt lim dim như chú mèo đang nhẩn nha nhìn chú chuột lởn vởn trước mặt:

Thơ Tháng Tư

Trình bày: Đậu Đỏ

21 April 2014

Những Giờ Phút Cuối Cùng của Đồi Tăng Nhân Phú

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết và có giá trị kể từ 8:00 sáng ngày 27/01/1973, tất cả các lực lượng quân sự nước ngoài phải triệt thoái khỏi miền Nam Việt Nam thì Trường Bộ Binh Thủ Đức di dời về tiếp quản căn cứ của Sư Đoàn Hổ Mang Thái Lan ở Long Thành. Do ở địa điểm mới không còn dính dáng tới Thủ Đức nữa nên Tổng Cục Quân Huấn-Bộ Tổng Tham Mưu đổi tên thành Trường Bộ Binh.

Đến cuối tháng 4/1975 không hề có cuộc di chuyển lực lượng nào của Trường Bộ Binh về đồi Tăng Nhơn Phú.

Sau đây là câu chuyện người thật, việc thật:

Khi Trường Bộ Binh Thủ Đức dời về Long Thành, những cơ sở trường ốc cũ được chuyển thành Huấn Khu Thủ Đức, tập trung các Trường Huấn Luyện của tất cả các ngành khác lại một chỗ do một Đại Tá làm Chỉ Huy Trưởng.

Tháng 2/1975, tôi được đơn vị cử đi học một khóa huấn luyện 6 tháng để hội đủ điều kiện thăng cấp Đại Úy. Lúc trình Sự Vụ Lịnh xong, tôi được chỉ định làm Sĩ Quan Kỷ Luật của trường tức là "Ông Kẹ" của các khóa sinh đang theo học.

CHIA BUỒN

Được tin buồn Thứ Nữ Đồng Môn Lê Đình Lãm,
Cựu Sinh Viên Khóa 8 Đốc Sự / Khóa 2 Cao Học
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Sàigòn

Cháu LÊ ĐÌNH THỤY UYỂN
Pháp Danh NHẬT KIỀU

vừa thất lộc tại Bệnh Viện Stanford, California ngày 16 tháng 4 năm 2014,
hưởng dương 46 tuổi.

Thành thật chia buồn cùng
Đồng Môn Lê Đình Lãm và Tang Quyến.
Nguyện cầu Hương Linh Cháu Nhật Kiều Lê Đình Thụy Uyên
sớm tiêu diêu Miền Cực Lạc

Đồng Môn Khóa 8 Đốc Sự / Khóa 2 Cao Học Quốc Gia Hành Chánh Sàigòn
 Và Gia Đình

20 April 2014

Nghệ thuật nhiếp ảnh:

Las Vegas dưới ống kính Hương Kiều Loan

Chuyện vãn bên lề chính trị Hoa Lục: Tập và Chu

Nhiều khi lời đồn đại trở thành sự thật... rất nhanh.

18 April 2014

Hình gợi nhớ sự quả cảm của chiến sĩ Miền Nam ngày 30 tháng Tư

Ngày 30 tháng tư 1975, vào những phút chót, quân Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn bắn cháy nhiều xe tanks cộng quận ở nhiều nơi như hình trên đây chụp trên đường Trương Minh Giảng. Ta có thể nhìn thấy tháp nhà thờ Ba Chuông nằm ở hậu cảnh.

Chẳng phải là mất nước từng phần là gì?

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Cựu thiếu tướng quân đội CS Việt Nam
Cựu đại sứ CS Việt Nam tại Hoa Lục CS

Trung Quốc tuồn đủ mọi hàng hóa rẻ tiền vào lũng đoạn thị trường nước ta, bóp nghẹt mọi sản phẩm của ta; họ thực hiện mọi thủ đoạn thâu tóm kinh tế nước ta đồng thời phái thương nhân vào phá hoại kinh tế của ta; về chính trị, họ cũng chi phối phía ta; về quân sự, họ không ngừng lấn, cướp biển đảo của ta, bắt tàu cá, tịch thu tài sản, đánh thuyền viên, đâm hỏng tàu, bắn ngư dân, phá mọi hoạt động của ta trong thềm lục địa của mình, báo chí của họ luôn đe dọa dùng vũ lực với ta. Mọi sự việc nêu trên, những ai quan tâm theo dõi đều đã biết cả.


Tình hình còn nguy hiểm và bức xúc hơn là chúng ta đương mất nước từng phần vào tay những nhà cầm quyền TQ, và sẽ mất nữa:

Trước đây họ đã mua được hàng ngàn ha rừng biên giới, một đoạn bãi biển Đà Nẵng, người Việt Nam không ai vào được. Thế là mất chủ quyền, cũng là mất một phần đất nước vào tay TQ.

Vài năm gần đây, họ đổ tiền vào đầu tư bất động sản, địa ốc, những nơi ấy họ đã xây nhà hay chưa cũng là lãnh địa của họ rồi.

Đi thăm một người bạn bị Alzheimer

"Hai Giờ" Gặp Gỡ Và Mạn Đàm Với  Bạn Trần Nhật Ưng
(CSV/QGHC - Đs. 6)

A - Duyên May gặp bạn :

Đầu tháng 03/2014 tôi được anh Trần Ngọc Thiệu Chủ tịch Hội CSV/QGHC  Nam Cali. báo tin cho biết: "Hội QGHC / Nam California  có nhận được điện thoại của một người (?) gọi báo cho biết, anh Trần Nhật Ưng (CSV/QGHC - Đs. 6) đang có mặt ở Nam Cali.  trong tình trạng bị mất dần trí nhớ (Alzheimer) nhờ Hội lo giúp thủ tục xin chánh phủ trợ cấp để anh vào sống ở một "Convalescent Center" nào đó và Hội cũng đang nhờ vài anh em CSV/QGHC đang làm việc tại Sở Xã Hội tìm cách giúp đỡ".

Tôi hỏi anh Trần Ngọc Thiệu, Hội có địa chỉ hiện tại của anh Trần Nhật Ưng hay không thì anh Thiệu cho biết:

-  Hiện anh Ưng đang ở tạm, nhà một người bà con quen ở Huntington Beach, có số điện thoại là (714) 380 - 0263. Khi gọi tới số điện thoại này thì người nhà nói anh Ưng đã được dẫn đến Sở Xã Hội để làm thủ tục vào nhà dưỡng lão.

Cuối tuần đó chúng ta có tin anh Thái Hà Chung mất, rồi sau đám tang anh Chung, khi chúng tôi liên lạc lại được với người bà con của anh Ưng thì có tin, anh Ưng đã được vào ở nhà dưỡng lão (convalescent center) ở Long Beach.

Nên hôm nay tôi và anh Nguyễn Mạnh Huyên rủ nhau đi thăm bạn Trần Nhật Ưng. Từ nhà tôi và Huyên đi tới khu dưỡng lão Ưng đang ở, có khoảng cách chừng 10 miles. Chúng tôi lái xe vào xa lộ 405 North, chạy khỏang 8 miles thì ra khỏi xa lộ 405 North tại exit 30B để vào (Onto) East Wardlow Road.  Xe chạy trên Wardlow Road khỏang 300 feet thì rẽ phải vào Cedar Ave. Xe tiếp tục chạy trên Cedar Ave. khoảng 450 feet thì  tới số nhà 3501 và 3503 nằm ở phía bên tay trái.

Lối vào Nhà dưỡng Lão Alzheimer. Có bảng ghi quyền lợi của bệnh nhân Alzheimer

B - Gặp gỡ và Mạn đàm:

Khi chúng tôi vào trong Nhà dưỡng lão, tiếp xúc với nhân viên tiếp tân và làm thủ tục thăm viếng; chúng tôi được một hướng dẫn viên người Việt (tự giới thiệu tên mình là Michael Hùng) dẫn đến phòng sinh hoạt chung để gặp bạn Ưng. 

Hướng dẫn viên nói với bạn Ưng:

-  Hai bác này đang tìm gặp bác Ưng đây. Ưng quay sang nói với tôi và Huyên :

 -  Xin lỗi hai ông tìm tôi có việc gì ạ !. Huyên vỗ vai bạn Ưng rồi chỉ vào tôi mà nói:

 -  Ông có quen ông này không ? và nếu quen thì ông có biết ông này tên gì không ?

Ưng trả lời :

-  Trông ông này quen quen đấy, nhưng lâu quá không gặp nên không nhớ tên.

Trước khi Michael Hùng chia tay và tạm biệt chúng tôi; bạn Huyên nhanh nhẹn rút máy chụp hình ra đưa cho hướng dẫn viên và nhờ người này chụp cho ba chúng tôi mấy tấm hình kỷ niệm.



Sau khi chụp hình cho ba người xong Michael cáo từ để chúng tôi cùng nhau nói chuyện tâm tình.

 Huyên giải thích :

 -  Đây là người bạn lâu năm của ông đấy, tên hắn là Hàm, Trần Công Hàm đó.

Ưng vội choàng qua vai tôi, anh dùng hai tay ôm lấy tôi  và nói giọng hơi nghẹn ngào:

-  Ô !  Hàm hả?  Nhớ rồi, lâu quá mới gặp lại, nên nhận không ra, nay nhớ rồi... nhớ rồi.

17 April 2014

Vụ Bắc Sơn: Chế độ lung lay từ nền tảng

Ngô Nhân Dụng

Trong cuộc tranh đấu của người dân xã Bắc Sơn đang diễn ra, chúng ta thấy một hiện tượng mới: Các cán bộ cấp xã đã công khai bày tỏ nỗi bất mãn đối với “lệnh trên.” Họ phân trần rằng họ cũng chỉ là nạn nhân bị đặt vào cảnh trên đe dưới búa. Cái búa ở trên là đảng cộng sản liên kết với giới tư bản đỏ bày ra các “công trình” mà mục đích xưa nay vẫn là cướp ruộng đất của dân để rút ruột. Bên dưới là các nông dân cần bảo vệ đất nên chống lại cường quyền. Khi các cán bộ cấp dưới công khai tỏ ra bất mãn, tòa nhà chế độ bắt đầu rạn nứt từ nền móng.

Trước đây, trong các vụ dân biểu tình bảo vệ ruộng đất, báo chí không chú ý tới các cán bộ cấp xã, vì người ngoài mặc nhiên coi họ cũng là thủ phạm hoặc đồng lõa trong các âm mưu cướp ruộng, cướp đất. Nhưng trong vụ xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, viên xã trưởng đã nói chính mình, và có thể từ cấp huyện, bị áp lực từ trên xuống phải xúc tiến dự án làm công viên và nghĩa trang, dù họ không đồng tình. Lời bộc lộ này, xưa nay chưa ai từng nói ra trong các vụ xung đột giữa nông dân và đảng cộng sản, cho thấy một biến chuyển tâm lý đe dọa sự tồn tại của cả chế độ.

Các chế độ chuyên chế đều dựa vào một đạo quân thừa hành. Ở cấp thấp nhất là các tay chân kiểm soát từng xã, từng thôn, và các sĩ quan chỉ huy từng trung đội, đại đội công an. Khi nào chính lớp cán bộ đó ngả nghiêng, chao đảo, thì cái thang chống đỡ chế độ độc tài đang sập gẫy từ những bậc thang dưới cùng.

Tất cả những tin tức chúng ta đang biết về cuộc tranh đấu của đồng bào xã Bắc Sơn từ hơn mười ngày qua đều do các báo, mạng của đảng cộng sản phổ biến. Theo dõi các tin tức được truyền đi theo lối nhỏ giọt dưới sự chỉ huy của công an văn hóa tư tưởng, chúng ta thấy những người làm báo cũng khéo léo trình bày cho độc giả những uẩn khúc đằng sau cuộc đàn áp, để dần dần thấy được cảnh tan hàng đang diễn ra.

Tường thuật trận chung kết cúp Copa Del Rey, Tây Ban Nha 16/4/2014

Real Madrid vs Barcelona
Phóng viên Nguyên Trần
Trận chung kết giải bóng tròn Copa Del Rey Tây Ban Nha còn gọi  là  cúp Nhà  Vua (King’s Cup) giữa hai đội Real Madrid và Barcelona đã diễn ra lúc 3:00 giờ chiều ngày thứ tư 16/4/2014 tại sân banh Santiagio Bern (sân trung lập) với sự dự khán của trên 55.000 khán giả. Đây xem như là  tia hy vọng cuối cùng cho đội cầu Barcelona giống như chếc phao cuối cùng cứu vãn danh dư cho các cầu thủ trên chiếc tàu Barcelona sắp chìm xuống lòng đại dương.

Thật vậy, hình ảnh đội cầu vô địch hành tinh Barcelona năm nay thật lu mờ trong các trận tranh tài lớn lao mùa nầy. Trước hết giải ngoại hạng La Liga Tây Ban Nha mặc dù còn 4 trận nữa nhưng hy vọng đoạt giải La Liga như thông lệ của đội Barcelona xem như rất mong manh nhất là với tình trạng sa sút  hiện nay của họ! Còn đâu thời oanh liệt của cầu vương Lionel Messi, đôi chân vàng của nền bóng tròn hiện nay. Đúng là ở đời câu “họa vô đơn chí” bao giờ cũng đúng cả. Trường hợp Barcelona cũng vậy. Đã không xơ múi gì với giải La Liga thì mới đây trong trận tranh tứ kết một trong những giải quan trọng hào hứng nhất thế giới là giải Champions League, Barcelona đã bị anh chàng Lê Dương Atletico Madrid (cũng của Tây Ban Nha) loại ra ngoài vòng chiến. Trước những thất bại liên tục như vậy thì trận tranh chung kết giải Nhà Vua hôm nay phải là cơ hội cuối cùng cho Barcelona phục hồi danh dự. Nhưng liệu đối thủ sừng sỏ Real Madrid có chịu để cho họ rửa nhục hay không? Xin mời quý bạn đọc theo dõi diễn tiến trận đấu.

Theo tiếng còi  ra quân của trọng tài Antonio Miguel, hai đội cầu tiêu biểu cho làng bóng Tây Ban Nha ra quân với đội hình như sau:

Barcelona:
                                        Fabergras       Pinto
            Iniesta              Messi                   Xavi            Neymar
       Alba           Busquets                    Bartra           Mascherano

                                                Alves


Real Madrid:
                                      Isco           Benzema
          Di Maria        Modric                  Alonso                   Gareth Bale
         Carvajal                Coentrão                 Ramos                 Pépé

                                              Casillas

(thiếu Ronaldo chấn thương dây chằng đầu gối)

Với quyết tâm chiến thắng, Barcelona tràn xuống tấn công trước. Ngay phút thứ 3’, Neymar đá không thành công trái  phạt trực tiếp từ cánh phải. Phút sau đó, Isco của Madrid truy cản Messi trái phép bị thẻ vàng.

Real Madrid bắt đầu phản công lại và Gareth Bale hai lần sút banh phút thứ 5’ banh ra ngoài và phút thứ 7’ banh trúng hậu vệ địch. Cũng phút thứ 7’, Real Madrid hưởng quả phạt góc và Mascherano phá banh ra ngoài.

Trận đấu đã bắt đầu sôi nổi trái với dự đoán mọi người là sẽ tẻ nhạt vì giữa một đội đang xuống dốc là Barcelona và một đội Real Madrid dưỡng sức cho trận thư hùng bán kết Champions League với cổ xe tăng Bayern Munich. Và tới đây thì mới thấy sự dũng mãnh của những chú lính của Carlo Ancelotta với chiến thuật giao banh thần tốc ào ạt và chuyện gì đến phải đến, ngay hai phút sau, phút thứ 9’ tiền vệ Di Maria nhận đường chuyền đúng tầm từ Benzema đã xuất sắc dùng chân trái sút xà từ góc trái khung thành tạt vào góc phải làm tréo giò thủ môn Alves.

Real Madrid 1 – 0  Barcelona

16 April 2014

Sắc Màu Tháng Tư, thơ


Chuyện của một thời

Đôi giòng:

Bây giờ đã là Tháng 4, đọc truyện của Vũ Thế Thành, nhớ lại một thời kỳ đầy những nỗi đau chưa phai trong lòng nhiều người Việt. (Sầu Đông)
**

Thằng bạn Việt kiều mới đây gửi mail cho tôi: “ … Sàigòn dạo này còn nhiều xích lô không? Cứ đến những ngày tháng tư này, tao lại nhớ đến xích lô. Bây giờ, mày chạy 2 bánh nổi không?….” . Chạy 2 bánh ở đây là  nghiêng xe, giữ thăng bằng, thì xích lô 3 bánh có thể chạy bằng 2 bánh.

Tên Việt kiều này có thời là đồng nghiệp…xích lô của tôi. Nó đang theo ban triết (Tây) thì đứt phim. Sau 75, mọi ngành học bên văn khoa (trừ ngoại ngữ) đều có vấn đề, môn triết lại càng có vấn đề hơn nữa. Nó (phải) bỏ học,  sống lông bông đủ kiểu. Tôi theo ngành khoa học nên được chiếu cố cho học nốt những môn còn thiếu, ra trường và làm việc tại một trung tâm nghiên cứu.

Một buổi chiều cũng dạo tháng tư thế này, lang thang ngoài phố, tình cờ gặp y đang đạp xích lô. Tay bắt mặt mừng. Y ra hiệu cho tôi bước lên xe, chở thẳng ra quán nhậu lề đường. Chén thù chén tạc, đời xích lô lắm chuyện ly kỳ bụi bặm. Y bảo : “ Tao mướn xe tháng, xài không hết công suất, chiều tôi hay sáng sớm gì đó, khi nào rảnh, mày lấy xe chạy kiếm thêm tiền”. “ Tao chưa thử xích lô lần nào. Có dễ chạy không?”, tôi hỏi. “ Không khó lắm”.

Nói vậy cũng hơi ngần ngừ, tôi đang dạy kèm thi đại học cũng kiếm thêm được chút đỉnh đủ nhậu lai rai. Một bà bước đến bên bàn nhậu hỏi:

-          Xích lô! có đi không?

-          Nghỉ rồi dì,  thằng bạn lắc đầu

Vài ly rượu đủ  làm tôi bốc lên :

-          “Ngồi đó chờ.  Để tao!” , tôi quay qua bà khách: “ Dì đi đâu?”

Hình như tôi có khiếu… đạp xích lô. Chẳng cần tập tành gì cả, mọi thứ đều an toàn, trót lọt. Nửa tiếng sau, tôi trở lại quán rượu, đặt số tiền của cuốc xe đầu tiên lên bàn, cười sảng khoái: “ 5 giờ rưỡi chiều mai, tao ghé nhà mày lấy xe”.

Những năm sau 75 mọi thứ đều đổi đời. Một thằng đạp xích lô như tôi cũng phải ăn mặc và ứng xử như một người đạp xích lô. Ống quần chân phải xắn cao để khỏi bị xích xe nghiến nát quần, tai nạn dập mặt cũng không chừng. Nhưng điều quan trọng là phải đội nón, tránh nắng là chuyện nhỏ, tránh gặp mặt người quen mới là chuyện lớn. Không ít lần tôi đã đụng phải học trò, đồng nghiệp, thậm chí cả bạn (gái) ngoắc xe. Đời lắm nỗi oái oăm!

Có lần tôi chở hai bà khách, mà trọng lượng của cả hai chắc cũng trên tạ rưỡi. Trưa nắng, dốc cầu Thị Nghè dài như …vô tận. Tôi chợt thấm thía câu thơ của Cao Bá Quát: “ Trời nắng chang chang người trói người…”. Hai bà khách vô tư cười nói, sao hai bả không xuống xe đi bộ 1 quãng cho mình đỡ khổ ! Cho dù thế nào, có Chúa làm chứng, tôi đã tận lực làm tròn nhiệm vụ của  thằng đạp xích lô, nhưng lực bất tòng tâm, dốc mỗi lúc mỗi cao, tôi không còn ghì nổi tay lái, đành phải buông để xe đổ nhào về phía trước… Đôi khi con người cũng nên biết lắng nghe những lời chửi rủa mà tưởng như  đang nghe nhạc.. trữ tình, cuộc đời nhờ đó sẽ đỡ khổ hơn chăng?

Bắc Kinh Cuống Cuồng Đối Phó Với Loại Tiền Giấy Có Ghi Khẩu Hiệu

Ngày 13/04/2014, một trang mạng lớn tên Thiên Sơn nằm dưới sự điều hành của nhà cầm quyền Trung quốc cộng ở "khu tự trị Uyghur", tức Ngô Duy Nhĩ hay Tân Cương, chính thức đưa tin xác nhận hiện tượng trong thời gian gần đây dân chúng lượm được nhiều tờ giấy bạc mệnh giá 1 nguyên có in các hàng chữ "mang nội dung phản động". Trang này cũng cho biết loại tiền mang các khẩu hiệu lan tràn nhiều nhất tại thị trấn Urumqi. Nhưng không biết căn cứ vào đâu mà trang này khẳng định luôn rằng: "Đây là hành động phi pháp của nhóm tà đạo Pháp Luân Công nhắm vào sắc dân thiểu số Duy Ngô Nhĩ để xúi dục họ đứng lên chống đối chính quyền, phân hóa đất nước".

Điều làm cho các quan viên chức cai trị Tân Cương - một nước bị Bắc Kinh lấn chiếm từ năm 1949 - lo lắng là dân chúng chẳng ai từ chối lượm, dùng những tờ giấy bạc đó. Cả những người Hán đang sống ở thị trấn Urumqi khi được phóng viên của trang mạng Thiên Sơn và các báo đài khác phỏng vấn, họ đều trả lời rằng có đọc những câu khẩu hiệu chống cộng sản độc tài in trên tờ giấy bạc, nhưng vẫn lượm để dùng như bao người khác.

Quốc Hội Canada đã công bố đạo luật "Ngày Tháng Tư Đen"

Ngày 10 tháng 4, 2014 Thượng Viện Canada  công bố Đạo luật S-219,  liên hệ đến ngày quốc gia tưởng nhớ cuộc di tản vĩ đại của những người tị nạn (cộng sản) và họ được chấp nhận vào Canada sau khi Sài Gòn thất thủ và cuộc chiến Việt Nam chấm dứt.

Đạo luật được đặt tên là "Đạo Luật Ngày Tháng Tư Đen"
                        (The Black April Day Act/Loi sur le Jour de l’Avril noir)

Đạo luật có đoạn viết:
"Theo phúc trình của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc thì những biến cố ấy (Cộng Sản Miền Bắc bất chấp Hiệp Định Paris xua quân chiếm Miền Nam) và những hoàn cảnh mà người dân Việt Nam phải chịu, đặc biệt là điều kiện sống trở nên tồi tệ và những vi phạm nhân quyền, đã góp phần tạo ra cuộc ra đi vĩ đại của khoảng 840.000 người - giai đoại đó gọi là "thuyền nhân Việt Nam" - bỏ sang các nước lân cận vào những năm sau đó.
(selon le Haut Commissariat des Nations Unies pour les réfugiés, ces événements ainsi que la situation vécue par les gens du Vietnam, notamment la détérioration des conditions de vie et les violations des droits de la personne, ont contribué à l’exode de quelque 840 000 d’entre eux — appelés à l’époque les «réfugiés de la mer vietnamiens» — vers les pays voisins au cours des années qui ont suivi;)
 (LINK):
Nguyên văn đạo luật bằng Anh và Pháp ngữ.

15 April 2014

Chỗ đứng nào cho Đảng Cộng Sản Việt Nam trong lịch sử?

 Thông Luận - “…Thành tích của đảng cộng sản đã quá kinh khủng, chính vì thế mà dù đã thấy sự độc hại của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự tuyệt vọng của chế độ toàn trị ban lãnh đạo cộng sản vẫn ngoan cố từ chối dân chủ…”

Tháng Hai này Đảng Cộng Sản Việt Nam kỷ niệm lần thứ 82 ngày thành lập. Đây là thời điểm tốt để nhìn lại một cách tổng quát thành tích của nó.

Trước hết là sự du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam do ông Hồ Chí Minh chủ động. Đó là một thảm kịch mà mọi người có chút lương thiện tối thiểu đều phải nhìn nhận. Trên khắp thế giới, và ngay trong khu vực của chúng ta, các nước không mắc vào chế độ cộng sản đều đã hơn hẳn các nước cộng sản trong những điều kiện lịch sử và địa lý tương tự. Sự so sánh đã quá rõ ràng trong trường hợp các quốc gia thử nghiệm cùng một lúc hai chế độ dân chủ và cộng sản như Nam Cao Ly và Bắc Cao Ly, Đông Đức và Tây Đức, Đài Loan và Trung Quốc, ngay cả Bắc và Nam Việt Nam trước năm 1975. Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã làm thiệt mạng trên 100 triệu người vô tội. Nó đã bị Châu Âu, cái nôi của nó, lên án như một tội ác đối với loài người.

Cụ thể hơn đối với nước ta, ĐCSVN đã gây ra hai cuộc chiến đẫm máu tàn phá đất nước, làm chết gần năm triệu người và để lại những đổ vỡ tình cảm và đạo đức mà phải nhiều thế hệ nữa mới có thể hàn gắn. Một sự hiểu biết tối thiểu cũng đủ để cho thấy chủ nghĩa thực dân đã chết sau Thế Chiến II; đấu tranh với người Pháp để giành độc lập toàn vẹn - trong thời gian ngắn nhất và trong những điều kiện tốt đẹp nhất - là việc phải làm và khó khăn nhưng chắc chắn không cần một cuộc chiến khốc liệt đến như thế. Cuộc chiến tranh gọi là "chống Mỹ" lại càng vô lý vì Hoa Kỳ hoàn toàn không phải là một cường quốc thực dân, nó không có thuộc địa và cũng không muốn có thuộc địa. Hoa Kỳ đã trả độc lập cho Phi-lip-pin, từ chối sáp nhập Porto Rico, rút lui khỏi Nhật và Hàn Quốc. Cuộc chiến tranh chống Mỹ chỉ thuần túy do mù quáng say mê quyền lực và bạo lực. Vả lại sau khi đã khiến đất nước tổn hại cả núi xương sông máu để đánh Mỹ người ta đã cố tìm mọi cách để kéo Mỹ trở lại. Cũng chính sự mù quáng đó đã dẫn tới những tội ác to lớn khác đối với dân tộc: tàn sát những người yêu nước không theo chủ nghĩa cộng sản để giành độc quyền kháng chiến sau Cách Mạng Tháng 8; tàn sát hàng trăm nghìn người bị coi là địa chủ trong Cải Cách Ruộng Đất năm 1955; hạ nhục tập thể và bỏ tù cả nước đối với miền Nam sau chiến thắng 1975; dồn hàng triệu người, sau khi bắt nộp tiền chuộc mạng, lên các con tàu ọp ẹp làm mồi cho hải tặc và sóng gió trong chính sách vượt biên bán chính thức. Phân biệt đối xử, cướp của, cướp nhà và đày hàng trăm nghìn người đi các vùng kinh tế mới. Và vô số hành động thô bạo khác. Tất cả đều là những tội ác đối với loài người theo đúng định nghĩa của công pháp quốc tế. Tất cả để giành và giữ độc quyền thống trị cho đảng cộng sản.

Với kết quả nào? Chúng ta đang là một trong những nước nhiều bất công nhất thế giới trong đó sự xa hoa thách đố của một thiểu số được phơi bày ngay bên cạnh sự cùng khổ của tuyệt đại đa số; sự cướp bóc nhà đất diễn ra hàng ngày đã tạo ra hàng triệu dân oan và còn đang tiếp tục tạo ra. Chúng ta cũng là một trong những nước nghèo và tụt hậu nhất thế giới với lợi tức bình quân trên mỗi đầu người chỉ bằng 1/10 trung bình thế giới. Một người dân quê Việt Nam cũng đã biết là nếu không có đảng cộng sản thì đất nước ngày nay đã khá hơn nhiều. Chúng ta mất đất, mất đảo, mất biển, mất không khí sạch để thở và nước sạch để uống. Chúng ta mất cả một vũ khí sống còn của mọi dân tộc trong kỷ nguyên tri thức này: đó là quyền suy nghĩ và phát biểu độc lập. Đau đớn hơn và nguy hiểm hơn, chúng ta mất cả tinh thần dân tộc. Trong số gần 100 triệu người Việt Nam trong cũng như ngoài nước còn có bao nhiêu người quan tâm đến tương lai đất nước? Sự thù ghét bất lực đối với một chính quyền tồi tệ kéo dài quá lâu đã dần dần biến thành sự chán nản đối với chính đất nước. Đảng cộng sản đã khiến trí tuệ Việt Nam thui chột và trái tim Việt Nam khô cằn.

Thành tích của đảng cộng sản đã quá kinh khủng, chính vì thế mà dù đã thấy sự độc hại của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự tuyệt vọng của chế độ toàn trị ban lãnh đạo cộng sản vẫn ngoan cố từ chối dân chủ. Họ sợ thay đổi vì sợ phải đối diện với thành tích thực sự của chính mình. Họ cố quên rằng một thay đổi bắt buộc phải đến nhưng bị trì hoãn quá lâu sẽ rất mãnh liệt khi cuối cùng vẫn đến.

Và dân tộc Việt Nam sẽ nhớ tới đảng cộng sản như một cơn ác mộng.

Thông Luận
http://ethongluan.org/component/content/article/1256-cho-dung-nao-cho-dang-san-viet-nam-trong-lich-su.html
________________
Via Blog Sầu Đông