30 November 2016

Tại sao nhiều lãnh đạo thế giới “thương tiếc” Fidel Castro?

Fidel Castro qua đời hôm 25/11/2016 ở tuổi 90. Ông thuộc thế hệ của những nhà độc tài lão làng, có thể ngồi chung mâm với Mao Trạch Đông, Stalin hay Kim Nhật Thành. Tuy nhiên, khác với những đồng bạn ” độc tài hung bạo” còn lại, cái chết của Fidel nhận được không ít sự ca tụng, thậm chí lời tiếc thương “sâu sắc” của không ít nguyên thủ quốc gia trên thế giới, trong đó có cả những nước dân chủ nhất như Canada, Pháp và Mỹ.

Barack Obama, một lần nữa với cách sử dụng uyển ngữ chính trị (political Correctness) của mình, đã lách khỏi cách sử dụng từ “độc tài” mà mô tả Fidel là một “lãnh tụ xuất sắc”, đồng thời công tội của ông sẽ để lịch sử đánh giá. Kiểu chơi chữ này chẳng khác gì hồi ông không dám gọi thẳng ISIS là bọn Khủng bố Hồi giáo, vì làm thế sẽ mất lòng những người theo đạo Hồi.

Vị thủ tướng trẻ tuổi của Canada thì đang hứng chịu búa rìu chỉ trích sau khi ca tụng “lãnh tụ suốt đời của Cuba” vì những “cống hiến to lớn và tình yêu vĩ đại đối với dân tộc Cuba”. Cậu trai trẻ này còn dám nói “tôi biết rằng cha tôi – cựu thủ tướng Canada cảm thấy tự hào khi được gọi Fidel là bạn”. Một quan chức Canada đã nhận xét thủ tướng của mình như đang đọc một câu chuyện tưởng tượng.

Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, một nước rõ ràng theo đường lối xã hội viết tin nhắn này trên trang Twitter: “Tôi thương tiếc cái chết của Fidel Castro Ruz, lãnh tụ cáchmạng Cuba, và là một biểu tượng của thế kỷ 20.”

Tổng Thống Pháp Francois Hollande miêu tả Fidel Castro là một người khổng lồ của thế kỷ 20.

Tổng Thống Nga Vladimir Putin cũng ca tụng ông Castro là “biểu tượng của một thời đại”.

Nào, một điều cần nhìn nhận rõ ràng: Fidel Castro là một nhà độc tài. Đây là một thực tế không thể tranh cãi. Ông ta có đầy đủ mọi tính chất và đặc điểm của một kẻ độc tài: hành quyết người bất đồng, nắm quyền hành tuyệt đối trong nhiều thập kỷ, đứng trên mọi luật lệ và ảnh hưởng kéo dài tới tận sau khi chết. Nhiều người có thể ngượng nghịu khi gọi Putin là độc tài, vì ít nhất ông ta cũng phải chơi theo luật nào đó, phải từ bỏ chức tổng thống khi hết 2 nhiệm kỳ đầu tiên chẳng hạn. Nhưng Fidel là “lãnh tụ suốt đời” – danh xưng mà chỉ có Mao Trạch Đông, Stalin và Kim Nhật Thành mới có được. Vậy nếu bạn coi Mao, Kim là những kẻ độc tài khét tiếng, và cảm thấy có gì không đúng khi xếp Castro vào cùng loại như vậy, thì tư duy của bạn đúng là có vấn đề. Nhưng đừng lo lắng quá, không phải chỉ có một mình bạn như vậy. Thế giới hiện nay thật điên rồ với các giá trị hoàn đảo ngược. Ngay cả giới lãnh đạo phương Tây cũng “kính cẩn nghiêng mình trước sự ra đi của Fidel cơ mà”, rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra?

1. Sự cuốn hút của “chất đàn ông” trong con người Castro

Nếu bạn đã từng đọc tác phẩm Bố Già của tác giả Mario Puzo hay xem loạt phim cùng tên được đạo diễn Francis Ford Coppola chuyển thể, bạn sẽ thấy chất đàn ông trong những con người bá đạo này cuốn hút đến thế nào. Cánh mày râu thế giới say mê những nhân vật đội trời đạp đất trong gia đình của bố già Vito Corleone, còn nữ giới thì chết mê chết mệt những người con trai giang hồ luôn mặc bộ vest cổ điển, lạnh lùng và điển trai. Khán giả dành cho họ cảm xúc sùng kính và yêu mến đến mức gần như quên mất họ là băng nhóm Mafia giết người không chớp mắt, thực hiện đủ mọi tội ác trên đời như cướp của, giết người, tống tiền v.v. Cảm xúc là thứ dễ bị lợi dụng, cũng dễ bị đem ra làm cái cớ. Fidel Castro vừa là bố già Vito Corleone, vừa là công tử Michael bảnh bao và tài giỏi. Ông lên ngai vàng lãnh đạo đế chế do chính tay mình tạo dựng khi mới 32 tuổi, nắm vững quyền hành trong gần 6 thập kỷ, cũng là người góp phần đem tư tưởng XHCN dải khắp mảnh đất Mỹ Latin. Là một nhà diễn thuyết đại tài với khả năng tự bào chữa cho mình trong suốt 4 giờ đồng hồ trước quan toà quân đội khi bị bắt năm 1953, cuối cùng chốt lại câu nói để đời: “Lịch sử sẽ xá tội cho tôi!”. Fidel Castro hầu như chỉ xuất hiện trong bộ quân phục chỉnh tề và thường xuyên ngậm trên miệng điếu xì gà ngạo nghễ. Hình ảnh bá đạo không sợ trời đất của ông không cần nói đã khiến không biết bao nhiêu kẻ thù và đồng minh nể sợ trong hàng chục năm qua. Nhưng một điều khiến giới lãnh đạo phương Tây nể phục Fidel hơn là vì ông đã làm được một điều mà họ không bao giờ làm được: ông dám một mình đứng lên chống lại cả nước Mỹ, và không thua.

Mỹ là lãnh đạo của phe tư bản phương Tây từ sau Thế chiến II. Các quốc gia Châu Âu vừa nể nhưng cũng vừa hậm hực trước vị thế mới của quốc gia non trẻ mới nổi này. Chính vì thế, khi chứng kiến một người đàn ông của một quốc đảo nhỏ nhoi, lại nằm sát vách Hoa Kỳ, đủ sức làm cho trên dưới chục đời Tổng thống Mỹ đau đầu, sống nhởn nhơ qua hơn 600 kế hoạch ám sát của CIA, hàng chục năm cấm vận nghẹt thở, lại còn đạt được những thành tựu nhất định, như gây dựng được thương hiệu xì gà nổi tiếng thế giới cùng nền y khoa bậc nhất, thì sự kính ngưỡng trong những con người lúc nào cũng có chút tự ti vì lép vế trước Hoa Kỳ này khó mà có thể không rung động.

Đây cũng chính là lý do tại sao có vô số người Mỹ dù biết Putin là kẻ chà đạp nhân quyền, nhưng “thích” ông ta hơn Obama nhiều. So với những bài thuyết giảng về đạo đức của Obama, chất “hành động” trong con người Putin hấp dẫn hơn.

Nhưng dù vậy, Fidel vẫn là kẻ sống trong sang giàu xa hoa, trước công sức và sinh mạng của hàng ngàn người dân vô tội khác. Việc bày tỏ sự thương tiếc trước sự ra đi của một người như vậy còn có gốc rễ từ một nguyên nhân khác, nguy hiểm và có tính phá hoại kinh khủng.

Một trong những sự tàn phá kinh khủng nhất của tư duy cánh tả là thổi bùng và lợi dụng cảm xúc khiến người ta hành động không theo tư duy lý trí. Chính vì thế, khi đời sống đủ no ấm, giải quyết hết nhu cầu về ăn ngon mặc đẹp thì các nước tư bản phương tây lại chứng kiến sự quay trở lại của làn sóng XHCN kiểu mới này. Ích kỷ, nóng giận, đố kị, tư duy hưởng thụ và tư duy nạn nhân dễ dàng bị khai thác và lợi dụng. Tư bản chủ nghĩa phân hoá sâu sắc giàu nghèo, còn XHCN thì chia đều cái nghèo. Nhưng khi hầu như ai cũng không còn nghèo, và cái quá khứ tồi tệ của hệ thống XHCN ngày càng chìm vào quá khứ xa xôi, thì những những nhu cầu cảm xúc cao hơn khiến người ta dễ bị chi phối: Không công bằng khi anh ta giàu có hơn tôi, thất nghiệp không phải lỗi của tôi mà là lỗi của chính phủ, tại sao học phí không được miễn phí? tại sao lương của tôi chỉ được nhiêu đây? Tư duy cánh tả lợi dụng cảm xúc tiêu cực và phi lý trí để xác lập một chỗ đứng vững chắc trong đời sống chính trị xã hội của ngay những nước tư bản tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.

Khi nhiều người VN chứng kiến các chính sách xã hội mà họ gọi là tiến bộ của phương Tây như miễn phí y tế cho toàn dân, miễn phí giáo dục, trợ cấp thấp nghiệp cao đến mức “tây không có việc làm còn thừa tiền sang nước ta du lịch” mà mong ước, mà rủa thầm nước nhà, thì họ cũng chỉ đứng trong một tư duy lệch lạc để bài xích một thứ lệch lạc khác. Chỉ cần suy nghĩ một chút bạn sẽ thấy, để bạn nhận được những thứ miễn phí, ở một nơi nào đó, có ai đó phải làm việc nặng nhọc hơn, chính phủ phải thuê nhiều nhân viên hơn từ đó tốn nhiều ngân sách hơn, tham nhũng cũng có cơ hội tràn lan hơn. Bạn muốn lựa chọn gì: “Được giữ lại nhiều hơn thu nhập mình tạo ra (thuế thu nhập thấp) và tự lo cho bản thân hay ngửa tay để chính phủ lo cho bạn?”.

Sự nguy hiểm của tư duy cánh tả ở chỗ, nó khiến người ta không phải “nghĩ”, mà chỉ cần cảm thấy tốt là được rồi. Thất nghiệp được trợ cấp, thật là tốt! Miễn học phí – thật là tốt! Chữa bệnh miễn phí – thật là tốt! Nhiều người hiện nay mất khả năng tư duy đến mức không thèm suy nghĩ nguồn gốc của những khoản tiền này đến từ đâu. Sự “cảm thấy tốt” này đang phá nát châu Âu. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp bắt nguồn từ việc chính phủ vay euro về chi cho đủ mọi loại phúc lợi xã hội mà bất chấp khả năng trả nợ, bởi vì chỉ cần “cảm thấy tốt” là được rồi. Đức là nước có nền kinh tế vững chắc nhất châu Âu và hệ thống phúc lợi cũng rất tốt. Nhưng điều này đạt được là do nền tư bản chủ nghĩa đã giúp họ tích góp trong hàng chục năm qua, chứ không phải làn sóng tư duy XHCN mới gia nhập. Những người trẻ tuổi, tài giỏi ở Đức còn không muốn làm việc tại đây. Bởi sau khi tốt nghiệp đại học, có được một công việc thu nhập khá khẩm thì họ phải nộp luôn cho chính phủ 30-40% thu nhập của mình để nuôi “một đội quân ăn bám”thế hệ mới – những đứa trẻ to xác yếu ớt và sợ hãi tới mức không dám rời khỏi gara của cha mẹ chúng để tiến vào thế giới thực.

Mỹ cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của tư duy XHCN. Sự căm ghét người giàu đến mức méo mó dâng cao đến mức xuất hiện một nhân vật – Bernie Sanders – một người tự xưng là người “dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Ông ta tuyên chiến với giới tư bản phố Wall, mạnh mẽ đòi tái phân chia thu nhập. Thế mà tại chính thủ đô của nước tư bản nhất, ông ta suýt nữa thì giành được vị trí đề cử viên đảng Dân chủ của bà Hillary Clinton. Sức mạnh của đám đông ghen ghét ích kỷ quả không thể coi nhẹ được.

Quay lại Cuba – thiên đường XHCN, nơi giàu nghèo gần như không có khoảng cách vì hẩu như ai cũng như nhau. Những tiến bộ của Cuba trong lĩnh vực xì gà và y khoa đạt được phần lớn là do phân bổ nguồn lực không đồng đều. Nó cũng giống như việc Bắc Hàn rót hầu hết ngân sách vào quân đội và công nghệ quân sự, còn lại để mặc người dân ăn cỏ mà sống. Công nghệ hạt nhân của Bình Nhưỡng chắc chắn vượt xa Seoul, và nếu không có sự bảo vệ của Mỹ, chỉ một trận đánh thì đội quân một triệu người của Bắc Hàn thừa sức kiểm soát toàn bộ miền Nam. Nhưng sự phát triển của một quốc gia không được đánh giá bằng tiến bộ trong một lĩnh vực nào đó, mà hơn là chất lượng đời sống của phần lớn người dân. Bạn có thấy ai từ Hàn Quốc vượt biên lên miền Bắc hay ai đó vì bất bình với khoảng cách giàu nghèo mà bỏ Mỹ sang xin tị nạn ở Cuba hay không?

Cuối cùng, hãy đi cụ thể vào thực trạng nền y tế hàng đầu thế giới của Cuba:

- «Cuba có một trong những tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp nhất bằng cách không tính những đứa trẻ bị chết sớm. Nó bị bệnh thì ép người mẹ phá thai hoặc không tính trong thống kê. Không nằm trong thống kê thì không tính là tử vong.

- Cuba có hệ thống y tế miễn phí, nếu bạn không cảm thấy phiền khi chữa bệnh trong những bệnh viện ổ chuột, không thấy phiền vì phải chờ cả tháng trời vì số lượng thuốc có hạn, không thấy bực vì phải lót tay bác sĩ vì lương bác sĩ ở Cuba chỉ tầm $50/tháng (1tr VND).

- Cuba có hệ thống y tế tối tân nhưng chỉ dành riêng cho khách du lịch đến trị bệnh (trả bằng USD) và lãnh đạo cao cấp. Dân đen không có cửa.

- Cuba có hệ thống giáo dục miễn phí, nếu bạn không màng bị tẩy não và học ở ổ chuột.

- Cuba là một trong những nước yên bình nhất, vì bất cứ ai phan nàn chống đối sẽ bị bỏ tù và có thể sẽ bị giết. Một xã hội không có ai chống đối và không có ai dám chống đối thì quá yên bình rồi còn gì?

- Cuba có một trong những mức thất nghiệp thấp nhất. Phải nói rõ hơn là ở Cuba không có ai thất nghiệp cả, vì ai cũng có việc làm. Nhưng mức lương thì trung bình $20/tháng (400,000 VND)”.

May mắn là tại Mỹ, phong trào cánh tả có vẻ đang bị chặn đứng bởi sự nổi lên bất ngờ của Donald Trump và đảng Cộng hoà trước làn sóng “snow flake” – những bông hoa tuyết dễ tan – từ dùng để chỉ thế hệ thanh niên quá coi trọng cảm giác cá nhân không chấp nhận thất bại trong cuộc sống mà thay vào đó là khóc lóc, la hét, biểu tình và đập phá đồ đạc (sau khi ứng viên của họ Hillary Clinton thất bại), hy vọng rằng trong tương lai không xa, common sense – sự tư duy hợp lý sẽ nhanh chóng trở lại.

Đình Quân
(Nguồn: Dân Luận)

29 November 2016

Bức hình phản ảnh thực tế

Bức hình lấy từ mạng Pinterest, chụp một lính chiến Tàu Hoa Lục, với phụ đề:
"Tôi chán ngấy tận cổ với đám già mơ gây chiến tranh để những người trẻ đi vào chỗ chết".

27 November 2016

Có thể bạn chưa biết về Fidel Castro

FB Hoàng Ngọc Diêu

Fidel Castro và Che Guevara
Thế giới cả hai phía cộng sản và tự do đã viết rất nhiều về Fidel Castro, một lãnh tụ cộng sản lừng lẫy, một trong những người nắm quyền hành và duy trì chế độ độc tài cộng sản lâu nhất trong lịch sử. Phía cộng sản viết về những thành tích cách mạng và dựng lên hình ảnh một lãnh tụ anh hùng và giản dị của vùng châu Mỹ Latin. Phía tự do liệt kê ra những thành tích tàn sát những người phản kháng mà Fidel Castro đã thực hiện trong suốt cuộc đời ông ta.

Trong phạm trù này, ít người biết, có lần, Che Guevara, đã bênh vực hành động tàn sát những người phản kháng của Fidel Castro, rằng: “trò xét xử là trò cũ kỹ lỗi thời của bọn tư sản. Đây là cách mạng và cách mạng thì phải trở thành một cái máy giết người máu lạnh được nuôi dưỡng bằng lòng căm thù” (“These procedures are an archaic bourgeois detail. This is a revolution. And a revolutionary must become a cold killing machine motivated by pure hate.”).

Xét ra, chuyện giết người không cần xử của những người cộng sản là chuyện không đáng ngạc nhiên. Mặc dù so với các đồng chí của ông như Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Polpot… .v..v… thì bảng thành tích nhân mạng của Castro còn thua xa, nhưng cái chất tàn bạo của cộng sản trong Castro thì vẫn không hề thua sút.

Càng ít người biết, đặc biệt là những “cháu ngoan” phía cộng sản, rằng Fidel Castro thật sự không phải là một lãnh tụ giản dị như được sơn phết mà thật sự, ông ta sống một cuộc đời xa hoa và phóng đãng. Phần lớn thời gian ông sống ở hòn đảo Caya Piedra ở phía nam Cuba, nơi đó có du thuyền lộng lẫy, có hàng trăm người phục dịch, có cảnh binh bảo vệ, có hàng trăm cô gái phục vụ chuyện chăn gối bất cứ khi nào ông cần. Chiếc xe Mercedes-Benz đặc biệt của Castro mua từ Đức về được tháo rời ra và khám xét rất kỹ và được “độ” lại với hệ thống bảo an, kể cả lớp chống đạn đặc biệt…v..v..

Mỗi buổi, trước khi Catro ăn phải có người thử trước vì ông ta sợ bị giết bằng thuốc độc. Castro còn có một người giống hệt ông tên là Silvino Alvarez, giả làm Castro mỗi khi ông ta cảm thấy bất an khi xuất hiện trước công chúng. Thậm chí hai người cận vệ của Castro phải có nhóm máu y hệt như ông ta, phòng khi Castro cần tiếp máu khẩn cấp và vô vàn những chuyện khác [1].

Những chuyện này thế giới không hề biết cho đến khi Juan Reinaldo Sanchez, cận vệ và trợ lý riêng của Castro đào thoát khỏi Cuba đã viết cuốn “The Double Life of Fidel Castro” (hoặc La vida oculta de Fidel Castro, bản tiếng Tây Ban Nha) được xuất bản [2]. Một tuần lễ sau khi xuất bản cuốn sách này, Juan Reinaldo Sanchez qua đời vì bệnh nhiễm trùng phổi và cái chết của ông trở thành đề tài của những chuyện được bàn tán xôn xao, kể cả những chuyện mang tính chất của thuyết âm mưu.

Rest in peace Fidel Castro 1926 – 2016.
[1] Castro the commie hypocrite who lives like a billionaire: He’s posed as a man of the people. But a new book reveals Cuba’s leader has led a life of pampered hedonism and a fortune as big as the Queen’s (Daily Mail).

[2] Juan Reinaldo Sanchez: Fidel Castro’s bodyguard who blew the whistle on the leader’s secret life(Independent).
_________________________________
Nguồn: FB Hoàng Ngọc Diêu (via anhbasam)

Cả kiết đi bia ôm

Một chàng cả kiết lên phố vào quán bia ôm. Sợ đắt tiền, anh ta gọi:
- Chủ quán, cho 2 suất bia không ôm
- Anh yên tâm ở đây chúng tôi không tính tiền ôm
- Vậy thì cho 2 suất ôm không bia!!

26 November 2016

Fidel Castro chết ở tuổi 90

Fidel Castro đi  theo cộng sản thời nổi dậy.

Chính phủ Cuba tuyên bố cả nước để tang 9 ngày. Hài cốt Castro sẽ dược an táng tại nghĩa trang Santa Ifigenia ở Santiago de Cuba vào ngày 4 tháng 12

 Báo The Guardian tổng lược phản ứng thế giới:


- Tổng thống Mỹ Barack Obama tỏ tình thân hữu với quần chúng Cuba và nói "Lịch sử sẽ ghi nhận và phán xét về ảnh hưởng to lớn" của Castro. 

- Tổng thống tân cử Donald Trump mô tả Castro như là một "nhà độc tài tàn bạo đã đàn áp chính dân tộc của ông ta trong suốt gần sáu thập niên" và hy vọng ông ta chết đi sẽ đưa tự do lại cho dân Cuba.

- Trong các nguyên thủ các nước Mỹ La tinh đã tỏ lòng kính trọng gồm có các Tổng thống Venezuela  Nicolás Maduro; Tổng thống Enrique Peña Nieto của Mexico; Tổng thống Rafael Correa của Ecuador.

- Tổng thống Nga Vladimir Putin ca tụng Castro như là một biểu tượng của một thời đại. Còn cựu chủ tịch Xô viết Mikhail Gorbachev ca ngợi Castro là người đã củng cố đảo quốc của ông ta.

Tổ chức Nelson Mandela Foundation đã gửi phân ưu tới dân chúng và chính phủ Cuba, và Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma cám ơn Castro đã giúp đỡ trong cuộc đấu tranh loại bỏ chế độ kỳ thị chủng tộc.

- Thế nhưng ngược lại sự vui mừng đã bộc phát tại Tiểu Thủ đô Havana ở vùng phụ cận Miami, nơi có đông người tị nạn cộng sản Cuba cư ngụ. 

Ileana Ros-Lehtinen, dân biểu Mỹ đầu tiên gốc Cuba nói rằng Castro là một "tên độc tài và gã đâm chém" và vui mừng coi cái chết của Castro là cơ hội để hành động cho một Cuba tự do, dân chủ và thịnh vượng.

Fidel Castro, Cuba, đi chầu Mác-Lê, Justin Trudeau đau buồn!

Thưa các bạn,

Fidel Castro
Trong phần Breaking News trên truyền hình sáng nay có tin tên đồ tể Fidel Castro, cựu lãnh tụ Cuba đã đi chầu tổ Mác Lê. Tin nầy đã làm cho hằng trăm ngàn người Cuba tại Mỹ nhất là Florida đổ xô ra đường ăn mừng. Và trên thế giới hàng triệu người căm thù CS trong đó có tôi cũng vui mừng ké.

Nhưng lạ lùng thay lại có một người buồn ơi là buồn, thưa đó là ngài thủ tướng võ sĩ Canada Justin Trudeau. Sở dĩ gọi ngài là võ sĩ vì ngài là chuyên viên đánh box, lúc nào cũng ngứa ngáy tay chân nên đã từng có hành đông bạo lực với đồng viện tại Quốc Hội để sau đó rối rít xin lỗi mấy ngày trời.

Ngài Justin Trudeau là lãnh tụ đầu tiên trên thế giới lên tiếng phân ưu.  Bằng một giọng xúc động nghẹn ngảo, ngài tức tưởi nhân danh Canada chia buồn cùng gia đình đồ tể mà ngài xem là lãnh tụ anh minh của riêng ngài. Ngài nhắc lại thân tình bằng hữu thắm thiết của đồ tể và thân phụ ngài là thủ tướng khuynh tả Pierre Trudeau. Nỗi đau buồn cù̉a ngài trước việc Castro chầu tổ Mác Lê không khác gì nỗi đau khóc thân phụ ngài. Thôi kệ, đó là việc riêng ngài.

Nhưng tôi với tư cách người tị nạn CS không ưa thái đô thân cộng nầy của Justin Trudeau. Tên đồ tể Fidel Castro là bạn chí cốt của băng đảng Mafia Hà Nội, nó cổ võ tán đồng việc Việt Cộng khủnbg bố tàn sát đồng bào ta nên tôi thù nó như thù VC. Vì bạn cùa kẻ thù ta là kẻ thù ta, còn ngài Trudeau cũng là bạn chúng ta thì ngài là cái gì, không ai biết.

Ngày xưa, năm 1980 khi tôi mới tới Canada tôi nhầm lẫn quota 50.000 người tị nạn là của Pierre Trudeau nên tôi mang ơn ông ta vạn phần nhưng nay sáng mắt ra mới biết toàn bộ kế hoạch là của cố thủ tướng Joe Clark, ông Pierre Trudeua chỉ tiếp nối công trình mà thôi nên nay tôi xin đính chánh là ghi ơn thủ tướng Joe Clark và đảng Bảo Th̉ủ 99% còn ông Pierre Trudau chỉ 1%  thôi. Sorry.

Nếu còn thân phận người Việt TNCS, xin quý đồng hương đừng bỏ phiếu cho Justin Trudeau trong kỳ bầu cử tới.

Thân ái,
NTPhát

24 November 2016

Cảm thán


Có chuyện thay ngựa giữa dòng ?

Lữ Giang
Với kiểu nói năng và hành động như Donald Trump, lúc nào Quốc hội cũng có thể luận tội (impeach) ông ta một cách dễ dàng.
Kể từ khi Donald Trump, nhà kinh doanh đã từng phải đối phó với 4.095 vụ án và đang phải đối phó với nhiều vụ án nữa, được tuyên bố đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ, báo chí Mỹ và thế giới đã nói quá nhiều về nhân vật này, từ các nhà lãnh đạo quốc gia, các nhà chính trị, các nhà phân tích hay bình luận… đến người bình dân chỉ biết suy nghĩ theo cảm tính, cũng tham gia tranh luận.

Simon Johnson, nguyên kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), đã viết bài "Donald the Destroyer" (Donald Trump kẻ hủy diệt) để mô tả những tác hại cho Hoa Kỳ khi bầu Donald Trump làm tổng thống.

Trang nhà mentalhealth.com, một tổ chức chuyên nghiên cứu về các bệnh tâm thần, dưới đề mục "Diagnose President-elect Trump" (Chẩn đoán Tổng thống được bầu Trump) đã lên tiếng yêu cầu đưa Donald Trump đi khám nghiệm để xem ông ta có mắc các chứng bệnh tâm thần sau đây hay không : chứng tự cao tự đại (narcissistic), chứng hoang tưởng (paranoid) và chứng chống lại xã hội (psychopathic). Theo trang nhà này, kẻ mắc những chứng đó không thích hợp (unfit) để làm tổng thống.

Vấn đề được đặt ra là tại sao một người như thế lại được bầu làm tổng thống Mỹ ?

Có nhiều cách trả lời.

Căn cứ theo giáo khoa thư

Bỏ ra ngoài những tranh luận ồn ào dựa vào cảm tính và sợ sự thật, chúng ta thử xem các nhà phân tích đã nói gì về sự thắng cử của Donald Trump và sự thất tại của bà Clinton.

Trên đài BBC ngày 9/11/2016, phóng viên Anthony Zurcher ở Bắc Mỹ đã đưa ra 5 lý do khiến Donald Trump thắng cử : lý do thứ nhất làn sóng da trắng ủng hộ Trump ; lý do thứ hai là một Donald không hạ được ; lý do thứ ba là người ngoài cuộc ; lý do thứ bốn là nhân tố Comey và lý do thứ năm là tin vào bản năng.

Đa số các nhà nghiên cứu đã đưa "chủ nghĩa dân túy" (populism) trong sách giáo khoa ra để giải thích. Chữ "túy" trong chữ Hán có nghĩa là tinh hoa. Gọi là "dân túy" để kích động người dân, coi họ là tầng lớp tinh hoa, phải đứng lên tranh đấu để bảo vệ nguyện vọng và quyền lợi của họ, đòi hỏi phải thay đổi hệ thống chính trị và xã hội.

Khởi đầu nó phát xuất từ Nga vào cuối thế kỷ 19 bằng tư tưởng dân chủ nông dân, cho rằng có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng hình thức các công xã nông thôn. Đó là động lực chính của cuộc cách mạng vô sản.

Nhưng nông dân cũng như giới bình dân không có tổ chức chặt chẻ, không có lãnh đạo, biết rất ít về tình hình đất nước và thế giới, không có tư tưởng chủ đạo, tranh đấu không có chiến lược chiến thuật… nên thường bị biến thành công cụ của các thế lực khác, kể cả những kẻ hoạt đầu chính trị. Do đó, sau khi dùng nông dân và công dân để cướp chính quyền, Đảng cộng sản đã thực hiện kế hoạch tiêu diệt các thành phần có thể lãnh đạo nhóm "dân túy" chống lại họ, đó là nhóm "trí, phú, địa, hào". Thực hiện khẩu hiệu "Trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ", Đảng Cộng sản Việt Nam đã giữ được vị thế của đảng sau khi chiếm miền Bắc.

Trong bài "Populism, Past and Present" (Chủ nghĩa dân túy, quá khứ và hiện tại), ông Shlomo Ben-Ami, cựu bộ trưởng ngoại giao Israel, đã nhận định rằng dường như, hiện nay, gần như không có chế độ dân chủ phương Tây nào được miễn dịch với chủ nghĩa dân túy cánh hữu.

Đối với những người ủng hộ việc Anh ra khỏi EU (Brexit), quốc gia-dân tộc bảo vệ quyền lợi của họ tốt hơn là EU. Tất nhiên, không chỉ Châu Âu bị cuốn vào chủ nghĩa dân túy. Hoa Kỳ, nơi mà Donald Trump được đảng Cộng hòa đề cử làm ứng viên, cũng đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng. Trump đã vẽ đời sống ở Mỹ hiện nay thành một bức tranh xám xịt, và vu vạ cho toàn cầu hóa (đặc biệt là người nhập cư) và những nhà lãnh đạo "quyền uy", những người đã thúc đẩy toàn cầu hóa nhằm chống lại những người công nhân bình thường ở Mỹ. Khẩu hiệu của ông ta : "Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" (Make America great again), là màn trình diễn cao nhất của tình cảm dân túy, luyến tiếc quá khứ sai lầm.
Trump với khẩu hiệu
Make America great again

Hãng thông tấn ABS-CBN nhận định rằng đối với hàng triệu cử tri là người da trắng không có trình độ đại học, những lời khiếm nhã của ông Trump nhằm vào người gốc Latinh, người Hồi giáo và phụ nữ… dù chỉ là chuyện phiếm của đàn ông, nhưng đã làm tâm lý của họ biến động.

Những cử tri ủng hộ ông Trump còn hoan nghênh ông với tư cách là một "hiệp sĩ da trắng" thành thạo làm ăn, có thể giúp bảo vệ nền sản xuất trong nước trước làn sóng ngoại thương, có thể đặt lợi ích quốc gia lên trên những thỏa thuận quốc tế như hạt nhân Iran hay biến đổi khí hậu - xa vời với lợi ích sát sườn.

Có thể nói, cử tri Mỹ sợ điều gì, ông Trump đã nói đúng tim đen của họ. Cho dù ông chưa biết những điều ông hứa hẹn sẽ được thực hiện như thế nào, nhưng ông cứ nói đại và đã có được lá phiếu của họ. Quả thật, những người suy nghĩ theo cảm tính rất dễ bị đánh lừa.

Thủ tướng Ý Matteo Renzi báo động "chủ nghĩa dân túy mị dân" (demagogic populism) của Donald Trump sẽ lan qua Châu Âu.

Did Comey mess up ? Oh, Yes !

Ảnh hiếm HC

Nhóm HC Edmonton Alberta, Canada 2006. Từ trái: Dần, Thành, Quế, Vĩnh, Đàm, Quang

Hiện tượng Hùng Cửu Long và vấn đề hoà giải



Hùng Cửu Long chụp ở tiệm Trendy Nails & Spa
và trước cửa thương xá Phước Lộc Thọ.
Ảnh: Facebook
Lê Minh Nguyên

Hùng Cửu Long (HCL) là công dân Việt Nam đi du lịch qua Mỹ. Trước khi đi anh quảng bá trên trang Facebook của anh là sẽ mặc áo dài đỏ với ngôi sao vàng to (cờ CSVN) trên ngực để đi nhiều thành phố ở Mỹ, hàm ý một sự thách thức rằng với nước Mỹ tự do, tôn trọng quyền bày tỏ, nên anh có thể làm được điều này trong an toàn, không ai dám đụng đến anh. Anh đã làm điều này ở Maryland, Washington DC…, nhưng khi đến vùng Little Saigon ở Nam California sáng hôm Chủ Nhật 29/11/2016 anh đã gặp sự cố.

Còn nhớ năm 1999 ông Trần Trường treo hình Hồ Chí Minh trong tiệm cho thuê băng video của ông ta ở Little Saigon, cư dân của thủ đô tỵ nạn này chẳng ai để ý đến vì nếu ông muốn thờ ông Hồ bên trong tiệm ông thì đó là quyền riêng tư của ông. Nhưng nó trở thành sự cố khi ông gởi faxes đến các hội đoàn và các cơ quan truyền thông người Việt để thách thức. Đó là sự xát muối vào vết thương của cư dân. Thế là biểu tình nổ ra. Lúc ban đầu khi người biểu tình còn ít, có vài vị dân cử lên tiếng bảo vệ quyền bày tỏ của ông ta, nhưng khi con số lên đến vài chục ngàn người thì các vị dân cử đều đứng về phía dân, vì ghế mà họ có là do dân mà ra. Để vừa được lòng dân, vừa bảo vệ hiến pháp (quyền bày tỏ), họ bắt Trần Trường và đóng cửa cơ sở vì tội… sang băng lậu.

Việc Trần Trường hay HCL đã làm là lạm dụng quyền tự do bày tỏ để thách thức và khiêu khích những người tỵ nạn đang sống an bình và không muốn ai khơi dậy lại những vết thương đau do CSVN gây ra cho những người thân thương hay tài sản của họ. Có biết bao nhiêu người đã chết trong tù cải tạo, trên biển cả, bị đày đi vùng kinh tế mới (thực sự là bị tống ra ngoài lề xã hội), bị cướp của, bần cùng vô sản hoá trắng trợn qua các chiến dịch đổi tiền hay đánh tư sản mại bản… Người viết có những đứa học trò ngây thơ dễ thương (con của nghị sĩ VNCH và cũng là lãnh tụ Hoà Hảo Lê Tấn Bửu) bị chết mất xác trên biển không biết nơi nào, những đồng chí, chiến hữu, hay cha anh của những người bạn thân thương bị chết trong tù cải tạo.

Ở Mỹ, ai đó có thể tôn thờ Hitler, nhưng không thể vì vậy mà họ đem các biểu tượng Nazi đến các nơi của người Do Thái để thách thức, nếu họ muốn lạm dụng quyền bày tỏ để khiêu khích thì cộng đồng (Do Thái hay người Mỹ gốc Việt) cũng sẽ sử dụng quyền bày tỏ này để phản ứng lại, tự do-liberty luôn có các giới hạn của nó để xã hội được bảo vệ.

HCL nói rằng anh ta đến Little Saigon để hoà giải, để yêu thương, anh thật là khôi hài và kịch tính. Anh có biết là chuyện hoà giải chỉ có thể xảy ra, như ở Nam Phi chẳng hạn, khi đó là sự thực tâm nhận lỗi và được thể hiện một cách cụ thể bằng luật pháp, định chế và các chính sách của chính quyền. Hoà giải không thể bắt đầu từ nạn nhân xin kẻ tạo nghiệp, hay anh công dân bên thắng cuộc HCL mặc áo của sức mạnh bạo lực đi nói lời đầu môi chót lưỡi.

Cho đến nay, chưa bao giờ, người viết xin nhắc lại là CHƯA BAO GIỜ CSVN có chủ trương hoà giải, họ chỉ chủ trương đại đoàn kết hay hoà hợp, tức là muốn nạn nhân của họ phải thần phục họ, phải “bó thân về với triều đình”, phải chấp nhận là thần dân của họ, chung vào rọ của họ, nằm dưới sự lãnh đạo của họ. Họ vẫn nghênh ngang kênh kiệu, cà cuốn cho đến khi sụp đổ dù thế giới đã đổi thay. Họ không bao giờ có được một chính sách bảo hiểm (insurance policy) khi giao thiệp với Mỹ, nếu họ còn đối xử với người Mỹ gốc Việt thiếu sự tôn trọng và sự ngang hàng. Con đường từ Hà Nội đến Washington DC không thể đi tắt (shortcut) loại ra cộng đồng người Mỹ gốc Việt mà không có rủi ro.

Nhưng muốn đi ngang qua cộng đồng người Mỹ gốc Việt thì trước tiên họ phải đi ngang qua người dân trong nước mà lâu nay họ chỉ coi là công cụ, là đồ vật để thao túng và lừa bịp, vì nguời dân là thân nhân, là đồng bào, là dân tộc của người Mỹ gốc Việt. Cho nên, chuyện hoà giải chỉ có thể xảy ra khi chính CSVN biết sai, biết định chế hoá bằng luật pháp cùng các chính sách việc hoà giải, và biết khiêm cung đối thoại ngang hàng với người dân trong nước. Điều này khó xảy ra vì trong hiện tại họ còn chưa hoà giải được với người chết (Nghĩa Trang Biên Hoà) thì làm gì có chuyện hoà giải với người sống ở VN!

Người CS và thần dân của họ chỉ muốn lợi dụng nước Mỹ tự do, chỉ muốn đi trên con đường một chiều để thủ lợi chính trị, không có tư tưởng công lý (a sense of fairness) trong các mối tương quan. Facebooker Huỳnh Ngọc Chênh trong nước đã chỉ ra điều này khi viết rằng:

Tui có ý kiến, nếu bạn Hùng trách móc gì với chuyện vừa xảy ra ở Bolsa thì Hùng nên về chợ Bến Thành Sài Gòn, mặc áo dài vàng ba sọc đỏ, tiếp xúc với mọi người làm chuyện hòa giải để đối chứng.

Chắc chắn, Hùng không bị quần chúng tự phát nào hành hung mà bị chính an ninh giả danh côn đồ đánh cho bể đầu, toe máu và ngay sau đó cảnh sát sẽ ào đến đánh bồi thêm vài đạp rồi khiêng vứt lên xe đưa về đồn.

Mấy ngày sau, nếu may mắn không tự tử trong đồn, Hùng có thể được ra tòa công khai (nhưng không có người dự) với bất cứ tội danh nào công an muốn: hoặc gây rối trật tự, hoặc chống lại người thi hành công vụ, hoặc lợi dụng quyền tự do dân chủ, hoặc tuyên truyền chống chế độ, và nặng nhất là âm mưu lật đổ chính quyền.

Bạn Hùng áo dài của tui không tin thì cứ về thử nhé.” (http://bit.ly/2gbX7fB)

Có ai đó nói rằng những cư dân ở Little Saigon hay ở các nơi khác chống sự xâm lấn của CS vào cộng đồng tỵ nạn là những kẻ chống cộng cực đoan, họ sống trong quá khứ và chết trong quá khứ. Những người này vì thực tế làm ăn hay ca hát ở VN nên đã từ bỏ các giá trị mà họ có được ở Mỹ khi vào VN, hầu làm vừa lòng chính quyền CS. Đáng ra họ nên ngậm miệng ăn tiền và không ai trách họ cả vì ai cũng cần kiếm sống để sinh tồn. Nhưng khi họ theo tiêu chuẩn đôi (double standard) thì họ lại lên tiếng phản bội lại cái căn cước tỵ nạn của họ, phản bội lại cái nguyên nhân ban đầu tại sao họ bỏ VN đến Mỹ, họ lớn tiếng phê bình những người cùng cảnh ngộ với họ là sống trong quá khứ, trong khi lại quỵ luỵ CSVN và không dám có một lời phê bình về sự tàn độc bất nhân của CS. Thay vì làm thinh thì tiếng nói của họ đã làm cho họ lùn hơn những người trong nước như Việt Khang.

Không có chế độ độc tài nào tồn tại mãi mãi, luật của tạo hoá không cho phép CSVN trường trị muôn đời. Tuy hiện nay CSVN đã tiêu diệt hết các đối lập chính trị, nhưng nó cũng không ngăn được sự sụp đổ của chế độ. Rõ ràng là trong Hội Nghị Trung Ương 4 Khoá 12 ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã khẩn trương báo động về hiện tượng tự diễn biến, tự chuyển hoá, tức sự ngã lăn ra chết của Đảng CSVN vì nội bệnh.

Nguồn: Blog BaSàm
_____

Từ FB Huỳnh Ngọc Chênh

21-11-2016

Bạn tui, Hùng cửu long mặc áo dài cờ đỏ sao vàng, qua tận vùng Bolsa Little Sài Gòn để làm nhiệm vụ hòa giải hòa hợp, nhưng bị quần chúng tự phát (đúng nghĩa) tại đây phản đối và toan hành hung, may nhờ có pú lít đến giải cứu kịp thời đưa lên xe, chở về khách sạn.

Qua clip của chính Hùng quay thấy police Mỹ rất nghiêm túc, hỏi Hùng có bị gì không? Hùng trả lời có bị đánh, police hỏi Hùng có muốn kiện ai không để họ giúp đỡ, nhưng Hùng từ chối vì sợ và vì không có bằng chứng rõ ràng.

Tui có ý kiến, nếu bạn Hùng trách móc gì với chuyện vừa xảy ra ở Bolsa thì Hùng nên về chợ Bến Thành Sài Gòn, mặc áo dài vàng ba sọc đỏ, tiếp xúc với mọi người làm chuyện hòa giải để đối chứng.

Chắc chắn, Hùng không bị quần chúng tự phát nào hành hung mà bị chính an ninh giả danh côn đồ đánh cho bể đầu, toe máu và ngay sau đó cảnh sát sẽ ào đến đánh bồi thêm vài đạp rồi khiêng vứt lên xe đưa về đồn.

Mấy ngày sau, nếu may mắn không tự tử trong đồn, Hùng có thể được ra tòa công khai (nhưng không có người dự) với bất cứ tội danh nào công an muốn: hoặc gây rối trật tự, hoặc chống lại người thi hành công vụ, hoặc lợi dụng quyền tự do dân chủ, hoặc tuyên truyền chống chế độ, và nặng nhất là âm mưu lật đổ chính quyền.

Bạn Hùng áo dài của tui không tin thì cứ về thử nhé.
_______________________
Nguồn: Blog BaSàm

21 November 2016

Lệ Đá Xanh, thơ


Chiến tranh mậu dịch ?

Nguyễn Xuân Nghĩa

Sau khi cử tri Hoa Kỳ bỏ phiếu cho ông Donald Trump làm Tổng thống thứ 45, các thị trường tài chính trên thế giới bắt đầu nghiền ngẫm kết quả bất ngờ. Họ suy đoán tương lai nền kinh tế số một thế giới, có tổng sản lượng gần bằng một phần tư của toàn cầu, với nhiều lo ngại về tình trạng chiến tranh mậu dịch giữa các nước.

Đề cao nhu cầu bảo hộ mậu dịch

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, sau nửa ngày hốt hoảng bán tháo khi thấy tỷ phú Donald Trump bất ngờ đắc cử Tổng thống Mỹ, các thị trường tài chính thế giới đã hoàn hồn và vọt lên giá. Giới nghiên cứu kinh tế quốc tế bèn duyệt lại dự báo và đa số suy đoán là chính sách kinh tế của vị Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy tăng trưởng, nâng lãi suất và đẩy lui nguy cơ giảm phát nhưng cũng gây nguy cơ chiến tranh mậu dịch giữa các nước. Nguyên Lam xin đề nghị là ông phân tích cho những dự đoán này.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nói về dự đoán của thị trường là phản ứng tâm lý của cả triệu tác nhân kinh tế ở mọi nơi, tôi xin được nêu ý kiến như sau : từ gần 90 năm qua, các thị trường tài chính đều theo dõi diễn tiến bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ và có thể thấy chỉ dấu tiên báo qua việc tăng giá hay sụt giá trong ba tháng trước bầu cử. Người ta nghiệm thấy là cổ phiếu thường lên giá khi ứng cử viên của đảng cầm quyền thắng cử và ngược lại, sụt giá khi ứng cử viên của đảng đối lập đắc cử. Qua 23 cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ từ năm 1928 cho tới nay, có hai chục lần mà thị trường đoán đúng. Năm nay, thị trường chứng khoán Mỹ sụt giá trong suốt ba tháng trước ngày bầu cử nên giới quan sát đã có thể đoán là ứng cử viên của đảng Cộng Hòa hy vọng đắc cử sau tám năm cầm quyền của một Tổng thống thuộc đảng Dân Chủ.

Tuy nhiên, dù thị trường dự đoán như vậy đa số vẫn hoài nghi vì cá tánh của ứng cử viên Cộng Hòa là tỷ phú Donald Trump và vì không khí tranh cử lạ kỳ trước ưu thế của ứng cử viên đảng Dân Chủ là bà cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Cuối cùng thì ông Trump lại thắng cử, ngược với dự đoán của các trung tâm nghiên cứu chính trị hay các cuộc thăm dò ý kiến cử tri. Kết luận đầu tiên ở đây có lẽ là thị trường tiếp nhận và tiêu hóa nhiều thông tin chính xác hơn chính trường. Riêng tôi thì không quên được các biến động thị trường từ năm 2008 và chú ý đến những thay đổi lớn lao của trật tự cũ, từ lục địa Âu-Á tới Bắc Mỹ, nên cho là sẽ có những chuyển động lớn mà việc ông Trump đắc cử chỉ là một trong nhiều triệu chứng.

Nguyên Lam : Nếu cho rằng giới kinh tế có thể thẩm định chính xác hơn thì ông nghĩ sao về dự báo của nhiều kinh tế gia liên quan đến chính sách kinh tế của vị Tổng thống tân cử ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi lại xin nói ngược ! Khi tranh cử tổng thống, mọi ứng cử viên đều muốn thuyết phục cử tri để đắc cử nên đề nghị các chương trình hành động có vẻ hấp dẫn nhất, vào lúc đó. Nhưng sau khi đắc cử thì vị Tổng thống của đệ nhất siêu cường mới khám phá ra vài sự thật. Thứ nhất, lãnh đạo một chế độ dân chủ không có toàn quyền như lãnh tụ một xứ độc tài, và trong số này, Tổng thống Hoa Kỳ là người có quyền lực hạn chế nhất so với lãnh đạo của các nước dân chủ vì phải dung hòa quan điểm với Quốc hội và các cơ chế độc lập như Tối cao Pháp viện hay Ngân hàng Trung ương, chưa nói tới biến cố bất ngờ hay phản ứng của các quốc gia khác. Đấy là một nghịch lý ít ai chú ý. Vì vậy, và đây là yếu tố quan trọng thứ hai, ít khi chương trình hành động của ứng cử viên tổng thống được thực hiện trong thực tế vì ảnh hưởng của các thế lực kia. Bây giờ ta mới nói đến chính sách kinh tế của ông Donald Trump.

Nguyên Lam : Về chính sách kinh tế hay chương trình hành động của ông Trump khi tranh cử thì người ta nói đến đề nghị tăng chi ngân sách và giảm thuế để kích thích sản xuất và giải tỏa kiểm soát để thúc đẩy đầu tư. Nhưng mọi người đều chú ý tới chủ trương bảo hộ mậu dịch và tới việc ông Trump hăm dọa nâng hàng rào quan thuế đánh trên hàng nhập nội nên mới e sợ những trận chiến mậu dịch sẽ bùng nổ sau này. Ông nghĩ sao về dự đoán bi quan ấy ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi thiển nghĩ là mọi yếu tố kinh tế hay chính trị đều đan kết với nhau cho nên khi dự đoán ngoại giao chính trị thì ta không quên thực tế kinh tế. Sau vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 và nạn Tổng suy trầm 2008-2009, kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi và hầu như quốc gia nào cũng tìm cách gia tăng xuất khẩu và tiết giảm nhập khẩu để thoát vòng trì trệ. Trong khi ấy, các biện pháp ngân sách như tăng chi đều đi hết sự vận hành mà không kích thích nổi sản xuất mà còn gây ra bội chi và nhu cầu đi vay. Thế rồi, vì hoàn cảnh khó khăn chung, ai ai cũng tìm cách tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn nên tài hóa càng ít lưu thông, sinh hoạt kinh tế vẫn đình đọng, thất nghiệp tăng trong thực tế.

Kết quả sau cùng là định chế duy nhất còn có khả năng can thiệp và kích thích sản xuất là các ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất và bơm tiền vào thị trường. Nhưng vì không kết quả các nước đều cắt lãi suất tới sàn, là gần số không, thậm chí Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Âu Châu và nhiều quốc gia khác còn dìm lãi suất dưới số không, tức là áp dụng lãi suất âm. Điều ấy có nghĩa là gì ? Là làm đồng bạc của mình sụt giá nhờ vậy mà hàng hóa của mình trở thành rẻ hơn, dễ xuất khẩu hơn, và làm cho nhập khẩu đắt hơn. Tức là biện pháp tiền tệ lại có hậu quả ngoại hối là phá giá đồng bạc, để tìm ưu thế mậu dịch là tăng xuất và giảm nhập. Nói cho phũ phàng mà dễ hiểu thì các nước đều lặng lẽ tiến vào trận chiến mậu dịch mà không tuyên chiến. Chính là vì vậy mà cả hai ứng cử viên tranh cử tại Hoa Kỳ đều bày tỏ sự hoài nghi về chế độ tự do mậu dịch và đề cao nhu cầu bảo hộ mậu dịch.

Bảo vệ quyền lợi an ninh và kinh tế của Hoa Kỳ

19 November 2016

Nếu còn sống chị ở đâu?, Truyện ngắn cuối tuần


Thái Bá Tân

"Tôi là Nguyễn Văn Biên, lái xe, thuộc công ty X. Bộ Lâm nghiệp. Cách đây hai mươi ba năm, vào một đêm trời mưa to cuối tháng chín năm 1967, trên đường từ Châu Yên tới Sơn La, có một cô gái vẫy tay xin đi nhờ xe. Lúc ấy trời đã khuya, rừng núi vắng vẻ. Cô gái trạc hai mươi tuổi, đầu đội nón, tay xách chiếc túi nhỏ, quần áo ướt sũng, nói đi nhỡ đường gặp mưa bị cảm. Tôi cho cô lên xe. Trên xe chỉ có mình tôi. Đi được một quãng, tôi dừng xe định giở trò cưỡng đoạt cô gái. Cô cương quyết chống đỡ. Tôi dọa nếu không chịu, sẽ đuổi xuống. Cô gái khóc, van xin đừng làm thế vì cô đang ốm, có thể chết. Thấy tôi vẫn một mực không thay đổi ý kiến, cô vùng ra được và nhảy xuống đường. Tôi ngồi trên xe, đoán cô không dám ở lại một mình vì chỗ có người gần nhất cách đấy cũng hơn hai mươi kilômét. Nhưng cô gái vẫn ôm mặt khóc dưới trời mưa tầm tã, người run lên vì lạnh... Cuối cùng tôi cho xe chạy tiếp. Đêm ấy tới trạm, bình tĩnh trở lại, tôi rất ân hận việc làm của mình, nhất là việc vì tôi cô có thể chết. Vì vậy tôi quay xe lại tìm nhưng không thấy cô đâu. Sau này nhiều lần tôi đến các nông trường và bản lân cận tìm cô, tuy nhiên, mọi cố gắng của tôi đều vô ích.

Nay cô ở đâu, nếu còn sống, xin báo cho tôi ở số nhà... phố Long Châu, Hà Nội, để tôi tìm đến cô xin tha thứ cho việc làm tội lỗi kia của tôi.
Nguyễn Văn Biên".

Bà Bảo Châu đặt tờ giấy xuống bàn, ngả lưng vào chiếc ghế da rồi không hiểu sao ngồi thờ thẫn hồi lâu. Đang giờ nghỉ trưa, mỗi người một nơi. Trong phòng chỉ còn lại Bích Phương, cô thư ký xinh đẹp vừa ăn xong đang ngồi soi gương sau chiếc máy chữ.

Bà liếc qua những tờ tiếp của tập giấy được xếp ngay ngắn trước mặt, rồi hỏi:

- Ý kiến mọi người thế nào về tin của ông lái xe này?

Bích Phương còn bậm môi, dướn mắt thêm lần nữa trước gương rồi mới ngẩng đầu đáp:

- Dạ thưa cô, anh em nói đây là trường hợp khác thường nên chờ ý kiến cô xem có nên phát không, sau mới trình lên Ban duyệt. Các tin khác không có gì đặc biệt, chú Đại đã ký thay cô.

Mấy ngày vừa rồi bà Bảo Châu đi công tác xa nên đương nhiên ông Đại phó phòng thay bà quản lý phòng này, phòng Thông tin kinh tế xã hội của Đài phát thanh. Im lặng một chốc, bỗng Bích Phương quay sang bà, nói:

- Cái ông lái xe Biên này kể cũng lạ, cô nhỉ? Giận mà cũng thương ông ta...

- Bề ngoài trông ông ta thế nào? - Bà Bảo Châu hỏi. - Khi đến đưa tin, cô có gặp ông ta không?

- Dạ không, tin này được đăng ký từ sáng hôm kia, lúc ấy cháu có việc đi vắng... Thế cô đồng ý cho phát chứ ạ?

- Để cô xem đã. - bà Bảo Châu lơ đễnh đáp.

Rồi bà đứng dậy, thong thả đi xuống căng-tin ăn trưa.

Bà Bảo Châu năm nay đã ngoài năm mươi, không thể gọi là xinh nhưng có vẻ ngoài đẫy đà, phúc hậu. Tóc bà còn đen và rất dài, những hôm nóng nực, bà buộc thành một túm to sau gáy. Bà về làm việc ở Đài ngay sau khi tốt nghiệp khoa văn trường Tổng hợp. Suốt nhiều năm bà làm phóng viên, đi đây đi đó rất xông xáo. Gần đây phần vì có tuổi, phần vì không còn ai thích hợp hơn, bà được điều sang phụ trách phòng này. Tuy mới thành lập nhưng công việc ở đây khá bận rộn. Ngày nào đến cơ quan, bà cũng thấy có nhiều người đến xin đăng ký quảng cáo hàng hóa cho xí nghiệp mình, hoặc quảng cáo các lớp ngoại ngữ, khiêu vũ, âm nhạc... Một phần không nhỏ trong số họ đến nhờ bà giúp tìm trẻ lạc, tìm người tâm thần bỏ nhà lang thang, đặc biệt là tìm lại những người thân bị lưu lạc nhiều năm về trước. Chính những người này làm bà yêu thích công việc.

Hàng ngày đọc các tờ đăng ký, bà cảm thấy như được đưa trở lại quá khứ đau buồn, nhiều khi đến mức không thể tin nổi. Trước mắt bà hiện lên những đoàn người rách rưới, gầy còm, dắt díu nhau đi xin ăn rồi ngã gục chết bên vệ đường, những cảnh cho con, vứt con, những cảnh ra đi vì uất hận, vì miếng ăn và vì nhiều lý do khác. Tai họa như cơn bão khủng khiếp ập xuống đầu những số phận đáng thương, dập vùi họ, đưa họ đi xa mỗi người một nơi. Rồi hàng chục năm sau đó họ sống trong lo lắng, dằn vặt và thương nhớ... Họ vất vả tìm đến nhau, muốn biết ai còn, ai mất, muốn được bộc lộ lòng mình... nhưng không biết phải làm gì, nhờ ai. Nay bỗng xuất hiện cái phòng của bà, thế là người ta bám lấy bà như người chết đuối bám cọng rơm nhỏ, dù chẳng mấy hy vọng nhưng còn hơn không có gì để bám. Còn bà, không hiểu sao bà thấy như mình cũng phần nào có lỗi trong những bi kịch ấy của quá khứ. Bà tự cho mình có trách niệm phải giúp họ, phải góp phần hàn gắn những mảnh vỡ cuộc đời họ. Một bé gái mười tuổi cầm đồng bạc duy nhất đi chợ đong gạo cho mười miệng ăn trong gia đình, không may để mất tiền, sợ về nhà mẹ mắng, bố đánh, nên em đã bỏ đi biệt tăm. Nếu còn sống, nay em đã gần sáu mươi. Em ở đâu? Các anh chị và bà mẹ của em đang nhờ bà Bảo Châu tìm hộ.

Có hai ông già từ tỉnh xa đến gặp bà, kể rằng vào năm 1945 không nỡ nhìn con chết đói, họ phải đem cho đứa bé kháu nhất trong số bốn người con của mình. Nó là một cậu bé bốn tuổi, khôi ngô (vì khôi ngô mới đem cho, xấu sẽ chẳng ai nhận). Hôm ấy nó được tắm rửa sạch sẽ, được cả nhà nhường cho ăn một bữa thật no. Rồi ông bà đem ra chợ huyện, đặt nó ngồi ngay trước cổng chợ, bên cạnh cắm tấm biển với dòng chữ "xin các ông, các bà làm phúc nuôi hộ". Còn họ thì nấp trong bụi cây cách đó không xa, kiên nhẫn chờ cho đến lúc có người mang nó đi mới ra về. Hai ông bà đứng nhìn theo, nước mắt giàn giụa... Bây giờ họ đến Đài tìm bà Bảo Châu kể lại những điều trên và nhờ bà tìm hộ. Bà đã làm tất cả những gì có thể làm. Bà cho phát qua Đài bảy lần, mỗi lần cách nhau ba ngày. Thật không ngờ, chưa đầy một tháng sau có một trung tá không quân đến gặp bà, nói rằng ông chính là đứa bé nọ. Thay mặt bố mẹ đẻ và bố mẹ nuôi, ông trịnh trọng tặng bà một bó hoa thật to và hai gói kẹo, hai bao thuốc lá, một lạng chè tặng anh em trong phòng. Hôm ấy là một ngày đáng ghi nhớ. Nhìn người sĩ quan cao to, đẹp đẽ và tràn đầy hạnh phúc, có lẽ trong nhiều năm, đây là lần đầu bà cảm thấy mình làm được điều gì đấy đích thực tốt đẹp và có ích cho đời.

Thỉnh thoảng bà cũng nhận được thư từ các tỉnh xa, báo tin rằng nhờ Đài, họ đã tìm lại được người thân của mình. Tuy nhiên, những trường hợp may mắn như thế không nhiều, nhưng đây là công việc đáng làm và bà làm một cách say sưa...

Còn câu chuyện ông lái xe Nguyễn Văn Biên này là thế nào?

Suốt buổi chiều hôm ấy và cả ngày hôm sau, bà Bảo Châu luôn bị ông ta ám ảnh. Đây là trường hợp đặc biệt từ trước tới nay chưa hề gặp, vì vậy bà muốn để lại suy nghĩ thêm trước khi cho phát. Trước mắt bà lúc nào cũng hiện lên hình ảnh một cô gái mảnh mai, người sốt hầm hập, đứng một mình dưới trời mưa tầm tã trong rừng giữa đêm khuya. Cô sắp ngất, cô sợ chết, sợ ma, nhưng có một điều cô sợ hơn tất cả những điều ấy, là sự nhục nhã. Cô không thể chấp nhận điều kiện của tên lái xe vô lại, nhưng chiếc ca-bin khô ráo, ấm áp kia lại thuộc về hắn. Hắn là người duy nhất có thể cứu cô nhưng hắn đòi trả công... Không! Cô thà chết không chịu làm theo lời hắn. Và cô gái tiếp tục đứng dưới trời mưa, hai tay ôm mặt khóc. Sau đó... Sau đó cô đi bộ một mình hàng chục cây số? Cô được chiếc xe khác mà người lái xe chưa mất hết tính người cho đi nhờ đến thị xã? Hay sau đó do dầm mưa, cơn sốt nặng thêm và cô chết, xác nằm còng queo bên đường?

Còn lái xe, cái gã Nguyễn Văn Biên khốn nạn ấy thì sao? Ừ, mà anh ta là người thế nào nhỉ? Một người đang tâm gây nên tội lỗi ghê gớm như thế lại biết hối hận ư? Đến mức suốt nhiều năm sau đã bỏ công tìm kiếm cô gái kia như anh ta nói? Hay anh ta phịa để tự bào chữa cho mình? Mà rồi nếu quả bị lương tâm cắn rứt, không lẽ sau ba mươi năm anh ta không nguôi ngoai chút nào, để bỗng dưng bây giờ không ai bắt, tự mình phơi bày sự đểu cáng của mình? Không phải với một, hai người mà với tất cả! Qua Đài! Một việc làm nên gọi dũng cảm hay điên rồ?...

Bỗng nhiên bà Bảo Châu rất muốn được gặp con người này. Để làm gì thì chính bà cũng không rõ.

Theo địa chỉ, bà tìm đến một ngôi nhà xinh xắn có hàng rào gạch bao quanh. Ra mở cửa là một người đàn bà gầy quắt có đôi mắt buồn và mái tóc điểm bạc.

- Thưa chị, đây có phải là nhà anh Biên, anh Nguyễn Văn Biên lái xe không ạ?

- Vâng, - người đàn bà kia đáp, ngạc nhiên nhìn khách.

Thấy thế, bà Bảo Châu vội nói luôn:

- Tôi có chút việc muốn nói chuyện với anh ấy...

Bà kia càng ngạc nhiên hơn, nhưng do dự một chốc rồi đáp:

- Mời chị vào.

Căn phòng rộng và trống trải, chắc chỉ dùng để tiếp khách vì không thấy có giường. Sát tường là chiếc bàn trà thấp và bốn ghế xa-lông gỗ dán cáu bẩn. Bà Bảo Châu ngồi xuống một trong những chiếc ghế ấy, yên lặng chờ chủ nhà sang phòng bên chuẩn bị nước mời khách. Không hiểu sao bà cứ hình dung lái xe Biên bà sắp gặp là người to béo, có ria mép, da ngăm đen và nhất thiết phải mặc áo phông sọc to. Bà định sẽ vào đề luôn, rằng bà từ Đài đến, muốn hỏi thêm đôi điều trước khi cho phát cái tin ông ta yêu cầu...

Bà chủ nhà quay ra, đặt khay nước lên bàn rồi ngồi xuống chiếc ghế đối diện, nhìn khách chờ đợi.

- Dạ, anh Biên đâu ạ? - bà Bảo Châu ngạc nhiên hỏi vì mãi không thấy chủ nhà xuất hiện. - Tôi đến đây nhân cái tin anh ấy xin phát qua đài...

Bà kia khẽ thốt lên:

- Thế ra cô là "cô ấy"? - Bà mở to mắt chăm chăm nhìn bà Bảo Châu, nét mặt gần như hốt hoảng.

Bà Bảo Châu cũng lặng lẽ nhìn bà hồi lâu.

- Không, tôi là người làm ở Đài phát thanh. Tôi đến đây muốn biết thêm đôi điều trước khi cho phát tin ấy. Hôm nay anh ấy không có nhà ạ?

Bà kia cúi đầu không nói gì, lúc sau mới thở dài đáp:

- Nhà tôi không còn nữa. Anh ấy chết đã được năm năm...

Giờ đến lượt bà Bảo Châu ngạc nhiên:

- Còn cái tin kia? Hóa ra không phải anh ấy đem nó đến Đài?

- Vâng. - Bà chủ nhà nói. - Tôi đã đến chỗ chị... Số là trước khi chết, anh ấy nhờ tôi sau này, nếu có thể, tìm gặp cô gái kia để thay mặt anh ấy xin lỗi hộ. Tôi đã hứa với anh ấy trong giờ hấp hối, tuy không biết sẽ làm điều đó bằng cách nào. Gần đây có mục nhắn tin qua đài, tôi mới nhờ chị. Nội dung cái tin ấy do tôi viết nhưng đúng sự thật và như chồng tôi mong muốn... Không sao chứ ạ? – Chủ nhà nhìn khách lo lắng hỏi thêm: - Không lẽ vì thế mà các chị không cho phát?

- Không, không vấn đề không phải chỗ ấy, - bà Bảo Châu đáp. - Có điều từ trước tới nay quả chúng tôi chưa gặp trường hợp nào như của anh chị.

- Tôi hiểu, chắc chị thấy khác thường nên muốn xem hư thực thế nào. Chị yên tâm. Những điều tôi viết trong tin đều đúng sự thật. Chồng tôi đã nhiều lần kể tôi nghe chuyện này ngay khi mới xảy ra...

Bà khẽ thở dài, ngồi im một chốc rồi nói tiếp:

- Nhà tôi là người thật lạ lùng. Anh ấy vốn ngang tàng, sống bừa bãi và nói thật với chị, chuyện rượu chè, trai gái có cả. Thế mà thật không ngờ, sau chuyện đó, anh ấy thành người khác hẳn. Đến tôi là vợ mà cũng không hiểu nổi, nhưng quả đúng thế. Anh ấy bị một cú sốc mạnh, trở nên ngơ ngác như người vừa ốm dậy. Anh ấy ít nói hẳn, chú ý nhiều hơn tới vợ con, đặc biệt không bao giờ uống rượu nữa. Tôi biết anh ấy đang đau khổ, hối hận và luôn nghĩ tới cô gái đáng thương nọ. Anh ấy sợ cô ta đã chết, chết vì anh ấy. Tôi tìm cách an ủi, thậm chí có lần còn theo lên các nông trường vùng Mộc Châu, Yên Châu tìm cô...

Bà chủ nhà đột ngột ngừng lời, đưa chén nước mời khách. Bà cũng cầm một chén, nhấp nháp từng ngụm nhỏ.

- Chị nghĩ phát qua Đài thế này, có hy vọng cô ấy sẽ lên tiếng không, tất nhiên nếu còn sống, - bà hỏi.

- Thỉnh thoảng chúng tôi có nhận được tin báo lại rằng nhờ Đài, họ đã tìm được người cần tìm. - Bà Bảo Châu đáp một cách chung chung.

- Tôi thì tôi không tin cô ấy sẽ lên tiếng và tự tìm đến, nhưng dù sao vẫn nhờ chị phát hộ cho. Chả là nhà tôi muốn thế, tôi đã hứa... Trước lúc chết, nhà tôi có để lại bức thư, dặn tôi nếu gặp thì đưa cho cô ấy.

Bà lại bỏ vào buồng trong, lấy ra một phong thư không dán.

- Nếu muốn, chị cứ đọc.

Rồi bà bước ra khỏi phòng để khách được tự nhiên. Bức thư không dài, được viết bằng nét chữ nắn nót kiểu học trò:

"Suốt nhiều năm nay tôi tìm chị khắp nơi nhưng không thấy. Tôi đang bệnh nặng và chắc chỉ ít ngày nữa sẽ chết. Trước khi chết tôi viết mấy dòng để nếu lúc nào đó, nhờ phép lạ, người thân của tôi gặp được, sẽ đưa cho chị. Tôi biết tôi không đáng được tha thứ, nhưng lúc này, đang hấp hối, tôi xin chị hãy tha thứ cho tôi. Nếu chị đã chết, xin linh hồn chị tha thứ cho tôi. Tôi đã chịu quá nhiều đau khổ, đã bị trừng phạt quá đủ cho hành động đểu cáng ấy của mình. Có lẽ trong đời ai cũng có những giây phút đen tối, những giây phút vô thức dẫn tới một việc làm tội lỗi để sau này phải luôn day dứt, ân hận vì nó.

Một lần nữa xin chị hãy tha thứ cho tôi!"

Ba ngày sau, bà Bảo Châu cho phát qua Đài tin lái xe Nguyễn Văn Biên, công ty X. cách đây 35 năm, vào một đêm trời mưa to...

Buổi tối, đến phần thông tin xã hội, bà lại gần chiếc đài, khoanh tay chăm chú ngồi nghe. Vô tình, bà với tay vặn to đài. Bà chợt nảy ý muốn lạ lùng là tất cả đàn ông trong nước, trên toàn thế giới, phải nghe tin này. Tất cả không trừ một ai, tất nhiên trong đó có chồng bà, một người vẻ ngoài lịch sự, nhân hậu nhưng thực chất là kẻ ích kỷ, thô lỗ mà bà phải chịu đựng bao năm nay.

Đang đọc báo ở chiếc ghế bên cạnh, ông chồng bà chỉ lặng lẽ đứng dậy vặn bé chiếc đài, nhìn bà với vẻ khó hiểu rồi lại ngồi xuống, chúi đầu vào tờ báo.

Thái Bá Tân
Hà Nội, 1989
(Nguồn: FB Thái Bá Tân)

17 November 2016

Dân chủ phong cách Kim Chi

Tiểu Khuê

Những ngày này ở Hàn Quốc người ta sẽ dễ dàng gặp những đám đông với đủ các thể loại biểu ngữ khẩu hiệu trên người trên tay. Đặc biệt là những ngày nghỉ, lượng người tập trung tại các khu vực công cộng, các quảng trường như Gwanghoamun hay quảng trường Bưu Điện Seoul là rất lớn. Cách thức có thể khác nhau nhưng tựu chung một mục đích đó là kêu gọi đương kim tổng thống Pak Geun Hye từ chức.

Biểu tình yêu cầu tổng thống Park từ chức
Ảnh internet
Với những cáo buộc liên quan tới các thư ký, cố vấn và bạn thân của tổng thống còn đang trong quá trình điều tra, nhưng dường như mọi tầng lớp công dân Hàn Quốc, nhất là giới trẻ, họ tỏ ra phẫn nộ và không chấp nhận bất cứ một lời giải thích nào từ phía tổng thống và chính phủ. Với họ chỉ cần đâu đó có bóng dáng của sự không minh bạch, rõ ràng trong chính phủ thì người đứng đầu luôn phải là người chịu trách nghiệm, và hơn hết họ nên từ chức để người khác có tài đức hơn thay thế. Xin nhắc bạn đọc rằng, biểu tình là một quyền hợp hiến ở Hàn Quốc, bất kỳ lúc nào ở bất kỳ đâu bạn đều có thể biểu tình để bày tỏ suy nghĩ và nguyện vọng cũng như chính kiến của mình, miễn là trước đó bạn đăng ký với chính quyền nơi sở tại, để họ không phải ngăn cản bạn như một số quốc gia khác vẫn thường làm mà là tổ chức lực lượng an ninh theo sát bảo vệ cho cuộc biểu tình, những người tham gia biểu tình được an toàn.

Để có được quyền lợi cũng như sự dân chủ cao độ như hiện nay đất nước và người dân Hàn Quốc đã trải qua không ít thăng trầm và trả giá bằng cả máu và sinh mệnh của họ. Điển hình cho phong trào dân chủ có tác động mang tính quyết định đến ý thức của toàn dân cũng như đến chính quyền Hàn Quốc phải kể đến hai cuộc đấu tranh: Phong trào dân chủ Gwangju (1980) và Cuộc nổi dậy Tháng 6 vì dân chủ (1987). Có thể nói, nếu như phong trào đầu tiên nổ ra năm 1980 với sự tham gia của hơn 100000 sinh viên trên khắp thành phố Gwangju đứng lên đòi quyền dân chủ từ chế độ hà khắc của tổng thống Chun Doo Hwan, là tiếng súng phát động và lời kêu gọi cho các tầng lớp người dân Hàn Quốc, thì phong trào Tháng 6 (1987) như một cú đấm quyết định giáng thẳng vào sự độc tài của chính phủ và mở ra chương mới hoàn toàn trong tiến trình dân chủ hóa, trao trả quyền lợi chính đáng về tay mỗi người dân ở Hàn Quốc. Thật vậy, mặc dù cuộc biểu tình Gwangju thất bại, và hàng trăm người đã ngã xuống, hơn thế nữa chính phủ độc tài Chun Doo Hwan không ngừng bôi nhọ cũng như bắt bớ người biểu tình, nhưng chính từ đây, những viên gạch độc lập dân chủ đầu tiên được đặt xuống một cách vững chắc. Để từ nền móng này, năm 1987, phong trào tháng 6 cũng với lực lượng nòng cốt là thanh niên tri thức, đã giành được những chiến thắng vang dội, điển hình là việc sửa đổi hiến pháp và luật bầu cử với quyền bầu cử từ gián tiếp qua các đại diện cử tri thành trực tiếp cho mỗi người dân.

Ảnh internet: Phong trào dân chủ Gwangju 1980


Hiện nay, với nền kinh tế đứng thứ 11 trên thế giới, cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân Hàn Quốc phải nói là ở mức cao so với đại đa số các nước khác. Tuy vậy, không khí chính trị ở đây chưa bao giờ là bình lặng như vẻ ngoài của một số nước có nền kinh tế nghèo ổn đỉnh khác. Trái lại, tư tưởng dân chủ, làm chủ luôn luôn được hiện hữu ở khắp mọi nơi và đặc biệt được thể hiện bởi các thành phần trí thức: giáo viên, học sinh, sinh viên.

Ảnh internet: Phong trào nữ sinh Ewha
yêu cầu hiệu trưởng từ chức vì
lạm quyền và đàn áp sinh viên
Trở lại với cuộc biểu tình yêu cầu tổng thống Park Geun Hye từ chức, mọi chuyện thực sự căng thẳng và gay cấn từ khi báo chí phanh phui ra việc Choi Soon Sil – người phụ nữ được cho là quyền lực nhất Hàn Quốc, đồng thời cũng là bạn thân của đương kim tổng thống, đã can thiệp vào những quyết định của bà Park và sử dụng mối quan hệ này để chuộc lợi cá nhân. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin không chính thống khác, khởi nguồn của những diễn biến này có liên quan ít nhiều tới một cuộc biểu tình khác từ một ngôi trường tên tuổi bậc nhất ở Hàn Quốc: đó là phong trào nữ sinh Ewha yêu cầu hiệu trưởng từ chức. Cuộc biểu tình diễn ra trong 83 ngày (từ 28/7-19/10/2016). Nguyên nhân là vì hiệu trưởng đã lạm quyền, không tổ chức trưng cầu ý kiến của sinh viên trước khi đưa ra những quyết định chưa có tiền lệ và làm ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của ngôi trường danh giá; hơn thế, sau đó nhằm mục đích che đậy và đẩy lùi sinh viên – những cô gái biểu tình trong ôn hòa và trật tự, hiệu trưởng đã sử dụng lực lượng là 1600 cảnh sát để trấn áp. Chính những điều này đã dấy lên trong sinh viên sự phẫn nộ, và giúp cho họ có được sự hậu thuẫn của các giáo sư, của người dân trong cả nước. Và trong quá trình thu thập cũng như tìm các tài liệu chống lại hiệu trưởng, họ đã tìm thấy sự mờ ám trong việc nhập học của ái nữ nhà họ Jung (là con gái của bà Choi Soon Sil). Kể từ đây, các manh mối ngoài việc chống lại hiệu trưởng Ewha, còn tập trung theo hướng điều tra tìm hiểu về các hoạt động của người phụ nữ quyền lực nhất Hàn Quốc-người mà từ trước đến nay gần như là bất khả xâm phạm. Và kết quả là những gì các bạn có thể thấy vào thời điểm hiện tại ở xã hội Hàn Quốc.

Những nhận định về mối liên hệ về phong trào nữ sinh trường Ewha và cuộc biểu tình đòi tổng thống Park từ chức có thể đúng có thể sai, tuy nhiên sẽ không ai có thể phủ nhận được vai trò của tầng lớp trí thức trong các phong trào dân chủ đó. Đây cũng là ý chính chủ đạo của tác giả bài viết này. Thật vậy, sau hơn 60 năm nước Hàn lập quốc, đất nước này đã trở thành con hổ châu Á, miền đất hứa với nhiều người. Nếu như chính sách thắt lưng buộc bụng là tiền đề cho sự phát triển kinh tế thì chính các phong trào dân chủ chứ không gì khác là nền móng cho sự khai dân trí và thăng hoa trong văn hóa; chính các phong trào dân chủ là động lực cho các cuộc đổi mới trong nhận thức và thổi một luồng gió mát cho kinh tế xã hội.

Nhìn người lại ngẫm đến ta, tính đến nay Việt Nam cũng đã trải qua hơn 40 năm kể từ ngày toàn vẹn lãnh thổ, hơn 30 năm trong công cuộc đổi mới, mặc dù cũng đã gặt hái được một số thành công trong sự phát triển kinh tế nhưng phải khách quan mà nói rằng những thành công đó là quá nhỏ bé so với tiềm lực của chúng ta. Chưa kể, cái giá chúng ta phải trả là khá đắt khi mà môi trường đã bị hủy hoại, tài nguyên đã gần cạn kiệt và con người thì suy thoái cả về đạo đức và lối sống. Việt Nam hiện tại vẫn đang gồng mình để hội nhập, nói là mở cửa và phát triển theo thị trường nhưng thực chất chỉ như một cái cổng khép hờ, chỉ chấp nhận và cho qua những cái mà tầng lớp thượng tầng cho phép, trong khi đó ở khắp các mặt khác trong xã hội, có sự giằng xé và mâu thuẫn đã lên đến cực điểm giữa các luồng tư tưởng, giữa các nền văn hóa: một bên là các tư tưởng Nho giáo, Phật giáo đơn thuần chất phác nhưng có vẻ đã cũ và bị lung lay vì không được bồi đắp thường xuyên đúng cách; một bên là những tư tưởng khoáng đạt xâm nhập từ tây phương thông qua sự giao lưu về kinh tế và mạng lưới truyền thông bùng nổ; và một bên nữa là một bộ phận không nhỏ những con người có thể nói là ba phải, họ bị mất phương hướng, có nhân cách không rõ ràng và chỉ sống vật vờ với thời cuộc. Kết quả là một sự giao thoa đầy hỗn tạp: Cái mới thì nông cạn sơ sài, còn cái cũ thì mông lung nham nhở. Đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận rằng: Văn hóa Khổng – Mạnh, về cơ bản là rất tốt với tư tưởng chủ đạo là trung quân ái quốc, nhân lễ nghĩa trí tín, cũng như tư tưởng Mac – Le về lý thuyết thì là lý tưởng, nhưng nếu nhìn sâu rộng hơn trong bối cảnh thời cuộc thì thấy sẽ có những điểm hạn chế. Đó không chỉ là sự trói buộc về tư tưởng cho những tầng lớp bình dân trong xã hội, mà còn là sự trói buộc cho sự phát triển của chính xã hội đó. Có lẽ, bản thân người viết không phải là người duy nhất, càng không phải là người đầu tiên nhận ra điều này. Tuy vậy, để tạo ra sự thay đổi trong tư tưởng này là việc cực kỳ khó và làm được việc đó không ai khác chính là thế hệ trẻ, tầng lớp trí thức đương thời của đất nước - Những con người mà vừa có thể tiếp nối truyền thống hào hùng của cha ông đi trước, vừa có thể tiếp thu tinh hoa của các nước trên thế giới. Chính họ mới là nhân tố quyết định, là động lực để Việt Nam có thể hội nhập sâu rộng và toàn diện; để có thể chuyển mình cho sự đổi mới thực sự.

Xin thông tin thêm với bạn đọc, sau 83 ngày biểu tình của sinh viên thì bà hiệu trưởng trường Ewha đã phải từ chức và đây không phải là vị hiệu trưởng nhiều quyền lực đầu tiên ở đất nước Kim Chi này phải rời nhiệm sở, đã có rất nhiều trường hợp tương tự trước đó. Còn trường hợp của bà Park Geun Hye, chúng ta hãy cùng chờ xem, liệu dân chủ của nước Hàn có chiến thắng được bà chủ của nhà Xanh hay không.!!!

Thay cho lời kết, tác giả bài viết xin được dùng hashtag của MC Phan Anh-một người trẻ với nhiều suy nghĩ và hành động rất có tâm, có tầm trong bối cảnh hiện nay:

“ĐỪNG IM LẶNG”

Hãy hành động vì tương lai của chính các bạn!

Tiểu Khuê

16 November 2016

Trưng Vương khung cửa mùa Thu

        Tell Laura I love her
        Trưng Vương khung cửa mùa Thu
                  Bài tình ca bất hủ cảm động nhất thế kỷ.

Nguyên Trần

Vào cuối thập niên 50, một bài tình ca nhẹ nhàng do hai nhạc sĩ Jeff Barry và Ben Raleigh dựa trên câu chuyện tình bi thương sầu thảm xuất hiện trên làng âm nhạc Mỹ và liền sau đó đã trở nên Top Ten ngay.  Có ba ca sĩ nổi tiếng thời bấy giờ  hát bản nhạc đau buồn nầy và album của họ thuộc loại best seller. Đó là Ricky Valance,  Ray Peterson và Skeeter Davis (nữ ca sĩ sau nầy nổi tiếng như cồn với bản nhạc The end of the world). Nhưng thực ra, tôi thích giọng ca Ricky Valance trong Tell Laura I love her hơn.

Và sau đó, Tell Laura I love her được nhạc sĩ Nam Lộc viết lời Việt với tựa đề là “Trưng Vương khung cửa mùa Thu”  nhưng  nộ̣i dung lãng mạn tình tứ   với sẵn giai điệu réo rắt dìu dặt cũng là top hit cho giới yêu nhạc Việt Nam nhất là thành phần sinh viên học sinh.
    
Đó là chuyện tình của Laura và Tommy, hai người trẻ tay trắng mộng đầy nhưng yêu nhau vô vàn.  Mặc dù xuất thân trong gia đình nghèo nàn, nhưng với tâm lòng yêu thương bao la, Tommy- ngoài trái tim nồng nhiệt chất ngất- ước muốn dâng hiến tất cả cho Laura như hoa tươi, quà tặng và trên hết là một chiếc nhẫn cưới nhưng buồn thay là chàng không có tiền.  Một hôm tình cờ đi trên góc đường, Tommy trông thấy bảng quảng cáo cuộc đua xe  hơi mà giải thưởng lên đển hàng ngàn mỹ kim. Tommy nghĩ rằng đây là cơ hội để chàng có tiền thực hiện ước mơ của mình nên bèn ghi danh ngay mặc dù chàng không có kinh nghiệm gì về đua xe. Sau đó,  chàng phone liền cho Laura nhưng không gặp nàng được, Tommy đành phải nhắn gởi mẹ nàng : “Bác ơi! Nhờ bác nhắn lời: nói Laura là con yêu nàng lắm, con cần nàng lắm, có thể con đã muộn lắm rồi nhưng con có vài việc phải làm nên không thể chờ đợi được”.

Sau lời tâm tình nhắn gởi, Tommy lái xe thẳng tới trường đua mà chàng là tay đua trẻ tuổi nhất.  Cả đám đông reo hò cổ vũ khi cuộc đua bắt đầu. Trên lộ trình, các tay đua nhấn ga với tốc độ chết người, để rồi sau hai vòng đua sinh tử thì trời ơi! Không ai nhìn thấy kịp những gì xảy ra mà chỉ nghe ..ầm …ầm…chiếc xe của Tommy bỗng đâm sầm vào vách ngăn lằn đua rồi... bốc cháy dữ dội, và ngọn lửa vô tình như muốn nuốt trửng chàng trai tội nghiệ̣p.  Khi toán cấp cứu nhanh chóng tới kéo Tommy ra khỏi thân xe chắy đen cong queo, người ta còn nghe lời thì thầm trối trăn đau thương của chàng trước khi trút hơi thở cuối cùng:

            Nói với Laura tôi yêu nàng
            Nói với Laura tôi cần nàng
            Nói với Laura đừng khóc
            Tình tôi yêu nàng sẽ không bao gjờ chết

Kể từ đó, Tommy mang hình ảnh và tình yêu Laura theo cùng chàng tới vùng miên viễn.
   
Và giờ đây trong nhà nguyện, Laura mắt long lanh dòng lệ nguyện cầu cho Tommy dấu yêu của nàng đã ngàn thu vĩnh biệt chỉ với tâm nguyện mua nhẫn cưới cho người yêu. Sao mà cay đắng não lòng đến vậy!!! Trời ơi! Cũng bởi tại nàng mà Tommy đã chết trong uất nghẹn cô đơn.  Hình như thoang thoảng trong nhà nguyện, Laura nghe chừng đâu đó tiếng sụt sùi của Tommy:
  Nói với Laura tôi yêu nàng 
  Nói với Laura tôi cần nàng
  Nói với Laura đừng khóc
  Tình tôi yêu nàng sẽ không bao giờ chết       
Laura  gục đầu nức nở “ Tommy ơi! Hãy chờ em”
       
Toronto Thu 2016
Nguyên Trần
______________________________

   
______________________________

Nhớ người  áo trắng Trưng Vương
(Viết tặng quý chị Nữ Sinh Trưng Vương khung cửa mùa Thu)

            Một ngày dịu nắng đẹp như thơ
            Tôi đến Tổng Nha (1) xin dạy giờ
            Thủ tục xong xuôi vừa đúng lúc
            Tan trường bên cạnh với trời mơ

            Áo trắng Trưng Vương trắng cả trường
            Lá me nhẹ gởi nét yêu thương
            Con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm dang rộng
            Để đón gót son điểm phố phường

            Đôi mắt em đốt cả núi đồi
            Tưởng chừng như hớp cả hồn tôi
            Người đâu mới gặp mà như đã
            Bài học tương tư vội dạy rồi

            Nón lá che nghiêng nắng trải dài
            Liếc nhìn cô Bắc Kỳ liêu trai
            Mà nghe xao xuyến vì yêu quá
            Nghĩ phận bọt bèo ôi! tiếc thay

            Dù chẳng một lần quen biết nhau
            Mộng vàng muốn chấp cánh bay cao
            Để ôm lấy cả vầng mây trắng
            Mà tưởng ôm em một thuở nào

            Bình thủy tương phùng như gió khơi
            Tôi thân phiêu bạt bốn phương trời
            Cầm bằng như nước đôi dòng lạ
            Thoáng gặp rồi xa cách trọn đời

             Toronto April 5,2009
                   Nguyên Trần

(1) Tổng Nha Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục  số 8 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận Nhứt, Đô Thành Sài Gòn.